Than Uyên: Xây dựng nếp sống văn hóa mới trong đồng bào dân tộc Mông

Thứ tư - 10/07/2019 22:36 833 0
Sau một năm triển khai thực hiện chủ trương xây dựng văn hóa mới trong vùng đồng bào dân tộc Mông của Huyện ủy Than Uyên với những nội dung, biện pháp cụ thể, thiết thực và phù hợp đã đem lại những kết quả bước đầu rất quan trọng.
Đồng chí Tổng Thanh Hải - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; đồng chí Hoàng Hữu An - Bí thư Huyện ủy Than Uyên tặng khèn cho các bản đồng bào dân tộc Mông
Đồng chí Tổng Thanh Hải - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; đồng chí Hoàng Hữu An - Bí thư Huyện ủy Than Uyên tặng khèn cho các bản đồng bào dân tộc Mông
Nhận thức rõ được vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng nếp sống văn hóa mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đối với công cuộc xây dựng và phát triển của địa phương, đặc biệt là trong vùng đồng bào dân tộc Mông với tỷ lệ dân số lớn thứ 3 trong tổng số 10 dân tộc toàn huyện. Ban Thường vụ Huyện ủy Than Uyên chủ trương xây dựng nếp sống văn hóa mới trong vùng đồng bào dân tộc Mông, theo tinh thần: thận trọng, đúng quy trình, chắc chắn, đồng bộ; phát huy vai trò của cơ sở là chính, đồng bào tự giác thực hiện... và giao Ban Chỉ đạo công tác Tôn giáo huyện trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện.

Mặc dù trong quá trình triển khai thực hiện ban đầu còn gặp không ít khó khăn: Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở và người dân chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng nếp sống mới nên chưa tích cực tham gia; một số tập tục lạc hậu trong sản xuất và đời sống tồn tại trong đồng bào đã lâu; một số xã giáp ranh với các địa phương khác có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống không triển khai thực hiện tác động đến tư tưởng và nhận thức của đồng bào, nhất là trong vấn đề tảo hôn, thách cưới...; bên cạnh đó các thế lực thù địch, kẻ xấu vẫn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, những khó khăn trong cuộc sống của đồng bào để tuyên truyền, kích động, lôi kéo đồng bào theo đạo, di cư tự do... Song được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban chỉ đạo tôn giáo các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở công tác xây dựng nếp sống văn hóa mới trong vùng đồng bào dân tộc Mông đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng.

Trên cơ sở khảo sát, nắm tình hình về đời sống và tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy nhận thấy: đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc Mông tuy đã có nhiều đổi thay, kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung trong toàn huyện thì vẫn còn nhiều khó khăn, do có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là còn tồn tại nhiều tập tục, hủ tục lạc hậu như việc ma chay, cưới xin còn rườm rà, tốn kém; nạn tảo hôn; sinh nhiều con; tệ nạn ma túy; thả rông gia súc phá hoại sản xuất; đốt phá rừng làm nương rẫy; chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phương pháp thâm canh lạc hậu, năng xuất thấp; nhận thức, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế... và tâm tư, nguyện vọng của đồng bào là muốn loại bỏ những tập tục, hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống mới, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống. 

Vì vậy, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo Ban Chỉ đạo công tác Tôn giáo huyện tổ chức hướng dẫn cho các xã, bản xây dựng nội dung và tổ chức cho người dân ký cam kết xây dựng “Nếp sống văn hóa mới trong vùng đồng bào dân tộc Mông” với những nội dung cụ thể, gồm 8 việc cần phải làm: Cùng nhau thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, thương yêu, quý trọng bố, mẹ, anh em... để làm việc tốt; phải đến trạm y tế khám, chữa bệnh khi ốm, đau, mỗi cặp vợ - chồng chỉ đẻ từ 01 đến 02 con, cho con đi học, không để con bỏ học; sống tập trung, ổn định và làm việc chăm chỉ...; phải tổ chức đám cưới trên cơ sở nam nữ yêu nhau và tự nguyện, đủ tuổi theo quy định của pháp luật, phải đăng ký kết hôn tại UBND xã; bỏ những hủ tục lạc hậu không để em hoặc anh chồng lấy nhau, một người không được lấy 2 vợ trở lên; phải tổ chức đám ma tiết kiệm, cho người chết vào quan tài; duy trì các lễ hội truyền thống tốt đẹp của người Mông. 

