Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019
Thứ hai - 22/04/2019 21:418140
Lai Châu là vùng thượng lưu sông Đà, lượng mưa lớn, mật độ sông suối cao, núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, ngoài việc thuận lợi cho việc phát triển thủy điện, cũng tiềm ẩn những nguy cơ về thiên tai nhất là lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.
Năm 2018, trên địa bàn tỉnh tình hình thiên tai, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất xảy ra thường xuyên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng về người và tài sản của nhà nước và Nhân dân (làm 25 người chết, 17 người mất tích, 21 người bị thương; 134 nhà bị lũ cuốn trôi hoàn toàn; 532 nhà bị hư hỏng, ngập nước; 1.778 nhà nằm trong khu vực có nguy cơ bị sạt lở; 297 công trình thủy lợi cuốn trôi; 22 điểm trường, 04 trạm y tế, 04 trụ sở cơ quan, 07 đồn biên phòng bị ảnh hưởng, hư hỏng; các tuyến Quốc lộ 4D, 279, 32, 12, 4H, tỉnh lộ 127, 128, 129B, 136… và các tuyến đường liên bản, liên xã bị sạt lở nhiều đoạn với khối lượng đất đá rất lớn, nhiều vị trí bị mất toàn bộ nền, mặt đường gây ách tắc giao thông nghiêm trọng, với tổng khối lượng đất, đá sạt lở trên các tuyến đường trên 3 triệu m3; ước tính thiệt hại 463,5 tỷ đồng).
Năm 2019, được dự báo tình hình thời tiết sẽ tiếp tục diễn biến rất phức tạp và khó lường, nhất là các loại thiên tai như dông lốc, lũ quét, sạt lở, hạn hán.... Do vậy, để chủ động phòng, chống, ứng phó có hiệu quả với các diễn biến bất thường của thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo đảm đời sống, sản xuất của Nhân dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững, vấn đề đặt ra đối với các cấp, các ngành cần phải tập trung thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm như: kiện toàn tổ chức, bộ máy, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên ban chỉ huy chòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở các cấp, các ngành, đảm bảo kịp thời triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó hiệu quả trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra; nâng cao năng lực điều hành, chỉ huy, thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó thiên tai ngay tại cơ sở, nhất là các địa bàn xung yếu với mục tiêu: phòng tránh là chính, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả nhanh chóng, hiệu quả và với phương châm "4 tại chỗ": chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ. Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn sát với tình hỉnh thực tế của từng ngành, địa phương, đơn vị, trong đó có tính đến yếu tố bất thường do biển đổi khí hậu.
Củng cố mạng lưới thông tin liên lạc từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo thông tin 2 chiều thông suốt trong mọi tình huống và báo cáo kịp thời để xử lý có hiệu quả khi có tình huống thiên tai xảy ra. Thực hiện nghiêm chế độ trực ban, thông tin, báo cáo theo quy định. Thường trực Ban Chỉ huy tỉnh có nhiệm vụ thường xuyên hướng dẫn, kiểm ừa, đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn; tham mưu cho UBND tỉnh công tác chỉ huy, điều hành, xử lý kịp thời, có hiệu quả trong việc phòng tránh, ứng phó với thiên tai.
Đối với các huyện, thành phố cần tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, Nhân dân các dân tộc về nhiệm vụ phòng, chống thiên tai; vận động Nhân dân chủ động chuẩn bị, sẵn sàng phòng chống bảo vệ tài sản của gia đình; tập trung rà soát các khu đô thị, các điểm dân cư đặc biệt là các khu, điểm tái định cư, những điểm xung yếu có nguy cơ xảy ra mưa đá, gió lốc, lũ quét, sạt lờ đất...tuyên truyền, cảnh báo nhân dân và có phương án ứng phó kịp thời với tình huống bất lợi khi thiên tai xảy ra, đồng thời tổ chức phòng tránh, sẵn sàng sơ tán người và tài sản đến vị trí an toàn; tổ chức tập huấn, thực hành diễn tập các tình huống thiên tai giả định, phương án xử lý; thực hiện tốt công tác thường trực 24/24 kể cả ngày lễ, ngày nghỉ.
Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các địa phương trong công tác thông tin tuyên truyền, phố biển các thông tin dự báo, cảnh báo tình hình diễn biến thời tiết, thiên tai, nhất là những kiến thức cơ bản về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai cho Nhân dân. Nâng cao chất lượng dự báo, đặc biệt là việc dự báo sớm các khả năng xuất hiện và diễn biến của các tình huống thời tiết phức tạp. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng, an toàn công trình trong mùa mưa lũ; chuẩn bị lực lượng, phương tiện cần thiết để sẵn sàng tham gia sơ tán Nhân dân khi cần thiết và tổ chức công tác tìm kiếm cứu nạn; giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội khi có thiên tai xảy ra.
Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện, lực lượng khắc phục khi có sự cố giao thông, thông tin liên lạc, đảm bảo giao thông, liên lạc thông suốt; tăng cường kiểm tra hệ thống truyền tải, thiết bị điện, trạm biến thế, công trình điện lực, đồng thời xử lý khắc phục nhanh chóng sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng, đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục và an toàn... Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện và thuốc y tế dự phòng, nhanh chóng dập tắt các ổ dịch bệnh ngay từ khi mới phát sinh và thực hiện tốt việc sơ, cấp cứu, chữa trị cho Nhân dân vùng thiên tai khi có ảnh hưởng về người. Có kế hoạch phối hợp với các địa phương tuyên truyền phát động trong dân dự trữ lương thực thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết đủ cho sử dụng và dự phòng trong mùa mưa lũ; triển khai thực hiện các chính sách cứu trợ kịp thời đối với các gia đình, tổ chức và cá nhân bị thiệt hại do thiên tai...
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế