Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp là quyền, nghĩa vụ của mỗi công dân

Thứ hai - 19/04/2021 04:58 2.139 0
Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước; là dịp để mỗi công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, góp phần xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân
Cử tri Chang Thị Pạn, 80 tuổi, Thị trấn Phong Thổ thực hiện quyền công dân của mình, trực tiếp bỏ phiếu bầu Đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021
Cử tri Chang Thị Pạn, 80 tuổi, Thị trấn Phong Thổ thực hiện quyền công dân của mình, trực tiếp bỏ phiếu bầu Đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021
Nhà nước ta là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, điều này đều được khẳng định trong các hiến pháp kể từ khi lập nước cho đến nay, trong đó, Hiến pháp 2013 đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân,… Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”. Nhân dân tổ chức ra Nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực Nhà nước.

Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực Nhà nước. Điều 27 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND”; Điều 2 Luật Bầu cử năm 2015 quy định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐNDcác cấp theo quy định của Luật này”.

Trong tác phẩm “Dân vận” năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân... Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Trải qua hơn 76 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền dân chủ ở Việt Nam ngày càng được củng cố, hoàn thiện và phát triển, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến. Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội”.

Tuy nhiên, quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Điều 29, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đông nhân dân năm 2015 đã quy định: Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này; Điều 69 ghi rõ: Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu HĐND tương ứng với mỗi cấp HĐND. Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, khi đi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử sẽ mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu và thực hiện bầu cử. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Để bảo đảm khách quan trong việc lựa chọn của cử tri, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND nước ta quy định việc bầu cử đại biểu Quốc hội được tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín. Theo nguyên tắc này, cử tri bầu ai, không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Khi cử tri viết phiếu bầu không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên các tổ chức phụ trách bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri viết phiếu bầu trong buồng kín và bỏ phiếu vào hòm phiếu.

Thực tế 76 năm qua kể khi nước ta tiến hành cuộc tổng tuyển cử đầu tiên (06/01/1946) đến nay chúng ta đã 14 lần bầu cử đại biểu Quốc hội, dù mỗi cuộc bầu cử diễn ra  ở các thời điểm cách mạng khác nhau nhưng tất cả đều được tiến hành một cách dân chủ, công khai bảo đảm đúng quy trình, thủ tục, nguyên tắc và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Kết quả và thành công của các cuộc bầu cử đã khẳng định người dân Việt Nam luôn chủ động, thực hiện trọn vẹn trách nhiệm, bổn phận công dân đối với Tổ quốc. Đồng thời, quyền và nghĩa vụ đó không chỉ thể hiện trong ngày bầu cử, mà hơn thế, còn được minh chứng trong suốt quá trình tham gia đề cử, giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu, khẳng định bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa và cũng là khẳng định: Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân tổ chức ra Nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước (ở Trung ương là Quốc hội; ở địa phương là HĐNDcác cấp). Thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, để thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước; góp phần thiết lập ra bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội.

Sinh thời Chủ tich Hồ Chí Minh luôn mong chúng ta cần phát huy tốt quyền và nghĩa vụ của minh khi tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Người nói “Mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do”; Người khuyên “Không ai ép, không ai mua, toàn dân sẽ thực hiện cái quyền dân chủ ấy” và Người mong: lá phiếu của cử tri mỗi khi đi bầu Quốc hội  sao cho Quốc hội có những đại biểu thật xứng đáng, những đại biểu một lòng một dạ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Lựa chọn những đại biểu xứng đáng là quyền lợi và nghĩa vụ của người cử tri. Lá phiếu cử tri có giá trị rất cao quý; nó là một dấu hiệu xác nhận rằng nhân dân ta thật sự làm chủ nước nhà;  nhân dân ta đã đấu tranh lâu dài và anh dũng, đã hy sinh biết bao xương máu trong cách mạng và trong kháng chiến mới giành được và giữ được quyền dùng lá phiếu ấy. Vì vậy, đối với lợi ích chung của Tổ quốc cũng như đối với lợi ích riêng của mỗi người, đồng bào cử tri phải làm tròn nhiệm vụ của mình.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được diễn ra trong bối cảnh Đảng ta vừa tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng được nâng cao; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Phát huy truyền thống đoàn kết, lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước của người Việt Nam, mỗi chúng ta hãy phát huy đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình tham gia cuộc bầu cử theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, mọi người dân cũng cần tỉnh táo, cẩn trọng, cảnh giác và tích cực, chủ động đấu tranh phản bác những thông tin xấu độc, bịa đặt chống phá Đảng, Nhà nước, nhất là chống phá cuộc bầu cử của nhân dân ta hiện nay của các thế lực thù địch./.

Tác giả: Thanh Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1231 | lượt tải:56

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 1780 | lượt tải:627

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 1809 | lượt tải:198

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2186 | lượt tải:226

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1484 | lượt tải:192
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập152
  • Hôm nay22,680
  • Tháng hiện tại558,715
  • Tháng trước1,034,478
  • Tổng lượt truy cập27,452,971
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down