Phát huy hiệu quả sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tại xã Bản Giang

Thứ ba - 15/10/2024 03:47 717 0
Bản Giang là một trong những xã trọng điểm về phát triển nông nghiệp của huyện Tam Đường với tổng diện tích tự nhiên là 3.560,23 ha, đất nông nghiệp 2.499,49 ha, chiếm 70%; có 864 hộ với 4.110 nhân khẩu; 5 dân tộc cùng sinh sống ở 7 bản, chủ yếu sinh sống bằng kinh tế nông nghiệp. Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp gắn với thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Người dân xã Bản Giang chăm sóc cây mía
Người dân xã Bản Giang chăm sóc cây mía
Nhằm tận dụng và phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi; lực lượng lao động dồi dào với hơn 2.800 người, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, diện tích đất sản xuất lớn để phát triển các loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định chương trình phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung là một trong hai chương trình trọng điểm của xã để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các đoàn thể, các chi bộ trực thuộc xây dựng kế hoạch, xác định phát triển các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng bản trong đó xác định cây chè và nuôi trồng thuỷ sản vẫn là hai loại cây, con chủ lực trong xóa đói giảm nghèo của xã. Trong sản xuất nông nghiệp chú trọng thực hiện các giải pháp, đảm bảo các điều kiện cho sản xuất; chủ động ứng phó với những thay đổi của thời tiết; đảm bảo diện tích sản xuất theo đúng kế hoạch; làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

Hằng năm, xây dựng kế hoạch để giao chỉ tiêu cho các bản thực hiện. Đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phát huy thế mạnh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý trồng thêm các loại cây có giá trị khác như: Quế, chanh leo, mía, dong riềng...

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực vươn lên của Nhân dân, sản xuất nông nghiệp có bước chuyển biến tích cực, năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn xã, phát huy được tiềm năng lợi thế, bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung và tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. 

Năm 2023, diện tích lúa 165 ha, năng suất 52,7 tạ/ha, sản lượng 870 tấn. Ngô thực hiện 872 ha, sản lượng đạt 3.462 tấn; diện tích chè 179 ha, năng suất 92 tạ/ ha, sản lượng 1.580 tấn tăng 151 tấn so với năm 2022; tổng diện tích cây ăn quả 138,8 ha, sản lượng đạt 80 tấn. Phát triển và duy trì vùng trồng mía tập trung trọng điểm tại các bản với diện tích hàng năm đạt 30ha... Tổng đàn gia súc hiện có là 6.108 con; duy trì vùng thủy sản nước ngọt tập trung trọng điểm tại các bản với diện tích 85 ha: Cốc Pa 13 ha, Nà Bỏ 13 ha, Bản Giang 22 ha, Đoàn kết 20 ha, Tẩn Phủ Nhiêu 2 ha, Nà Cơ 10 ha, Suối Thầu 5ha, sản lượng đạt 270 tấn/năm.

Quan tâm đầu tư hỗ trợ hạ tầng vùng sản xuất, đã thực hiện đầu tư 03 công trình nâng cấp đường liên bản, liên xã với tổng mức đầu tư 7.751 triệu đồng; phát triển các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng kinh tế giữa nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã. Hiện nay, thực hiện mô hình liên kết, mô hình sản xuất hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, như: dong riềng trên 4 ha, thu nhập 100 triệu đồng/ha. Nâng cao hiệu quả hoạt động các cơ sở chế biến chè hiện có và thu hút 01 công ty TNHH giống vật tư Tây Bắc vào xây dựng nhà máy chè chế biến tại địa bàn xã, hiện có 03 cơ sở chế biến chè với công suất 16 tấn/ngày đáp ứng đủ việc thu mua chè nguyên liệu trên địa bàn. Thu hút 01 công ty vào thực hiện dự án liên kết trồng cây chanh leo với tổng diện tích 8,85 ha... Triển khai hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), hiện có 01 sản phẩm mây tre đan đạt OCOP 3 sao.

Kinh tế phát triển đúng hướng, đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người của xã tăng dần qua các năm, năm 2022 đạt 38 triệu đồng, năm 2023 đạt 42 triệu đồng, lương thực bình quân đầu người đạt trên 1.000 kg/năm, tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm 5,6%. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm 85,7% số bản đạt tiêu chuẩn văn hóa; 84% số hộ gia đình đạt gia đình văn hóa; duy trì và bảo dưỡng đường điện chiếu sáng nông thôn 7/7 bản; quản lý sử dụng tốt 13 lò đốt rác tại các bản, duy trì dọn vệ sinh môi trường ở các bản vào ngày thứ 7 hằng tuần; huy động nhân dân đóng góp gần 500 ngày công, hiến trên 1.680m2; xây dựng 5/7 bản nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp. Duy trì 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Thực hiện xóa 12 nhà tạm bằng nguồn xã hội hóa với tổng kinh phí 475 triệu đồng… Những kết quả đó góp phần xây dựng hệ thống chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tạo niềm tin, sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân.

Để phát huy tiềm năng, lợi thế, giá trị lĩnh vực phát triển nông nghiệp, thời gian tới cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng các điển hình về làm kinh tế giỏi gắn với tuyên truyền, nhân rộng các điển hình cho người dân học tập và làm theo; tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp điều kiện của xã; đầu tư thâm canh, tăng vụ; đẩy mạnh ứng dựng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;  tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại và liên doanh, liên kết giữa các nhà máy chế biến với các vùng nguyên liệu, thực hiện tốt chương trình liên kết 4 nhà; xây dựng thương hiệu một số sản phẩm chủ lực của xã như: rượu, cây ăn quả, mía và thủy sản. Thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, chính sách về nông nghiệp, nông thôn. Tranh thủ huy động các nguồn vốn khác của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng, bảo dưỡng công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”... góp phần đưa Bản Giang thành xã phát triển khá trong huyện Tam Đường./.
 

Tác giả: Lù Phái

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5798 | lượt tải:114

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 5440 | lượt tải:119

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 6437 | lượt tải:169

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 6383 | lượt tải:134

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 7606 | lượt tải:273
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay20,858
  • Tháng hiện tại258,640
  • Tháng trước10,542,355
  • Tổng lượt truy cập35,288,247
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down