Hội nghị trực tuyến về công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ hai - 06/05/2024 04:56 200 0
Ngày 05/5, tại điểm cầu tỉnh Kon Tum, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến đến điểm cầu Trung ương và 60 tỉnh, thành phố về công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024, bàn các giải pháp trong thời gian tới.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lai Châu
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lai Châu
Đồng chí Trần Lưu Quang - Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chủ trì Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Kon Tum. Điểm cầu Trung ương có đồng chí Lê Minh Hoan - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp  và Phát triển nông thôn dự và chủ trì. Điểm cầu các tỉnh, thành phố có lãnh đạo UBND, các sở, ngành liên quan.

Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lai Châu có đồng chí Hà Trọng Hải – Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì Hội nghị.

Năm 2023, có 60 tỉnh, thành phố có rừng đã công bố hiện trạng rừng với tổng diện tích rừng cả nước là 14.860.309ha. Diện tích rừng đủ tiêu chí tính tỷ lệ che phủ là 13.927.122ha. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42,02%.

Năm 2023, cả nước đã xảy ra 310 vụ, diện tích rừng bị ảnh hưởng 674,5ha. 4 tháng đầu năm 2024, cả nước đã xảy ra 89 vụ cháy rừng với diện tích rừng bị ảnh hưởng ước tính sơ bộ khoảng 498ha. Các cơ quan chức năng đã phát hiện 3.327 vụ vi phạm ảnh hưởng đến rừng trên phạm vi cả nước, giảm 597 vụ so với cùng kỳ 2022, diện tích rừng bị tác động là 1.047,8ha. 4 tháng đầu năm 2024, các cơ quan chức năng đã phát hiện 650 vụ phá rừng, diện tích bị tác động 182,2ha giảm 75,7ha. Các vụ phá rừng chủ yếu tại các tỉnh vùng Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Số vụ vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng đã giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng phá rừng, khai thác gỗ trái pháp luật diễn ra thường xuyên tại một số vùng trọng điểm, các khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, nhất là khu vực Tây nguyên, Đông Nam Bộ. Nguyên nhân chủ yếu là nhu cầu lấy đất sản xuất nông nghiệp, tập quán du canh, nhu cầu khai thác gỗ làm nhà... của người dân. Diện tích rừng bị phá chủ yếu là diện tích rừng chưa được nhà nước giao, cho thuê đang do UBND cấp xã quản lý, một số diện tích do các công ty nông lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý.

Tại tỉnh Lai Châu, tính đến ngày 31/12/2023, tổng diện tích rừng là 494.841,24ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 52,35% (tăng 0,48% so với năm 2022). Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh xảy ra 23 vụ cháy rừng với tổng diện tích 99,9673ha. 4 tháng đầu năm, lực lượng chức năng đã phát hiện 125 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp (tăng 16 vụ so với cùng kỳ năm 2023).

Phát biểu tham luận tại Hội nghị, các đại biểu nêu rõ thực trạng, hậu quả do biến đổi khí hậu, nắng nóng kéo dài, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao; cảnh báo để các địa phương chủ động hơn nữa công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR); kiến nghị, đề xuất với Chính phủ và các bộ, ban, ngành liên quan điều chỉnh, thay đổi cơ chế, chủ trương để thuận lợi hơn cho công tác quản lý, bảo vệ, PCCCR.

Tham luận tại Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Trọng Hải nhấn mạnh vị trí địa lý xung yếu của tỉnh Lai Châu trong bảo vệ rừng đầu nguồn, điều tiết nguồn nước cho vùng hạ lưu. Với những khó khăn đặc thù vùng miền và hậu quả do biến đổi khí hậu như hiện nay, đồng chí kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định 57/2018/NĐ-CP, ngày 17/4/2018 về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn để phù hợp với Luật Đầu tư công. Nâng mức chi phí hỗ trợ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Nghiên cứu bố trí nguồn lực đầu tư hạ tầng lâm sinh, đặc biệt là ở các khu vực rừng tự nhiên, phòng hộ xung yếu…

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến của các địa phương và các bộ, ngành sớm hoàn thiện các văn bản trình Chính phủ; chủ trì, phối hợp quản lý nhà nước về rừng và phòng chống cháy rừng; điều phối kinh phí giúp các địa phương; các bộ, ban, ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ làm tốt công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng…

Các địa phương thực hiện công tác phòng chống cháy rừng theo đúng nguyên tắc “4 tại chỗ”; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, cài đặt phần mềm trong điện thoại di động, sử dụng flycam… trong theo dõi, quản lý, phòng cháy chữa cháy rừng. Quản lý chặt việc di cư tự do, canh tác khu vực giáp ranh rừng…

Tác giả: Thu Trang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 25/2024/TT-BTC

Thông tư Bãi bỏ Thông tư số 83/2014/TT-BTC, ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hoá nhập khẩu Việt Nam

lượt xem: 373 | lượt tải:46

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 2087 | lượt tải:71

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 3130 | lượt tải:1142

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 3172 | lượt tải:431

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 3412 | lượt tải:501
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay27,192
  • Tháng hiện tại545,804
  • Tháng trước867,510
  • Tổng lượt truy cập28,307,570
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down