Tiếp tục bảo tồn, khôi phục và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Thứ năm - 28/11/2019 19:56 2.280 0
Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn, khôi phục và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Lai Châu, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong tình hình mới. Những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác bảo tồn, khôi phục và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả tích cực.
Phục dựng lễ cưới hỏi của đồng bào dân tộc Mông tại ngày Hội VH-TT&DL tỉnh lần thứ I
Phục dựng lễ cưới hỏi của đồng bào dân tộc Mông tại ngày Hội VH-TT&DL tỉnh lần thứ I
Là tỉnh vùng cao biên giới, có 20 dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những bản sắc văn hóa riêng, làm cho Lai Châu phong phú về bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc. Những năm qua Tỉnh ủy, cấp ủy, chính quyền các cấp luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt tăng cường công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, đẩy lùi các hủ tục, tập tục lạc hậu, góp phần nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh cả về vật chất và tinh thần.

Tỉnh ủy, cấp ủy các cấp đã quán triệt, cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc thành các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể; Tỉnh ủy ban hành các nghị quyết chuyên đề, đề án về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu xây dựng các đề tài, đề án, trong đó đặc biệt chú trọng đến phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, như: Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 28/6/2016 của Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020; Đề án của Tỉnh ủy về “Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh giai đoạn 2016 - 2020”; Đề tài khoa học của Ban Dân vận Tỉnh ủy về “Nghiên cứu tập tục tín ngưỡng của dân tộc vùng cao và các giải pháp bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”; Đề tài của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về “Giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Mông, góp phần ổn định đời sống vật chất, đời sống tinh thần của đồng bào trên địa bàn tỉnh Lai Châu”; Đề án của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch về kiểm kê lập danh mục bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống 13 dân tộc trên địa bàn tỉnh...

Công tác quản lý nhà nước và di sản văn hóa được tăng cường; hệ thống thiết chế văn hóa được đầu tư; gắn với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của Nhân dân các dân tộc trong việc lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc; cùng với quan tâm phát triển các phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng đã góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc và nâng cao đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Do có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư phù hợp, công tác bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể các dân tộc đạt được những kết quả quan trọng. Đến nay toàn tỉnh đã tiếp nhận, sưu tầm trên 31.000 hiện vật, trong đó có gần 1.900 hiện vật văn hóa dân tộc; kiểm kê lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể 13 dân tộc cư trú thành cộng đồng; phối hợp tổ chức mở được 13 lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể các dân tộc. Sưu tầm, bảo tồn tri thức dân gian của hai dân tộc (Dao và Hà Nhì); 06 làn điệu dân ca, dân vũ của các dân tộc: Thái, Si La, Lự, Mông, Hà Nhì, Dao; phục dựng 16 lễ hội của các dân tộc, đồng thời hằng năm duy trì tổ chức 40 lễ, lễ hội. Ngành văn hóa tỉnh đã tham mưu lựa chọn và xây dựng 5 bộ hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn tỉnh đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời đề xuất với Bộ xây dựng 02 bộ hồ sơ khoa học trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại...

Các cấp, các ngành đã quan tâm, chú trọng khai thác, phát triển vốn văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật; tổ chức hội thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật quần chúng. Đến nay toàn tỉnh có trên 1000 đội văn nghệ, trong đó có 665 đội hoạt động thường xuyên và hiệu quả. Hầu hết các địa phương trong tỉnh duy trì tốt việc tổ chức ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc trong các dịp lễ, tết, nhiều địa phương tổ chức vào dịp Quốc khánh 02/9 hằng năm như các huyện Than Uyên, Tam Đường, Tân Uyên... rất ý nghĩa và cổ vũ, động viên Nhân dân các dân tộc tích cực, tự giác tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, thể thao truyền thống của dân tộc mình, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần. Một số địa phương bước đầu đã khai thác hiệu quả văn hóa truyền thống dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng vừa thu hút được đông đảo du khách, vừa bảo tồn, lưu giữ và phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, nổi bật như: bản Sin Suối Hồ thuộc xã Sin Suối Hồ, bản Vàng Pheo, xã Mường So (huyện Phong Thổ); bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, bản Lao Chải I, xã Khun Há (huyện Tam Đường); bản Gia Khâu, xã Nậm Loỏng; bản San Thàng, xã San Thàng (thành phố Lai Châu...).

