Hội nghị trực tuyến thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covid-19

Thứ năm - 12/03/2020 21:17 764 0
Ngày 12/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các biện pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covid-19. Dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Nguyễn Xuân Cường - UVBCHTW Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Tại điểm cầu tỉnh có lãnh đạo Sở NN&PTNT, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, doanh nghiệp liên quan...
Hội nghị tại điểm cầu tỉnh
Hội nghị tại điểm cầu tỉnh
Để đảm bảo đạt được những mục tiêu đề ra, ngành nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp triển khai đồng bộ những giải pháp thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong điều kiện dịch bệnh Covid-19. Trong chăn nuôi tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi; phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính kiểm soát giá thành và giá bán sản phẩm của các doanh nghiệp chăn nuôi lớn; kiểm soát chặt, hạn chế tối đa việc đầu cơ tăng giá thịt lợn, lợn giống trên thị trường; đẩy nhanh tiến độ và quy mô tái đàn, khôi phục đàn lợn nhằm ổn định thị trường và giá cả mặt hàng thịt lợn trong nước. Hướng dẫn doanh nghiệp và người dân các điều kiện để tái đàn lợn, tăng khả năng kiểm soát dịch bệnh, mở rộng thị trường và quy trình chăn nuôi an toàn theo sinh học; nghiên cứu và đề xuất chính sách hỗ trợ sản xuất con giống và tín dụng để người chăn nuôi vay vốn đầu tư khôi phục đàn lợn.

Đối với trồng trọt, sử dụng linh hoạt diện tích đất trồng lúa để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho nông dân; tiếp tục hướng dẫn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có thị trường và thu nhập cao hơn. Rà soát xây dựng, phát triển các vùng sản xuất đối với sản phẩm xuất khẩu chủ lực; chú trọng yếu tố thị trường, đặc biệt là các thị trường lớn; xây dựng vùng sản xuất tập trung, đầu tư phát triển ngành hàng theo chuỗi giá trị, gắn với thị trường, chế biến, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển nông thôn mới trên địa bàn. Tập trung rà soát, chuyển đổi cơ cấu chủng loại, giống cây ăn quả chất lượng, phù hợp, có thị trường bằng trồng mới, trồng tái canh, ghép cải tạo giống, theo hướng khai thác, phát huy tốt lợi thế điều kiện tự nhiên của địa phương, rải vụ thu hoạch để phục vụ nội tiêu và xuất khẩu tươi cũng như đảm bảo nguyên liệu cho chế biến...

Đối với Lai Châu, Sở NN&PTNT tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp với các địa phương chỉ đạo, đôn đốc sản xuất, đảm bảo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch được giao; tập trung tái đàn lợn theo hướng an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh ở những nơi đủ điều kiện theo quy định, để bảo đảm sản lượng thịt tiêu thụ phục vụ thị trường trong tỉnh; phát triển đàn gia súc ăn cỏ, gia cầm, thủy sản ở các địa phương có lợi thế; đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; chuẩn bị cây giống đảm bảo đủ số lượng, tiêu chuẩn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng theo quy định để phục vụ kế hoạch trồng rừng; chuẩn bị để cung ứng đầy đủ giống, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

Phân tích tình hình hiện nay, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng ngành nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với 3 thách thức lớn đó là dịch bệnh Covid-19, biến đổi khí hậu và dịch bệnh trên gia súc gia cầm diễn biến phức tạp, bất thường. Trước tình hình đó, Bộ trưởng đưa ra mục tiêu kép cho ngành nông nghiệp phấn đấu tiếp tục vượt qua khó khăn, thách thức để phát triển và đảm bảo mục tiêu xuất khẩu. Để đạt được các mục tiêu này, trước hết ngành nông nghiệp phải sớm nhận diện được rõ nguy cơ, thách thức và đưa ra các chùm giải pháp thực hiện; cả nhà nước, doanh nghiệp và người dân đều thực hiện một cách quyết liệt và đồng bộ; xác định vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và sáng tạo trong cách thực hiện; phát hiện ra những lợi thế để biến nguy thành cơ hội và khai thác tất cả các cơ hội mới xuất hiện; phải đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm; tích cực thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi lĩnh vực, thống nhất từ vùng nguyên liệu chế biến đến thương mại; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, các trang trại, gia trại có điều kiện đảm bảo chăn nuôi an toàn; tiếp tục tổ chức nghiên cứu các giải pháp tổng thể phòng, chống dịch bệnh trong nông nghiệp.../.

Tác giả: KIm Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5238 | lượt tải:109

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4894 | lượt tải:113

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5880 | lượt tải:162

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5827 | lượt tải:127

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 7056 | lượt tải:262
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay12,218
  • Tháng hiện tại597,635
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,989,721
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down