Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và Nhân dân góp ý xây dựng Đảng, chính quyền - nhìn từ thực tiễn Lai Châu

Chủ nhật - 30/12/2018 19:43 3.147 0
Sau 5 năm triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI), nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền về chức năng, nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội có chuyển biến tích cực.
Chú trọng tổ chức các hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân
Chú trọng tổ chức các hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân
Nhận thức của các cấp chính quyền về vị trí, vai trò của MTTQ, các đoàn thể CT-XH trong giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được nâng lên. Vì vậy, chính quyền các cấp, các cơ quan nhà nước đã tích cực hơn trong phối hợp, tạo điều kiện để MTTQ, các đoàn thể CT-XH thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội; chủ động xây dựng quy chế phối hợp; triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công tác dân vận; tổ chức lấy ý kiến của Mặt trận, các đoàn thể và Nhân dân tham gia xây dựng các chính sách, chương trình, dự án lớn của Đảng, Nhà nước. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội và góp ý bước đầu đạt được những kết quả tích cực trên một số lĩnh vực; thu hút được sự quan tâm và phối hợp tham gia thực hiện của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh; qua đó, góp phần phát huy dân chủ trong Nhân dân, tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội.

Hoạt động giám sát đi vào trọng tâm, thực chất hơn

Hằng năm, Uỷ ban MTTQ chủ trì hiệp thương thống nhất với các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp lựa chọn những vấn đề Nhân dân quan tâm, bức xúc và xác định rõ hình thức giám sát phù hợp với từng nội dung giám sát để xây dựng kế hoạch giám sát chung, thống nhất với cơ quan nhà nước có liên quan cùng cấp, báo cáo cấp ủy cho ý kiến chỉ đạo thực hiện giám sát; kết thúc các cuộc giám sát, thông báo kết quả giám sát và đề xuất, kiến nghị với các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, giải quyết; thường xuyên phối hợp tham gia các hoạt động giám sát do HĐND cùng cấp đề nghị; giám sát thông qua hoạt động là cơ quan thành viên của ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở; đối với cấp xã chú trọng sử dụng hình thức giám sát thông qua hoạt động của ban thanh tra nhân dân - giám sát đầu tư của cộng đồng.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã tổ chức 2.853 cuộc giám sát, trong đó, cấp tỉnh giám sát 45 cuộc, cấp huyện giám sát 401 cuộc, cấp xã giám sát 2.407 cuộc. Nội dung trọng tâm vào những vấn đề được người dân quan tâm như: Việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; chăm lo hộ nghèo; hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách tiền lương, thu nhập, việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiêm thất nghiệp cho người lao động; công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp; công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác quản lý nhà nước vê vệ sinh an toàn thực phẩm; kinh doanh vật tư nông nghiệp; thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh; kinh phí hoạt động các chi hội ở các xã đặc biệt khó khăn... Qua giám sát đã kịp thời nhân rộng điển hình tiên tiến, phát hiện và kiến nghị xử lý những sai phạm, khuyết điểm; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.

104 12 18
Nhìn chung, công tác giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, chính quyền
của MTTQ và các đoàn thể đã phát huy dân chủ, tạo được sự đồng thuận trong xã hội

 
Hoạt động phản biện xã hội góp phần tích cực phát huy dân chủ

Hằng năm, Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên các cấp đã tích cực tham gia góp ý, đề xuất, kiến nghị đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các dự thảo kế hoạch, chương trình, dự án, đề án của cơ quan nhà nước cùng cấp có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, quyền và trách nhiệm của MTTQ, các đoàn thể CT-XH. Ở cấp tỉnh, tập trung phản biện xã hội đối với dự thảo các đề án, kế hoạch liên quan đến kinh tế, văn hóa, xã hội có tác động, ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân địa phương, được Nhân dân trong tỉnh quan tâm; cấp huyện, tập trung phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản có liên quan đến xây dựng nông thôn mới, quy hoạch thị trấn, quản lý đô thị, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, chương trình, dự án, đề án của các cơ quan nhà nước cấp huyện; cấp xã, tập trung phản biện xã hội đối với các văn bản liên quan đến đất ở của Nhân dân tái định cư thủy điện, nước sạch, vệ sinh môi trường trên địa bàn, giao thông nông thôn, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, chương trình, dự án trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Trong 5 năm, MTTQ, đoàn thể CT-XH các cấp trong tỉnh tổ chức 786 cuộc phản biện xã hội, trong đó cấp tỉnh chủ tri 27 cuộc, cấp huyện chủ trì 138 cuộc, cấp xã chủ trì 621 cuộc; với hình thức phản biện chủ yếu là gửi văn bản được phản biện đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện xã hội (tổng 468 cuộc: Trong đó, cấp tỉnh 17 cuộc, cấp huyện 86 cuộc, cấp xã 365 cuộc).

Nhìn chung, công tác phản biện xã hội của MTTQ, các đoàn thể CT-XH bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực trên một sô lĩnh vực; đã thu hút được sự quan tâm và phối hợp tham gia đóng góp ý kiến ở một số lĩnh vực của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; các kiến nghị, đề xuất sau phản biện của MTTQ và các đoàn thể CT-XH các cấp được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; phát huy dân chủ, tạo được sự đồng thuận trong xã hội.

Tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền đi vào chiều sâu, thực chất

MTTQ và các đoàn thể CT-XH tham gia góp ý bằng nhiều hình thức như góp ý trực tiếp, góp ý định kỳ, thường xuyên hoặc đột xuất, tổ chức các hội nghị, hội thảo để tham gia góp ý trên các lĩnh vực, thực hiện tốt công tác tiêp công dân, tiếp xúc cử tri, đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân. Tham gia góp ý kiến vào các dự thảo Bộ Luật (sửa đổi) như: Bộ Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Luật Tố tụng hình sự, Luật tổ chức Chính phủ, Luật Đầu tư công, Luật Bảo vệ môi trường... với 3.895 ý kiến tham gia, góp ý trên 24 văn bản dự thảo nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy chế, quy định, kết luận của cấp ủy, chính quyền gửi đến MTTQ các đoàn thể CT-XH; góp ý dự thảo báo cáo chính trị của cấp ủy, tổ chức đảng trước kỳ đại hội đảng các cấp, với tổng số 21.316 ý kiến tham gia. 

Việc phối hợp tham mưu tổ chức hội nghị đối thoại do MTTQ, đoàn thể CT-XH thực hiện đã tập trung vào một sô nội dung, lĩnh vực của địa phương được Nhân dân quan tâm; người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương đã nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong việc tiếp thu, giải trình các ý kiến kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân, qua đó góp phần quan trọng tạo môi trường dân chủ trong đời sống chính trị - xã hội của cơ quan, đơn vị, địa phương. Sau 5 năm triển khai, MTTQ, đoàn thể CT-XH các cấp ở địa phương đã phối hợp tổ chức 270 hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân. Định kỳ hằng quý, năm, cấp uỷ tổ chức giao ban với MTTQ và các đoàn thể CT-XH để lắng nghe ý kiến, kiến nghị, đề xuất những khó khăn, vướng mắc của các tổ chức và Nhân dân, đồng thời định hướng nội dung hoạt động cho thời gian tiếp theo.

Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động giám sát, phản biện và góp ý của MTTQ và các đoàn thể thời gian qua vẫn còn những vấn đề đặt ra. Thực hiện quyền giám sát và phản biện xã hội đối với các hoạt động của chính quyền nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức chưa rõ nét. Một số địa phương triển khai công tác phản biện xã hội còn chậm, số cuộc phản biện xã hội ít, hiệu quả thấp; nhiều hội nghị phản biện xã hội mang nặng tính chất góp ý xây dựng văn bản, chưa rõ về phương pháp, cách thức thực hiện. Góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền có nội dung còn chậm, chưa tham gia được nhiều ý kiến vào các chương trình, kế hoạch, đề án của cấp ủy, chính quyền; một số nơi vai trò của các thành viên trong các hội đồng tư vấn chưa được phát huy. Việc mở rộng các hình thức tập hợp ý kiến Nhân dân trong góp ý xây dựng chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực, thẩm quyền của địa phương còn hạn chế. Một số cấp ủy, chính quyền chưa chủ động tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền ở địa phương với Nhân dân theo quy định. Việc góp ý về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và góp ý với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền còn hạn chế.

Nguyên nhân xuất phát từ một số cấp ủy đảng chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động giám sát và phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ và các đoàn thể CT-XH; phối hợp hoạt động chưa chủ động, thường xuyên. Mặt khác, giám sát của MTTQ, các đoàn thể CT-XH là giám sát không chế tài, ràng buộc trách nhiệm không cao nên hiệu quả hạn chế. Một số địa bàn, Nhân dân chưa quan tâm nhiều đến việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, giám sát cán bộ, đảng viên.

105 12 18
Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng về giám sát và phản biện xã hội,
tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cho đội ngũ cán bộ

 
Để tiếp tục phát huy vai trò, thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ, đoàn thể CT-XH trong thời gian tới, yêu cầu đặt ra cho cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể các cấp phát tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc các quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; thực hiện tôt quy định về tiếp xúc, đối thoại với nhân dân. Hằng năm xây dựng chương trình phối hợp cụ thể với MTTQ, các đoàn thể CT-XH cùng cấp; tạo điều kiện để MTTQ, các đoàn thể CT-XH thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tiếp thu, trả lời kịp thời những kiến nghị của MTTQ và các đoàn thể CT-XH và Nhân dân.

MTTQ và các đoàn thể CT-XH tiếp tục quan tâm củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức; bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng về giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cho đội ngũ cán bộ MTTQ, các đoàn thể CT-XH các cấp. Tăng cường sâu sát cơ sở, chủ động nắm tình hình Nhân dân, lựa chọn nhũng nội dung giám sát, phản biện xã hội phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị; chú trọng những vấn đề Nhân dân quan tâm, bức xúc, những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của Nhân dân để giám sát. Sau giám sát quan tâm theo dõi, đôn đốc việc giải quyết, trả lời của các cơ quan, tố chức, cá nhân; định kỳ báo cáo cấp ủy, chính quyền cùng cấp về tình hình Nhân dân và kết quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ và các đoàn thể CT-XH. Tăng cường phối hợp với HĐND cùng cấp trong giám sát việc thực hiện các kiến nghị của MTTQ, của cử tri và Nhân dân.

Nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò, trách nhiệm của hội đồng tư vấn, ban tư vấn ủy ban MTTQ, ủy viên ủy ban MTTQ các cấp, người uy tín, tiêu biếu trong đồng bào dân tộc, chức sắc tôn giáo, các chuyên gia, người uy tín ở các lĩnh vực trong việc tham gia các hoạt động giám sát, phản biện và góp ý xây dựng các văn bản, chủ trương chính sách, các đề án, dự án của tỉnh, của địa phương, cơ sở./.

Tác giả: Hà Châu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 821 | lượt tải:34

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 1094 | lượt tải:408

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 1038 | lượt tải:41

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 1420 | lượt tải:48

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 776 | lượt tải:37
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập152
  • Hôm nay25,805
  • Tháng hiện tại913,045
  • Tháng trước827,554
  • Tổng lượt truy cập26,772,823
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down