Tỉnh ủy Lai Châu

http://laichau.dcs.vn


Huyện Tam Đường

Tam Đường nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp huyện Phong Thổ, phía Tây giáp huyện Sìn Hồ và thị xã Lai Châu, phía Đông giáp huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai), phía Nam giáp huyện Sìn Hồ và huyện Than Uyên.
Một góc thị trấn Tam Đường
Tam Đường nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp huyện Phong Thổ, phía Tây giáp huyện Sìn Hồ và thị xã Lai Châu, phía Đông giáp huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai), phía Nam giáp huyện Sìn Hồ và huyện Than Uyên.

Tháng 11/2004, thực hiện Nghị định số 176/CP-TTg của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Tam đường và thị xã Lai Châu. Sau khi chia tách, huyện Tam Đường có diện tích tự nhiên là 684,52 km2, gồm 14 xã, thị trấn, dân số 49,36 nghìn người, huyện có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Sùng Phài, Nùng Nàng, Bản Giang, Bản Hon, Thèn Xin, Tả Lèng, Hồ Thầu, Giang Ma, Bình Lư, Sơn Bình, Nà Tăm, Bản Bo, Khun Há và thị trấn Tam Đường.


Là huyện có địa hình phức tạp được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài hơn 80 km với đỉnh Phanxipăng cao 3.143 m, phía Đông là dãy Pu Sam Cáp kéo dài khoảng 60 km, xen kẽ những dãy núi cao là các thung lũng và sông suối...

Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Đảng bộ tỉnh, đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân các dân tộc trong huyện đã có nhiều chuyển biến rõ rệt: Thể hiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng hàng năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 đạt 19%; thu nhập bình quân đầu người đạt 14,5 triệu/người/năm; bình quân lương thực đầu người đạt 753kg; 9/14 xã đạt chuẩn phổ cập cho trẻ 5 tuổi; có thêm 12 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (năm 2012). Hình thành một số vùng sản xuất kinh doanh tập trung như: lúa ở Bình Lư, Bản Bo, Thèn Sin; chè ở Bản Giang, Bản Hon, Bản Bo, Thèn Sin, Tả Lèng; dong riềng ở Bình Lư; nuôi trồng thủy sản ở Thị trấn, Bình Lư, Bản Giang, Sơn Bình; chăn nuôi đại gia súc ở các xã vùng cao... Hạ tầng kinh tế - xã hội có bước phát triển khá đồng bộ, đến nay 14/14 xã có đường ô tô đến trung tâm; hạ tầng giao thông thủy lợi đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. 100% các xã ở trung tâm đã có trường học kiên cố, ở các điểm bản không còn phòng học tạm; tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới đạt 83,7%; tỷ lệ số hộ được cấp nước sinh hoạt đạt 95%... bộ mặt nông thôn từng bước được đổi thay và phát triển.

Văn hóa xã hội tiếp tục được phát triển, sự nghiệp giáo dục tăng cả về quy mô, số lượng và chất lượng; chất lượng dạy học được nâng lên, hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, duy trì kết quả phổ cập giáo dục - chống mù chữ, đẩy nhanh tiến độ phổ cập trung học cơ sở. Thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia, công tác văn hóa, thông tin, thể dục - thể thao từng bước phát triển, các chính sách xã hội được quan tâm chăm lo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, thế trận quốc phòng toàn dân được củng cố vững chắc, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được đẩy mạnh.

Hệ thống chính trị được củng cố, tăng cường; quan tâm làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công tác phát triển đảng viên và tổ chức đảng, xóa tổ chức cơ sở đảng yếu kém, nâng cao nhận thức chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong huyện, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện.

Tác giả: Lê Công

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down