Cùng với 8 việc không nên làm: không trồng, hút thuốc phiện, tàng chữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nỏ trái phép; không di cư tự do, không phá rừng làm nương rẫy, không để thả rông gia súc...; không nghe kẻ xấu tuyên truyền đạo trái pháp luật, không nhờ thầy cúng, thầy lang chữa bệnh...; không nói sai, nói dối, không trộm, cắp, đánh bạc, không uồng nhiều rượu, không đánh, cãi nhau, không ăn lá ngón tự tử; không cướp vợ, chồng của nhau, không cho con, em lấy nhau trong phạm vi 3 đời...; không thách cưới quá cao, không tổ chức ăn cưới quá 01 ngày; không để người chết quá 2 ngày mới chôn, không ép gia đình có người chết phải mổ trâu, bò ăn uống lãng phí; không mổ quá 01 con trâu đối với gia đình có điều kiện nhưng phải được sự đồng ý của Trưởng bản và người có uy tín trong bản. Đây là những nội dung mới và khó, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo triển khai thực hiện thí điểm tại 6 bản thuộc xã Phúc Than trong năm 2017, với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và đoàn thể chính trị các cấp, được Nhân dân các bản đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia đã đạt được những kết quả tích cực. 

Bước vào năm 2018 trên cơ sở rút kinh nghiệm 6 bản triển khai thí điểm, Huyện ủy chỉ đạo triển khai sâu rộng tại 22 bản đồng bào dân tộc Mông trong toàn huyện, sau một năm thực hiện kết quả khá toàn diện. Nội dung cam kết được rút gọn 5 việc nên làm, 5 việc không nên làm và được triển khai đến cán bộ chủ chốt thôn, bản thảo luận, xin ý kiến tham gia đảm bảo nội dung ngắn gọn, xúc tích, ngôn ngữ gần gũi dễ hiểu. Huyện thành lập Tổ tuyên truyền viên tiếng Mông cùng với cán bộ xã, bản trực tiếp tới thôn, bản họp dân tuyên truyền, vận động Nhân dân, lấy ý kiến đồng thuận của người dân tại các thôn bản; khi mọi người dân đã hiểu và đồng thuận tiến hành tổ chức ký cam kết thực hiện; đồng thời phát huy tốt vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên thôn bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư trong việc ký và thực hiện nội dung cam kết. Để việc triển khai thực hiện xây dựng nếp sống văn hóa mới trong vùng đồng bào dân tộc Mông được tiến hành thường xuyên, liên tục, công tác tuyên truyền, vận động được chú trọng, Huyện ủy chỉ đạo Đài TT-TH huyện xây dựng phóng sự tuyên truyền về nội dung “5 việc nên làm”, “5 việc không nên làm”, nêu gương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong việc thực hiện nội dung cam kết bằng tiếng phổ thông và phiên dịch sang tiếng Mông, sao in thành đĩa, USB gửi đến các chi bộ, thôn bản, các hộ gia đình có điện thoại di động, các cuộc họp chi bộ, họp bản, các hội nghị của bản, xã để tuyên truyền. Cùng với đó, Ban Chỉ đạo Tôn giáo huyện, Đảng ủy các xã tiếp tục tăng cường cán bộ xuống các bản hướng dẫn Nhân dân (theo hướng cầm tay, chỉ việc) cải tạo nếp ăn, ở, sinh hoạt theo nếp sống văn hóa mới; đồng thời tuyên truyền phổ biến pháp luật, nắm bắt và tuyên truyền, giải thích, xử lý kịp thời những boăn khoăn, vướng mắc, tâm tư, nguyện vọng của người dân. 

