Hiệu quả từ công tác tuyên truyền, giáo dục quốc phòng và an ninh

Thứ bảy - 02/01/2016 03:04 631 0
Năm 2015, công tác GDQP&AN được quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả. Hội đồng GDQP&AN các cấp đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền chỉ đạo tổ chức mở các lớp bồi dưỡng KTQP&AN cho các đối tượng theo quy định.
Tập huấn quân sự xã, phường, thị trấn năm 2015 (ảnh: Thế Thành)
Tập huấn quân sự xã, phường, thị trấn năm 2015 (ảnh: Thế Thành)
Là tỉnh vùng cao biên giới, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, những năm qua cùng với việc triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Lai Châu luôn quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quốc phòng - an ninh, xây dựng Lai Châu từng bước phát triển vững mạnh toàn diện, xứng đáng là “phên dậu” của Tổ quốc. Đặc biệt là công tác tuyên truyền, giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo có nhiều đổi mới, đạt được những kết quả quan trọng.


Bước vào năm 2015, tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XI của Đảng: “Tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng, an ninh, làm cho mọi người hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới”, cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác GDQP&AN. Hội đồng GDQP&AN các cấp được kiện toàn, hoạt động theo Quy chế, làm tốt công tác tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền các cấp trong triển khai tổ chức thực hiện công tác GDQP&AN tại địa phương.

Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh (KTQP&AN) toàn dân có sự phát triển cả bề rộng, chiều sâu, hướng mạnh về cơ sở và có nhiều đổi mới với các hình thức phong phú, nội dung được lựa chọn phù hợp với từng vùng, từng đối tượng. Ưu thế tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng được phát huy. Báo Lai Châu, Đài phát thanh - truyền hình (PT - TH) tỉnh duy trì thường xuyên chuyên trang, chuyên mục “Quốc phòng toàn dân”, “An ninh nhân dân”, “Vì chủ quyền biên giới” với hàng trăm tin, bài, phóng sự tuyên truyền. Đài PT - TH tỉnh biên dịch nội dung tuyên truyền sang 4 tiếng dân tộc (Thái, Mông, Dao, Hà Nhì), Báo Lai Châu phát hành 3 kỳ/tháng báo ảnh giành cho đồng bào vùng cao. Nội dung tập trung tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về công tác quân sự quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, các hoạt động của lực lượng vũ trang và truyền thống cách mạng của quê hương trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, trách nhiệm của mỗi công dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc... Cùng với đó, nội dung kiến thức QP&AN được tuyên truyền lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, lễ hội truyền thống, ngày hội đại đoàn kết các dân tộc, các đợt giao, nhận quân. Nhất là các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào “Xây dựng nông thôn mới”, phong trào phát triển văn hóa văn nghệ ở cơ sở, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được quan tâm triển khai thực hiện đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào nâng cao nhận thức của Nhân dân các dân tộc, xóa bỏ các phong tục tập quán, hủ tục lạc hậu, giữ vững và ổn định tình hình an ninh trật tự ở cơ sở.

Với điều kiện của tỉnh vùng cao biên giới, công tác tuyên truyền miệng được đặc biệt quan tâm. Hệ thống đội ngũ báo cáo viên từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được kiện toàn cả về số lượng và chất lượng, bên cạnh đó mỗi huyện, thành phố còn thành lập 01 đội tuyên truyền viên, công tác viên đặc biệt (từ 5 - 7 người), cùng với các tổ, đội công tác của các huyện, lực lượng vũ trang, thông tin lưu động, chiếu bóng vùng cao. Lực lượng này đã phát huy tốt vai trò tuyên truyền miệng, truyền tải trực tiếp các nội dung thông tin về tình hình thời sự, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm; tuyên truyền, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; đồng thời chủ động nắm bắt và tham mưu cấp ủy xử lý kịp thời những vấn đề mới nảy sinh ở cơ sở.

Để phục vụ có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến KTQP&AN, cùng với việc hàng tháng và đột xuất (khi có vấn đề mới phát sinh) định hướng công tác tuyên truyền, Ban tuyên giáo các cấp chủ động biên soạn và phát hành hàng vạn trang tài liệu như: Thông tin nội bộ, Thông tin phục vụ lãnh đạo, Thông tin chuyên đề, đề cương tuyên truyền, sách, tờ rơi, đĩa DVD..., đặc biệt năm 2015 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã biên soạn và phát hành 3.000 tờ gấp Hỏi - đáp phòng chống xuất - nhập cảnh trái phép qua biên giới, tuyên truyền “Nhà nước Mông”; phối hợp chỉ đạo Đài PT - TH tỉnh xây dựng 02 bộ đĩa DVD tuyên truyền bằng tiếng Mông “Cuộc sống của người Mông vùng cao” và “Nhà nước Mông không có thật” cung cấp cho các cơ quan tư tưởng - văn hóa trong tỉnh và các lực lượng tuyên truyền ở cơ sở... Qua đó giúp các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân nắm vững những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về công tác QP-AN; nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động đấu tranh với các thủ đoạn âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tăng cường tiềm lực, thế trận, nhất là “thế trận lòng dân” vững chắc trong khu vực phòng thủ tỉnh.