Cùng với đó, công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở cũng được quan tâm lãnh đạo triển khai thực hiện đạt được những kết quả tích cực. Hạ tầng, thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư xây dựng. Toàn tỉnh hiện có 789 nhà văn (cấp tỉnh 01; cấp huyện 8; xã 82; thôn bản, tổ dân phố 699); 05 sân vận động, 105 nhà luyện tập thể dục thể thao... Chú trọng xây dựng gia đình văn hóa, trọng tâm là giữ gìn và phát huy đạo lý, giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, con người Việt Nam; nâng cao chất lượng xây dựng bản, làng, khu dân cư văn hóa. Các địa phương  quan tâm làm tốt công tác chỉ đạo, hướng dẫn khu dân cư xây dựng và thực hiện tốt các quy ước, hương ước, đến năm 2018 toàn tỉnh có trên 94% thôn, bản, tổ dân phố xây dựng quy ước, hương ước, 100% lễ hội được tổ chức theo nếp sống văn minh đảm bảo đúng quy định; các hủ tục lạc hậu từng bước được đẩy lùi, môi trường văn hóa được xây dựng lành mạnh, tiến bộ, văn minh. Nổi bật như huyện Than Uyên triển khai rất thành công chương trình xây dựng nếp sống văn hóa mới trong vùng đồng bào dân tộc Mông, với những nội dung, cách làm cụ thể, thiết thực, hợp với lòng dân, được người dân đồng thuận, tự bàn bạc nội dung, ký cam kết thực hiện... Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến hết năm 2018 toàn tỉnh có trên 79% hộ gia đình; trên 66% thôn, bản, tổ dân phố và trên 94% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa.

Tuy nhiên, nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền và một bộ phận Nhân dân về bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc chưa đầy đủ, vì vậy có lúc, có nơi chưa thực sự quan tâm tới công tác này. Sự phối hợp giữa các địa phương, cơ quan, ban ngành trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phục dựng, bảo tồn và phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa thường xuyên, hiệu quả không cao. Công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân về bảo tồn chưa thực sự được chú trọng; một số di sản văn hóa truyền thống các dân tộc chưa được nghiên cứu, đánh giá đầy đủ. Nội dung bảo tồn, phục dựng, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc chưa toàn diện, chưa rộng khắp, mới chỉ tập trung khôi phục các lễ hội truyền thống tiêu biểu, bảo tồn một số làn điệu dân ca, dân vũ, truyền dạy văn hóa phi vật thể một số dân tộc; việc duy trì và phát huy sau bảo tồn, phục dựng chưa được chú trọng, hiệu quả thấp...

Để tiếp tục đẩy mạnh việc bảo tồn, khôi phục và phát triển văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Tỉnh xác định đây là nhiệm vụ quan trọng cần được quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Bảo tồn, phục dựng và phát triển văn hóa các dân tộc với trọng tâm là duy trì, phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹp, bài trừ các hủ tục lạc hậu; gắn bảo tồn, phát triển văn hóa với giữ vững, ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, giải quyết các vấn đề xã hội và thực hiện tốt chính sách dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững. Tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, nhất là Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; các nghị quyết, đề án của tỉnh về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, Nhân dân các dân tộc về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn, phục dựng và phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc đối với công cuộc xây dựng và phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới; phát huy vai trò của người dân trong công tác tự bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gắn với xây dựng và thực hiện tốt quy ước, hương ước trong cộng đồng dân cư; tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, làng bản và toàn xã hội; thực hiện nếp sống trong việc cưới, việc tang, lễ hội, đẩy lùi các hủ tục, tập tục lạc hậu; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh, tiến bộ. Chú trọng gắn bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc với phát triển du lịch cộng đồng. Tiếp tục thực hiện kiểm kê, lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc cư trú thành cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh việc phối hợp tham mưu hoàn thiện việc lựa chọn các di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc, xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia. Hỗ trợ bảo tồn, phát triển các nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch; tổ chức truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của các dân tộc cho thế hệ trẻ; bảo tồn và phát huy nghệ thuật Xòe, Then dân tộc Thái, đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại...

Từ những kết quả đạt được thời gian qua, những mục tiêu, giải pháp đã được xác định, nhất định công tác bảo tồn, phục dựng và phát triển văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục đạt được những kết quả tốt hơn, góp phần xây dựng Lai Châu phát triển toàn diện, nhanh và bền vững./.

Tác giả: Trường Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 821 | lượt tải:34

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 1096 | lượt tải:409

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 1040 | lượt tải:42

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 1422 | lượt tải:49

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 779 | lượt tải:38
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập118
  • Hôm nay30,563
  • Tháng hiện tại917,803
  • Tháng trước827,554
  • Tổng lượt truy cập26,777,581
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down