Sìn Hồ phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với phát triển du lịch

Thứ năm - 11/01/2024 09:41 584 0
Để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế - xã hội, Huyện ủy Sìn Hồ đã ban hành Đề án số 01-ĐA/HU, ngày 29/10/2020 về tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với phát triển du lịch. Sau 3 năm triển khai, bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung và chuỗi liên kết trong sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm, khai thác hiệu quả lợi thế về đất đai để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, hình thành vùng sản xuất chuyên canh tập trung, tạo sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực.
Trồng Sâm trong nhà màng công nghệ cao ở xã Sà Dề Phìn
Trồng Sâm trong nhà màng công nghệ cao ở xã Sà Dề Phìn
Sìn Hồ là huyện vùng cao biên giới có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp và phát triển du lịch. Diện tích đất nông nghiệp lớn (trên 75.000 ha); đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn còn lưu giữ, bảo tồn nhiều bản sắc văn hóa tốt đẹp trong đời sống;... Địa hình có nhiều núi cao, độ dốc lớn, được chia thành 2 vùng có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau: Vùng cao gồm 10 xã và thị trấn Sìn Hồ với độ cao trung bình từ 1.000 - 1.800m so với mực nước biển, riêng thị trấn Sìn Hồ ở độ cao 1.500m, chịu ảnh hưởng của khí hậu ôn đới, thuận lợi cho việc phát triển cây chè, cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; vùng thấp, 1 xã  biên giới và dọc sông Nậm Na gồm 11 xã với độ cao trung bình từ 300 - 800m so với mực nước biển, là vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp như Cao su, Quế, cây ăn quả nhiệt đới như: Xoài, nhãn, bưởi, cam, chuối.., phát triển cá lồng trên các lòng hồ thủy điện... và du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La.

Để phát huy tiềm năng, lợi thế vào phát triển kinh tế - xã hội, Huyện ủy Sìn Hồ đã ban hành Đề án số 01-ĐA/HU, ngày 29/10/2020 về tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với phát triển du lịch. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện là hai cơ quan thường trực. Các xã, thị trấn xây dựng Chương trình hành động, kế hoạch sát với thực tiễn thế mạnh của mình, bổ sung chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án. Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện mở rộng để quán triệt, triển khai Đề án. Cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở quán triệt, tuyên truyền phổ biến sâu rộng đề án đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và Nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú với nội dung trọng tâm và trọng điểm, như: Thông qua các cuộc họp bản, khu phố; các buổi sinh hoạt chi bộ; tin, bài, phóng sự ngắn; trên hệ thống loa phát thanh của xã, bản,... đã tổ chức lồng ghép được 500 buổi tuyên truyền đến 30.190 lượt người; xây dựng 12 tin bài, phóng sự tuyên truyền.

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sau 3 năm thực hiện, Đề án đã mang lại những kết quả bước đầu góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đã hình thành một số vùng nông nghiệp hàng hóa tập trung: Diện tích mắc ca 306,5 ha; diện tích chè 572,4 ha; chăm sóc, bảo vệ và khai thác ổn định 8.112 ha cây cao su hiện có, phấn đấu tổng sản lượng mủ cao su đạt bình quân trên 7.000 tấn/năm. Cây ăn quả các loại hiện có là 1.320 ha, trong đó: Chuối 650 ha, cây ăn quả nhiệt đới 385 ha, cây ăn quả ôn đới 250 ha, cây Dứa hiện có 35 ha. Tổ chức thành công Hội thảo Dự án “Trồng và phát triển cây Dứa thành vùng nguyên liệu sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị trên địa bàn huyện Sìn Hồ” tại xã Nậm Tăm. Đã hình thành các vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng diện tích khoảng 400 ha tại xã Noong Hẻo, Nậm Cuổi, Ma Quai, sản lượng trên 2.000 tấn/năm.

Phát triển các loại cây rau, hoa ôn đới theo thế mạnh, hiện trên địa bàn huyện có một số hộ dân liên kết phát triển diện tích trồng hoa. Chú trọng phát triển địa lan ở những xã có khí hậu thuận lợi, một số xã vùng cao như xã Tả Ngảo, Sà Dề Phìn, thị trấn Sìn Hồ với quy mô hiện có khoảng 4.000 chậu, trong đó năm 2022 đã nghiệm thu hỗ trợ thanh toán được 150 chậu theo kinh phí giao.

