Than Uyên chú trọng phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 29/10/2024 10:13 616 0
Xác định vai trò, tầm quan trọng kinh tế nông nghiệp, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Than Uyên đã chú trọng phát huy tiềm năng, lợi thế, đưa nông nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực của huyện, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, tạo niềm tin của người dân với sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền các cấp.
Than Uyên chú trọng phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới
Là huyện cửa ngõ phía Đông Nam của tỉnh, có tổng diện tích tự nhiên là 79.252,92ha, chiếm 8,7% diện tích của tỉnh. Toàn huyện có 12 xã, thị trấn, 131 bản, 14.734 hộ, 70.626 nhân khẩu, 10 dân tộc cùng sinh sống. Với vị trí địa lý thuận lợi, được xác định là vùng kinh tế động lực của tỉnh, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp, có cánh đồng Mường Than lớn thứ 3 vùng Tây Bắc với diện tích hơn 2.000 ha; có 2 thủy điện lớn là: Bản Chát có công suất 220 MW và Huổi Quảng có công suất 560 MW... được xác định là huyện nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Để phát huy tiềm năng, lợi thế, cấp ủy, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai hiệu quả mục tiêu về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới gắn với triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra, phấn đấu đến năm 2025 huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, xã Pha Mu đạt chuẩn nông nông thôn mới nâng cao.

Nhằm cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp hàng hóa được xác định, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/HU, ngày 06/10/2020 về phát triển hàng hóa nông nghiệp tập trung giai đoạn 2020 - 2025 để chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, trong đó xác định mục tiêu và nhiệm vụ giải pháp, tạo bước đột phá để hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung chuyên canh gắn với chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, tạo ra một số sản phẩm chủ lực, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, xây dựng nông thôn mới.
 
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực vươn lên của người dân, đến nay, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện đem lại nhiều kết quả tích cực, tạo ra một số sản phẩm có giá trị cao. Hình thành và phát triển vùng sản xuất lúa đặc sản Séng cù với 183,3ha tại các xã Phúc Than, Mường Than, Hua Nà, Mường Cang, Mường Kim và thị trấn Than Uyên. Năng suất trung bình 52,58 tạ/ha, giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, lợi nhuận sau khi trừ chi phí (gồm giống, vật tư nông nghiệp, công lao động) là 42 triệu đồng/ha, cao hơn các giống lúa khác 9 - 13 triệu đồng/ha.
 
Diện tích lúa hàng hóa Japonica (tẻ hạt tròn) 246,2ha tại các xã: Mường Than, Phúc Than, Mường Kim; diện tích lúa chất lượng 320,5 ha tại các xã: Phúc Than, Mường Than, Mường Cang, Mường Kim, Tà Mung. Áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP là 260 ha (trong đó có 64 ha được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP). Năng suất trung bình 61,5 tạ/ha, giá bán trung bình 9.500 - 10.000 đồng/kg, lợi nhuận là 28 - 32 triệu đồng/ha, cao hơn lúa ngoài sản xuất hàng hóa từ 5 - 7 triệu đồng/ha.
Hằng năm, duy trì diện tích ngô trên 1.660 ha, sản lượng trên 7.500 tấn/năm. Trong đó diện tích ngô hàng hóa 550 ha; giá bán bình quân 7.500 đồng/kg, lãi thu được là 17,5 triệu đồng/ha.

Duy trì vùng nguyên liệu chè đạt trên 2.000 ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 12.000 tấn. Trong đó có 200 ha được sản xuất theo tiêu chuẩn quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP...). Diện tích đăng ký sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm là 290,82 ha, có 10,5 ha chè được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; năng suất trung bình 23,15 tạ/ha, giá bán trung bình 8.000 đồng/kg, lãi thu được là 17 triệu đồng/ha.
 