Sau một năm thực hiện, ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong đồng bào được nâng lên rõ rệt; đa số các hộ dân giữ được truyền thống tôn kính tổ tiên, đoàn kết giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; không còn tình trạng tái trồng cây thuốc phiện, số người nghiện ma túy giảm 20 người (từ 77 người xuống còn 57 người); qua tuyên truyền, vận động năm 2017 đồng bào dân tộc Mông trong huyện đã giao nộp được 101 khẩu súng kíp, 34 súng cồn, 29 nòng súng, 04 bộ sung điện, sau khi ký cam kết có 9 khẩu súng kíp tiếp tục được giao nộp, không có trường hợp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trái pháp luật; 98% người dân khi ốm đau đến cơ sở y tế khám, chữa bệnh; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm tích cực, trước ký kết còn 76 trường hợp sinh con thứ 3 trở lên, sau khi ký giảm còn 35 trường hợp; tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp đạt trên 98%, tỷ lệ học sinh chuyên cần đạt 99%; sau ký cam kết đã vận động được 21 cặp có ý định tảo hôn dừng lại chờ đủ tuổi mới kết hôn, đặc biệt 44/44 đám cưới được tổ chức theo đúng nội dung cam kết không thách cưới cao quá 5 triệu đồng (trước đây từ 30 đến 40 triệu đồng), không tổ chức ăn cưới sang ngày thứ 02; việc tang cũng có nhiều chuyển biến tích cực, sau khi ký cam kết 17/17 đám tang đều được tổ chức không quá 02 ngày, tang lễ ngắn gọn, tiết kiệm. Việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống được quan tâm thực hiện hiệu quả các điệu múa khèn, thổi kèn lá, khèn môi, các điệu múa, ném pao được tổ chức thường xuyên trong các ngày lễ, tết của người Mông.

 Đặc biệt, 100% các hộ dân đều ký cam kết không di cư tự do, không đốt, phá rừng làm nương rẫy, tích cực chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ; sau ký kết đã có 96% các hộ dân làm chuồng trại nhốt gia súc, chăn dắt về mùa đông; vệ sinh môi trường được đồng bào thực hiện khá hiệu quả, trong 22 bản đã đào được 89 hố rác, 137 hộ gia đình xây dựng nhà vệ sinh; tình hình an ninh nông thôn cơ bản đảm bảo ổn định, tình trạng trộm cắp giảm so với các năm trước... Những kết quả trên tuy mới chỉ là bước đầu, song có ý nghĩa hết sức quan trọng, đã củng cố được niềm tin của người dân đối với chủ trương của Huyện ủy; đồng bào đồng thuận, tích cực tự giác tham gia, đời sống của người dân từng bước được nâng lên cả về vật chất và tinh thần, đây sẽ là động lực quan trọng để Than uyên tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển huyện trong giai đoạn tiếp theo.

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc xây dựng “Nếp sống văn hóa mới trong vùng đồng bào dân tộc Mông” thời gian tới, Ban Thường vụ Huyện ủy xác định: Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy, chính quyền cơ sở với MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong tuyên truyền, vận động và triển khai thực hiện nội dung cam kết của Nhân dân, gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các chương trình phát triển ki nh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào dân tộc Mông. Phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng. Chuyển giao việc theo dõi thực hiện cam kết trong cộng đồng dân cư cho các ban vận động của xã hoặc chi hội bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian dân tộc Mông của thôn bản, dưới sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn cấp huyện. Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng địa bàn, phát huy tốt vai trò của tổ tuyên truyền tiếng Mông, đẩy mạnh tuyên truyền về nội dung cam kết, nêu gương các điển hình tiên tiến trong thực hiện cam kết; tiếp tục phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín trong việc thực hiện xây dựng “Nếp sống văn hóa mới trong vùng đồng bào dân tộc Mông”. Hướng dẫn, tạo điều kiện Ban vận động thành lập Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian dân tộc Mông hoạt động có hiệu quả.

Chủ trương xây dựng “Nếp sống văn hóa mới trong vùng đồng bào dân tộc Mông” của Ban Thường vụ Huyện ủy Than Uyên là chủ trương đúng và đã đem lại những kết quả thiết thực, được Nhân dân đồng thuận, ủng hộ, tích cực tham gia, cần được nhân rộng trong toàn tỉnh, nhằm cụ thể hóa và thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, góp phần xây dựng Lai Châu ổn định và phát triển toàn diện, bền vững trong giai đoạn tiếp theo./.

Tác giả: Đặng Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1508 | lượt tải:61

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 2110 | lượt tải:687

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 2176 | lượt tải:239

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2315 | lượt tải:267

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1597 | lượt tải:232
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập132
  • Hôm nay39,229
  • Tháng hiện tại728,555
  • Tháng trước1,034,478
  • Tổng lượt truy cập27,622,811
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down