Công tác GDQP&AN được quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả. Hội đồng GDQP&AN các cấp đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền chỉ đạo tổ chức mở các lớp bồi dưỡng KTQP&AN cho các đối tượng theo quy định. Năm 2015 Hội đồng GDQP&AN tỉnh đã tham mưu cử 15 đồng chí thuộc đối tượng 2 tham gia bồi dưỡng KTQP&AN tại Quân khu, đạt 100%; mở 11 lớp bồi dưỡng cho 717 đồng chí thuộc đối tượng 3, đạt 170%; mở 72 lớp/5.780 đồng chí thuộc đối tượng 4, đạt 241%; mở 02 lớp/108 người là những cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, đạt 90%. Công an tỉnh mở 02 lớp bồi dưỡng KTQP&AN cho 160 đồng chí phục vụ có thời hạn trong lực lượng Công an nhân dân, mở 06 lớp cho 167 đồng chí là trưởng, phó công an cấp xã trên địa bàn toàn tỉnh, mở 06 lớp cho 405 đồng chí là Công an viên và bảo vệ dân phố, 01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và KTQP&AN cho 46 đồng chí là cán bộ ngoài ngành được tuyển chọn vào công tác trong lực lượng Công an Lai Châu. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh cử cán bộ thuộc đối tượng 2 tham gia bồi dưỡng tại Quân khu 18 đồng chí, đạt 100% chỉ tiêu.
Nhằm nâng cao nhận thức kiến thức QP&AN cho đội ngũ giáo viên và phát huy vai trò của đội ngũ này trong công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức QP&AN tới các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Hội đồng giáo dục QP&AN tỉnh đã tham mưu Tỉnh ủy chỉ đạo đưa nội dung bồi dưỡng kiến thức QP&AN vào chương trình bồi dưỡng chính trị hè cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên; hè năm 2015 toàn tỉnh mở 45 lớp bồi dưỡng cho 10.839 lượt người, với 3 nội dung: Chính trị, công tác dân vận của Đảng, kiến thức QP&AN. Cùng với công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tượng cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang trong tỉnh, công tác giáo dục quốc phòng an ninh cho học sinh, sinh viên được tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện. Hàng năm, tỉnh chỉ đạo Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh, Sở Giáo dục - Đào tạo phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch giáo dục quốc phòng an ninh cho học sinh. Năm học 2014 - 2015 toàn tỉnh có 24 trường với 7.818 học sinh, sinh viên thuộc đối tượng GDQP&AN đã được học tập đầy đủ các nội dung chương trình GDQP&AN đạt 100%. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Thông tư số 39/2014/TT-BQP ngày 03/6/2014 của Bộ Quốc phòng về GDQP&AN cho người học trong trường của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, năm 2015 Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố đã tổ chức lồng ghép được 117 lớp bồi dưỡng KTQP&AN cho 7.762 đồng chí học viên...
 
Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng tại Trường Quân sự tỉnh (ảnh: Thế Thành)
Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng tại Trường Quân sự tỉnh (ảnh: Thế Thành)

Kết quả công tác tuyên truyền, GDQP&AN đạt được trong năm qua là rất quan trọng, đã làm chuyển biến nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, kết quả đó đã góp phần thiết thực nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ QP-AN ở địa phương, tăng cường tiềm lực, thế trận, nhất là “thế trận lòng dân” vững chắc trong từng khu vực phòng thủ, giữ vững và ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

Để tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh về nhiệm vụ QP&AN năm 2016 và những năm tiếp theo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Bước vào năm 2016, công tác tuyên truyền, phổ biến, GDQP&AN cần tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, chính sách về quốc phòng và an ninh của Đảng và Nhà nước; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền địa phương. Phát huy tốt vai trò của Hội đồng GDQP&AN các cấp trong công tác tham mưu chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác GDQP&AN, nhất là trong công tác khảo sát nắm chắc số lượng và phân loại đối tượng tổ chức bồi dưỡng KTQP&AN sát, đúng đối tượng. Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên, học viên trong các trường học và Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố theo hướng dạy học tích cực; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; củng cố cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thao trường, bãi tập đáp ứng yêu cầu môn học. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên quốc phòng và an ninh trong các nhà trường.

Đẩy mạnh việc đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến KTQP&AN cho toàn dân bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, linh hoạt và phù hợp. Phát huy thế mạnh của hệ thống thông tin truyền thông; coi trọng hình thức tuyên truyền miệng; kết hợp, lồng ghép nội dung tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin lưu động, chiếu bóng vùng cao, thể dục, thể thao, lễ hội truyền thống, các đợt gọi công dân nhập ngũ, các ngày kỷ niệm truyền thống, thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng dân cư, hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở. Kết hợp giữa giáo dục thường xuyên với giáo dục tập trung, nhất là tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác GDQP&AN. Trọng tâm là: Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị về An ninh quốc gia; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP&AN trong tình hình mới. Tuyên truyền bảo vệ vững chắc đường biên, mốc giới; xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, cùng phát triển; giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống chống giặc ngoại xâm; giáo dục đường lối, quan điểm, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; chú trọng tuyên truyền, giáo dục Nhân dân các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Đồng thời, biểu dương kịp thời những cách làm hay, sáng tạo, gương người tốt, việc tốt trong hoạt động GDQP-AN, công tác quân sự, quốc phòng địa phương và phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc; đấu tranh phê phán những nhận thức, hành vi tiêu cực sai trái trong xã hội... góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về quốc phòng và an ninh; bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, giữ vững và ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, xây dựng Lai Châu phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, thành tỉnh trung bình trong khu vực miền núi phía Bắc vào năm 2020./.

Tác giả: Thanh Sơn - Ban Tuyên giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1601 | lượt tải:66

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 2350 | lượt tải:775

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 2398 | lượt tải:302

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2578 | lượt tải:347

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1845 | lượt tải:295
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập107
  • Hôm nay18,929
  • Tháng hiện tại85,190
  • Tháng trước867,510
  • Tổng lượt truy cập27,846,956
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down