Lai Châu giải quyết việc làm cho người lao động trong “mùa dịch Covid-19”

Thứ tư - 08/09/2021 11:23 2.597 0
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra mục tiêu: Hằng năm giải quyết việc làm cho 8.500 lao động; đào tạo nghề cho 8.000 lao động, đến năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62,8%. Mặc dù những năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, song bằng nhiều giải pháp đồng bộ, công tác giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh vẫn đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ.
Chú trọng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đồng bào các dân tộc thiểu số (ảnh minh họa)
Chú trọng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đồng bào các dân tộc thiểu số (ảnh minh họa)
Xác định giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng tỉnh Lai Châu phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, mặc dù trong những năm đầu quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội bị tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, song cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành trong tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động theo đúng định hướng “Phát triển thông tin, thị trường lao động, đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn, xuất khẩu lao động và giới thiệu việc làm trong nước cho lao động. Hỗ trợ việc làm cho nhóm lao động yếu thế, nhất là lao động nghèo, người dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách, bộ đội xuất ngũ và thanh niên nông thôn”.

 Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án phát triển thị trường lao động và việc làm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lao động, việc làm. Các hoạt động thông tin thị trường lao động được đa dạng hóa với nhiều hình thức phong phú, tạo cơ hội tiếp cận thị trường lao động đầy đủ hơn cho người lao động, người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo...; hoạt động giao dịch việc làm diễn ra với tần suất thường xuyên hơn, quy mô được mở rộng và hiệu quả kết nối cung - cầu lao động cao hơn.

Các cơ quan chức năng của tỉnh đã phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người lao động, định dướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm tại các trường Trung học phổ thông, trường Dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh. Năm 2020 Trung tâm Dịch vụ việc làm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức tốt Hội chợ việc làm lần thứ II, có 18 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với 22 gian hàng, thu hút trên 1.500 học sinh, sinh viên và người lao động tham gia; kết quả đã có 300 người được phỏng vấn và có 150 người được sơ tuyển trực tiếp tại hội chợ.

Cùng với đó, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi đối với lao động đặc thù, yếu thế thông qua một số chính sách hỗ trợ như: vay vốn từ nguồn quỹ quốc gia giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn... nhằm giúp người lao động tự tạo việc làm và tìm việc làm phù hợp. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm thực hiện lồng ghép nhiệm vụ hỗ trợ việc làm cho thanh niên, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo nông thôn, lao động di cư thông qua hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí để người lao động có cơ hội lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân.

Từ những giải pháp trên trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 tuy bị tác động bởi đại dịch Covid-19 nhưng tỉnh Lai Châu vẫn giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Trong đó, năm 2020 giải quyết cho trên 8.600 lao động; thông qua nguồn vốn vay giải quyết việc làm cho gần 1.800 lao động; qua các dự án nông, lâm, ngư nghiệp giải quyết cho 635 lao động và qua công tác đào tạo lao động nông thôn có hàng trăm lao động tự tạo việc làm; số lao động đi làm việc tại nước ngoài là 123 người. Sáu tháng đầu năm 2021 giải quyết việc làm mới cho gần 4000 lao động; đặc biệt trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 năm 2021, tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động trên địa bàn, nhất là lực lượng lao động của địa phương tại các tỉnh có dịch trở về (tỉnh phối hợp đón 789 lao động từ tỉnh Bắc Giang và hàng trăm lao động từ một số tỉnh khác tự về địa phương) trong tháng 8 vừa qua Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức tuần hỗ trợ kết nối việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 thu hút hàng chục doanh nghiệp trên địa bàn và hàng nghìn lao động có nhu cầu việc làm tham gia. Kết quả đã có trên 700 lao động được phỏng vấn và có trên 360 lao động được tuyển dụng, bố trí việc làm.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các cơ quan chức năng thì công tác triển khai cập nhật thông tin cung - cầu lao động hằng năm còn chậm; việc khai thác và sử dụng thông tin, cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động trên cổng thông tin điện tử hiệu quả chưa cao. Công tác tuyên truyền, tư vấn giới thiệu việc làm còn hạn chế; tỷ lệ lao động có việc làm sau tư vấn, giới thiệu vẫn đạt thấp; một số chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh chưa thu hút được nhiều lao động địa phương vào làm việc. Hoạt động kết nối việc làm giữa các cơ quan liên quan và người sử dụng lao động để tạo việc làm cho người lao động địa phương còn hạn chế...

Để khắc phục những hạn chế trên, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh, nhất là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, các cơ quan chức năng đề xuất, kiến nghị: Cần tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch của Trung ương, của tỉnh về hỗ trợ việc làm, tham gia thị trường lao động cho các nhóm lao động đặc thù (người khuyết tật; lao động dân tộc thiểu số; lao động khu vực nông thôn; học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp các trường...). Xây dựng và cung cấp các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề trước khi đi làm chi sinh viên mới tốt nghiệp và kỹ năng lao động phù hợp với từng đối tượng lao động; khuyến khích người sử dụng lao động tham gia vào quá trình đào tạo, giáo dục nghề nghiệp. Nâng cao năng lực, hiệu quả công cụ giám sát, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn quốc gia để người lao động được đánh giá và công nhận vào quá trình giáo dục đào tạo, giáo dục dạy nghề; gắn với đó là có chính sách thu hút nhân tài phù hợp với điều kiện của tỉnh, nhất là các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có trình độ cao. Khuyến khích doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hội doanh nhân trẻ tham gia vào quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Chú trọng hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động, trọng tâm là: triển khai giải pháp để số hóa, cập nhật thông tin dữ liệu về người lao động, lưu trữ và quản lý dữ liệu tập trung theo cấp huyện và cấp tỉnh, có sự kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội; xây dựng chương trình hướng nghiệp phù hợp, đa dạng về đối tượng, nội dung, hình thức, linh hoạt địa điểm, đào tạo đội ngũ nhân sự tham gia tổ chức hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên.

Tập trung nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh; nâng cao chất lượng, hiệu quả giao dịch việc làm, kết nối thông tin thị trường lao động, phân tích, dự báo thị trường lao động của tỉnh và kết nối các tỉnh, thành phố trong cả nước. Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin và dịch vụ tư vấn pháp lý cho người lao động tham vấn khi cần thiết... Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về pháp luật lao động, quan hệ lao động và trách nhiệm, lợi ích của các đối tác xã hội trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng suất và tính cạnh tranh của nền kinh tế. Tuyên truyền nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động nhằm bảo đảm đời sống của người lao động và duy trì sản xuất. Tăng cường học tập, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật về xây dựng chính sách và tổ chức vận hành, quản trị thị trường lao động.

Tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành chức năng của tỉnh với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu: hằng năm giải quyết việc làm cho 8.500 lao động; đào tạo nghề cho 8.000 lao động, đến năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh đạt 62,8%./.

Tác giả: Đặng Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5948 | lượt tải:117

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 5592 | lượt tải:124

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 6594 | lượt tải:171

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 6542 | lượt tải:142

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 7765 | lượt tải:283
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập87
  • Hôm nay19,844
  • Tháng hiện tại353,461
  • Tháng trước10,542,355
  • Tổng lượt truy cập35,383,068
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down