Phát triển chăn nuôi với một số sản phẩm mới và thế mạnh như nuôi ong, nuôi cá nước lạnh và nuôi cá lồng trên lòng hồ; huyện có 1 cơ sở chăn nuôi đại gia súc tập trung theo hướng trang trại; có 500 đàn ong, trong đó phát triển mới 344 đàn; tổng thể tích cá lồng hiện có 25.920 m3, trong đó thể tích cá nước lạnh là 4.320 m3; phát triển mới thể tích nuôi cá lồng trong 2 năm vừa qua đều là thể tích nuôi cá nước lạnh (năm 2021 là 3.780 m3; năm 2022 là 540 m3).

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào chuỗi sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm (từ khâu làm đất, giống, chăm sóc, chế biến ...) tăng cường công tác đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho người dân. Huyện đã phối kết hợp với Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Chè Tam Đường tổ chức triển khai thực hiện được 6 lớp tập huấn cho 350 lượt người tham gia về “Quy trình chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại chè” kết hợp “Ký hợp đồng mua phân bón trả chậm để chăm sóc chè” theo chương trình của Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Chè Tam Đường. Chú trọng phát triển các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản, trong đó triển khai hiệu quả dự án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây Actiso.

Triển khai Đề án xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch nông thôn tại xã Sà Dề Phìn, bước đầu triển khai một số nội dung trong đề án, điện chiếu sáng nông thôn, hạ tầng Chè cổ thụ, nhà trình tường của đồng bào dân tộc Mông. Chỉnh trang đô thị, nâng cấp các tuyến đường nội thị, hạ tầng du lịch suối Hoàng Hồ; đề nghị cấp có thẩm quyền đặt tên đường, phố, số nhà.

Tập trung chỉ đạo các ngành chức năng, phối hợp với cơ quan liên quan xác định các sản phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa để tập trung hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp, hộ nông dân xây dựng hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa. Ưu tiên nhãn hiệu tập thể (như chè cổ thụ Sà Dề Phìn, Xoài, Lê, Atiso, Đương quy, Sơn tra và các loại dược liệu ...). Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hằng năm tham gia các hoạt động hội chợ của tỉnh và ngoài tỉnh nhằm quảng bá sản phẩm, kết nối giao thương với doanh nghiệp, các chuỗi tiêu thụ sản phẩm. Huyện đã có 23 sản phẩm OCOP.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Đề án, Sìn Hồ vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc, như: Việc sản xuất còn thiếu tính tổ chức, quy mô sản xuất còn hạn hẹp, chưa xây dựng được nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn vùng nuôi trồng để phục vụ thương mại hóa sản phẩm. Diện tích sản xuất tập trung manh muốn, nhỏ lẻ, rải rác nên khó cho quá trình cơ giới hóa, hiện đại. Kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch chưa hiệu quả, chưa xây dựng được các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu khách du lịch...

Trên cơ sở những kết quả bước đầu, thời gian tới Huyện ủy Sìn Hồ xác định tiếp tục huy động mọi nguồn lực, tiềm năng, lợi thế để thực hiện thắng lợi Đề án; đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai Đề án gắn với các nghị quyết, kế hoạch của Trung ương, của tỉnh về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với phát triển du lịch. Rà soát các chỉ tiêu để tập trung quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Tập trung xây dựng, hình thành và phát triển các vùng sản xuất, các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa như mắc ca, chè, cao su, cây dược liệu, các mô hình nuôi ong, nuôi cá lòng hồ. Thu hút, đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy chế biến tại các vùng có vùng nguyên liệu tập trung, nhà máy chế biến chè tại xã Phìn Hồ, nhà máy sơ chế dược liệu tại xã Sà Dề Phìn. Kêu gọi thu hút các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển du lịch, xây dựng quảng bá hình ảnh của huyện đến bạn bè, du khách; tiếp tục triển khai thực hiện các đề án phát triển hạ tầng du lịch, khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của huyện./.

Tác giả: Chẻo Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1653 | lượt tải:66

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 2420 | lượt tải:788

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 2461 | lượt tải:314

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2648 | lượt tải:359

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1914 | lượt tải:305
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập105
  • Hôm nay21,611
  • Tháng hiện tại113,721
  • Tháng trước867,510
  • Tổng lượt truy cập27,875,487
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down