Tỉnh ủy Lai Châu

http://laichau.dcs.vn


Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Phải xác định rõ đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; chủ động thực hiện tốt công tác phòng cháy; khi xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố, phải khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện để tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản; sớm khắc phục hậu quả, ổn định tình hình, định hướng dư luận.
Khi xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố phải khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện để tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ kịp thời
Trong những năm qua các cấp ủy đảng, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh. Các cấp, các ngành triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa cháy, nổ; hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy được tăng cường; ý thức tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy của Nhân dân được nâng lên.

Tuy nhiên, theo thống kê trên cả nước, tình hình cháy, nổ vẫn diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và thiệt hại. Năm 2018 xảy ra 4.182 vụ cháy, làm chết 90 người, bị thương 208 người, tiêu hủy về tài sản trị giá 2.014 tỷ đồng và 1.067 ha rừng; trong đó, trên 60% số vụ cháy xảy ra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu dân cư, hộ gia đình, gây thiệt hại về người, tài sản, ảnh hường đến an ninh, trật tự và đời sống Nhân dân.Trên địa bàn tỉnh, năm 2018 xảy ra 38 vụ cháy, thiệt hại về tài sản trên 2,7 tỷ đồng và hơn 40 ha rừng; trong đó, trên 60% số vụ cháy xảy ra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu dân cư. 

Nguyên nhân chủ yếu do chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy chưa được quan tâm đúng mức; việc trang bị, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống, phương tiện phòng cháy chữa cháy tại chỗ chưa tuân thủ đúng quy định; việc phát hiện và thông tin báo cháy chưa kịp thời; hiệu quả hoạt động của lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ còn hạn chế; ý thức chấp hành các nội quy, quy định về phòng cháy, chữa cháy của một bộ phận cán bộ và Nhân dân còn thấp.

Để chủ động làm tốt công tác phòng ngừa, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy, nổ và thiệt hại, tai nạn, sự cố do cháy, nổ gây ra, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. Ngày 22-4-2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 22-CT/TU yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoànthể tỉnh tập trung quán triệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, nhất là Chỉ thị số 47-CT/TW, ngày 25-6-2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy; Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2011 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013); Chương trình hành động của Chính phủ, Chương trình hành động của Tỉnh ủy về công tác phòng cháy, chữa cháy; Nghị định của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy. Tổ chức rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về phòng cháy và chữa cháy; chủ động kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở phải xác định rõ đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; chủ động thực hiện tốt công tác phòng cháy; khi xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố phải khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện để tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản; sớm khắc phục hậu quả, ổn định tình hình, định hướng dư luận. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm khi xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về người và tài sản trong phạm vi lãnh đạo, quản lý của mình.

Đồng thời yêu cầu các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân thấy rõ trách nhiệm, tự giác chấp hành pháp luật, tích cực tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Găn việc thực hiện các quy định phòng cháy, chữa cháy với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dimg đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Công khai các cơ sở cố tình vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phòng ngừa chung.

Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định cần chú trọng xây dựng, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ và lực lượng dân phòng; tăng cường tập huấn nghiệp vụ; đầu tư kinh phí trang bị phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; thực hiện tốt chế độ, chính sách cho người tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ theo phương châm “4 tại chỗ” (Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ). Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy 04/10” và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ hằng năm bảo đảm hiệu quả, thiết thực. Kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh: Xây dựng, sửa chữa trụ sở làm việc của Đội chữa cháy khu vực tại các huyện; trang bị phương tiện phục vụ công tác phòng cháy, chừa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đầu tư xây dựng, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống phòng cháy, chữa cháy, bến, bãi lấy nước tại đô thị, các cơ quan, đơn vị; thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho các cơ sở theo đúng quy định. Xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vững mạnh; định kỳ tổ chức huấn luyện, luyện tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại chỗ, huy động nhiều lực lượng tham gia nhất là tại các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao, nơi tập trung đông người.

Chỉ thị cũng yêu cầu các lực lượng chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy; chỉ đạo khắc phục, giải quyết triệt để những hạn chế, thiếu sót về phòng cháy, chữa cháy nhất là đối với trụ sở cơ quan, bệnh viện, trường học, cửa hàng xăng dầu, khí hóa lỏng, các khu chợ, nhà hàng ăn uống, kho hàng hóa, nhà ở kết hợp kinh doanh, khu dân cư tập trung...; phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy. Các cơ quan, đơn vị thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp trong phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ thị cho Ban Tuyên giáo cấp ủy, các cơ quan thông tin, truyền thông, Báo Lai Châu, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiên về phòng cháy, chữa cháy và cửu nạn, cứu hộ.Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp đẩy mạnh Phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy gắn với Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phối hợp với các cấp ủy đảng, chính quyền giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

Tác giả: TT

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down