Việc trồng các loại cây ăn quả được chú trọng, toàn huyện có 435,02ha cây ăn quả, sản lượng đạt 889,4 tấn. Diện tích thực hiện theo các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 213,76 ha. Bưởi da xanh 31,68ha tại các xã: Mường Than, Hua Nà, Mường Cang, Mường Mít; Nhãn chín muộn 07 ha tại xã Phúc Than; Xoài Đài loan 22,43 ha tại các xã: Mường Cang, Ta Gia, Tà Hừa; Chanh leo 70,23 ha tại các xã: Phúc Than, Mường Than, Hua Nà, Mường Cang, Mường Kim, Tà Mung, Ta Gia, Khoen On, Pha Mu; Dứa 7,5 ha tại xã Phúc Than; Ổi Đài Loan 04 ha tại xã Hua Nà; Mít chín sớm 45,2 ha tại các xã: Tà Hừa, Pha Mu, Ta Gia, Khoen On; Mơ 25,7 ha tại xã Mường Kim, Tà Mung.

Trong chăn nuôi chú trọng phát triển cơ sở chăn nuôi tập trung. Đến tháng 6/2024, toàn huyện có 81 cơ sở chăn nuôi tập trung. Trong đó, chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò) quy mô 20 con/cơ sở trở lên 59 cơ sở; chăn nuôi lợn quy mô 60 con/cơ sở trở lên có 22 cơ sở. Các trang trại đều thực hiện các biện pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Để cải tạo tầm vóc, chất lượng đàn gia súc của địa phương, một số cơ sở chăn nuôi đã mạnh dạn nhập một số giống bò có tầm vóc to như: bò Shin, Senepol, 3B…
 
Phát triển nuôi trồng thủy sản lồng bè trên lòng hồ thủy điện Huội Quảng, Bản Chát đạt trên 1.000 lồng cá với thể tích nuôi trồng trên 200.000 m3, sản lượng đạt 950 tấn/năm.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã được các xã đẩy mạnh thực hiện. Đến tháng 6/2024, có 02 sản phẩm được cấp Nhãn hiệu chứng nhận là “Gạo đặc sản Séng cù Than Uyên”, “Gạo tẻ tròn Than Uyên”; sản phẩm “gạo nếp Tan Pỏm đặc sản Than Uyên” hiện đã hoàn thiện hồ sơ, dự kiến được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Nhãn hiệu chứng nhận trong thời gian tới. Toàn huyện hiện có 35 sản phẩm OCOP từ 3 đến 4 sao.  19 doanh nghiệp, HTX thực hiện các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Ngô ngọt và thu mua sản phẩm quả Chanh leo trên địa bàn huyện; tập đoàn Dehues liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá lồng; Công ty Cổ phần XNK Phúc An Phát HP liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Ớt; Công ty TNHH Nông sản Ba Bể, Công ty Việt Nam Visaki liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Quả mơ; Công ty cổ phần HT Miền Bắc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm quả Mít chín sớm…

Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ. Tính hết năm 2023, toàn huyện có 7 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (Mường Than, Mường Cang, Hua Nà, Mường Mít, Phúc Than, Mường Kim, Ta Gia), 04 xã chưa được công nhận (Pha Mu, Khoen On, Tà Mung, Tà Hừa); bình quân đạt 17,36 tiêu chí/xã; thu nhập bình quân đầu người đạt 45,5 triệu đồng; giải quyết việc làm cho 3.788 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%.
 
Thời gian tới, để thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới cần tiếp tực đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, phát huy tính tiên phong của các cấp uỷ đảng, chính quyền và Nhân dân, tạo sự đồng thuận. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả; khuyến khích và tạo thuận lợi phát triển doanh nghiệp nông nghiệp; đẩy mạnh đổi mới và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn quốc; chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, chăn nuôi có kiểm soát theo hướng trang trại, gia trại, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Nâng cao chất lượng, thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn, khai thác có hiệu quả những sản phẩm được chứng nhận tiêu chuẩn OCOP, nhãn hiệu chứng nhận nâng cao thu nhập của người dân, phấn đấu xây dựng huyện Than Uyên đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025./.

                                                  

Tác giả: Bùi Đức Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5802 | lượt tải:114

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 5444 | lượt tải:119

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 6441 | lượt tải:169

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 6387 | lượt tải:134

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 7610 | lượt tải:273
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay20,858
  • Tháng hiện tại259,456
  • Tháng trước10,542,355
  • Tổng lượt truy cập35,289,063
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down