Đẩy mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng báo chí đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong tình hình mới

Thứ năm - 17/06/2021 11:08 2.581 0
Sự phát triển mạnh mẽ của internet, mạng xã hội và truyền thông đa phương tiện đang tác động nhiều mặt đến hoạt động báo chí nói chung và báo chí địa phương nói riêng. Với vai trò tiên phong trong ổn định tư tưởng, tâm trạng xã hội, và “đi trước, mở đường”, báo chí Lai Châu cần phải tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong tình hình mới.
Phóng viên các cơ quan báo chí tác nghiệp tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025
Phóng viên các cơ quan báo chí tác nghiệp tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025
Sự phát triển mạnh mẽ của internet, mạng xã hội và truyền thông đa phương tiện đang tác động nhiều mặt đến hoạt động báo chí nói chung và báo chí địa phương nói riêng. Với vai trò tiên phong trong ổn định tư tưởng, tâm trạng xã hội, và “đi trước, mở đường”, báo chí Lai Châu cần phải tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong tình hình mới.

Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự ủng hộ giúp đỡ của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, hoạt động báo chí Lai Châu có sự phát triển khá toàn diện. Hệ thống phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử có sự phát triển cả về quy mô và chất lượng; Báo Lai Châu điện tử đang nâng cấp giai đoạn 3; tháng 9/2018 Đài PT - TH tỉnh đã phát sóng truyền hình (LTV) trên Vinasat. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ quan báo chí tiếp tục được quan tâm đầu tư cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đội ngũ những người làm báo tiếp tục được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng có sự trưởng thành về mọi mặt, có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từng bước được nâng lên. Cùng với các ấn phẩm mang tính báo chí, các cổng, trang thông tin điện tử của các cấp, các ngành trong tỉnh và các cơ quan báo chí trung ương thường trú tại địa phương đã phát huy tốt vai trò của mình, thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát hiện nhân rộng những cách làm hay, sáng tạo, những điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đồng thời là nguồn cung cấp thông tin hữu ích, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, giới thiệu, quảng bá về Lai Châu với cả nước, tạo được sự đồng thuận trong toàn Đảng bộ và trong xã hội, góp phần cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh hăng hái thi đua, vượt qua khó khăn thách thức, xây dựng Lai Châu phát triển toàn diện và bền vững.

Tuy nhiên, báo chí Lai Châu cũng còn những hạn chế: Chất lượng thông tin nhiều bài báo còn thấp, tính định hướng, tính dự báo và tính chiến đấu chưa cao, phần lớn vẫn còn thông tin một chiều, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng còn hạn chế. Một số tác phẩm báo chí của các nhà báo ít thay đổi lối thể hiện theo phong cách làm báo hiện đại; cách viết và trình bày các bài báo, các chương trình phát thanh, truyền hình vẫn theo phong cách làm báo truyền thống, còn khô cứng, dài dòng, vẫn rập khuôn theo lối mòn, gây nhàm chán cho độc giả; tác phẩm báo chí xuất sắc chưa nhiều, ít gây tiếng vang trong dư luận xã hội, chưa thực sự thu hút được đọc giả, khán thính giả. Bên cạnh đó, sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; nhất là các phương tiện truyền thông mới ra đời và mạng xã hội, truyền thông xã hội phát triển mạnh đang dần chứng tỏ vị thế của mình trong công chúng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động và cơ cấu của các kênh báo chí - truyền thông, là những thách thức lớn đối với báo chí nói chung và báo chí Lai Châu nói riêng.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương, yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan báo chí và những người làm báo trong tỉnh cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng hoạt động. Trong đó, đầu tư nâng cao chất lượng về hạ tầng công nghệ có vai trò quan trọng, trong xu thế toàn cầu hóa thông tin hiện nay, khoa học - kỹ thuật tiên tiến phát triển như vũ bão, việc ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại vào tác nghiệp báo chí được làm thường xuyên liên tục, về cơ sở vật chất, phương tiện. Thực tế, thời gian qua điều kiện trang thiết bị để cán bộ, phóng viên, biên tập viên làm việc của các cơ quan báo chí trong tỉnh đã được quan tâm đầu tư, song vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động và chất lượng tác phẩm báo chí. Vì vậy cần tiếp tục quan tâm đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc cho đội ngũ những người làm báo của các cơ quan báo chí cơ bản hiện đại và đảm bảo tính đồng bộ, tạo điều kiện tốt nhất cho phóng viên, biên tập viên tác nghiệp, phát huy tính sáng tạo của mình để có được những tác phẩm báo chí chất lượng. Cùng với đó, việc nâng cao chất lượng nội dung tờ báo có ý nghĩa quyết định đến giá trị tuyên truyền của chương trình và tờ báo, yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan báo chí địa phương là phải luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho những người làm báo. Trong điều kiện và bối cảnh hiện nay cần đặc biệt coi trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho những người làm báo. Trước sự bùng nổ thông tin hiện nay, báo chí địa phương cùng với báo chí cả nước phải thực hiện tốt chức năng định hướng và là kênh kiểm chứng các thông tin trên mạng xã hội, trang thông tin điện tử, phản bác lại những thông tin sai lệch. Đồng thời, một tác phẩm báo chí có sức sống, có sức lay động dư luận xã hội, được đông đảo bạn đọc, khán thính giả đồng tình, trước hết phải biết lựa chọn, đề cập đúng những vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra với sự chắt lọc từ bên trong quá trình khảo sát thực tiễn công phu với sự đầu tư trí tuệ của người viết, bằng tất cả sự say mê nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của tác giả. Ngược lại, nếu một bài báo thiếu trách nhiệm, kém sinh động, không hấp dẫn, không thu hút được độc giả, sẽ làm cho vai trò của báo chí là cầu nối giữa ý Đảng với lòng dân bị suy giảm, thậm chí đánh mất vai trò đó. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho những người làm báo là việc làm thường xuyên, liên tục để nhà báo hiện đại không thể chỉ hoàn tất một khâu trong quá trình thực hiện một tác phẩm báo chí mà phải thực hiện trọn vẹn tất cả các công đoạn trong quá trình này, tức là có tính độc lập rất cao khi tác nghiệp và nhà báo phải thực sự có tâm, có tầm thì mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Trong đào tạo, bồi dưỡng cần lưu ý: Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, xu thế toàn cầu hóa thông tin, ngồi một chỗ nhà báo có thể truy cập mạng Internet khai thác tin nóng hổi vừa xảy ra hoặc đang xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Do đó, nhà báo phải có kiến thức vững vàng về công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các thiết bị kỹ thuật phục vụ tác nghiệp; phương pháp trình bày báo mới, hiện đại, xu thế nhiều cửa… để từng bước nâng cao hình thức tờ báo, hấp dẫn độc giả, nhưng phải thường xuyên giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho họ tránh tình trạng lợi dụng công nghệ thông tin để vi phạm đạo đức người làm báo, vi phạm Luật Báo chí. Bên cạnh đó, hiện nay báo chí địa phương đang phát triển theo hướng đa loại hình, đa phương tiện (báo in, báo điện tử, báo truyền hình điện tử...), vì vậy cần phải đào tạo, bồi dưỡng cho các phóng viên, biên tập viên về mặt chuyên môn nghiệp vụ phải là người “đa chức năng”, nếu như trước đây phóng viên có thể chỉ chuyên về chụp ảnh, hoặc chỉ chuyên về viết tin, bài cho báo in… thì nay phải biết quay video clip, biết chụp ảnh, vừa viết bài, vừa dàn dựng, lồng ghép âm thanh, v.v… Thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực báo chí sẽ góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ những người làm báo, nâng cao chất lượng hoạt động báo chí.

Kỷ niệm 96 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2021) các cơ quan báo chí, đội ngũ những người làm báo Lai Châu càng ý thức sâu sắc hơn trách nhiệm của mình, tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng tuyên truyền trên báo chí, tạo được sự lan tỏa năng lượng tích cực, tạo ra niềm tin, sự đồng thuận xã hội và khơi dậy khát vọng để xây dựng và phát triển quê hương, đất nước hùng cường, thịnh vượng; quyết tâm “xây dựng tỉnh Lai Châu phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, đến năm 2045 là tỉnh có kinh tế, xã hội đạt mức trung bình của cả nước”./.

Tác giả: Trường Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1460 | lượt tải:60

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 2052 | lượt tải:675

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 2107 | lượt tải:228

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2289 | lượt tải:255

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1571 | lượt tải:222
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập103
  • Hôm nay30,836
  • Tháng hiện tại687,786
  • Tháng trước1,034,478
  • Tổng lượt truy cập27,582,042
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down