Tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo ở Khun Há

Thứ sáu - 07/04/2017 23:54 956 0
Tại nhiều địa phương khó khăn trên cả nước, việc một số gia đình xin được nằm trong diện hộ nghèo để được nhận các chính sách ưu đãi trong phát triển kinh tế không là chuyện hiếm thấy. Thế nhưng, nhiều hộ đồng bào dân tộc Mông ở xã Khun Há, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã tự làm đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo chỉ với một lý do đó là, có động lực để làm kinh tế và nhường sự hỗ trợ của nhà nước cho những hộ còn khó khăn hơn.
Anh Cứ A Seng chăm sóc đàn vịt của gia đình
Anh Cứ A Seng chăm sóc đàn vịt của gia đình
Xin ra khỏi hột nghèo để có động lực làm kinh tế

Anh Cứ A Seng (bản Lao Chải 2, xã Khun Há) được khá nhiều người trong bản nhắc vì chuyện 2 lần làm đơn xin thoát nghèo. Thời điểm năm 2014, hai vợ chồng anh Seng tách hộ để sinh sống. Tới cuối năm 2015, khi chính quyền tiến hành rà soát tiêu chí, bổ sung hộ nghèo thì gia đình anh đã nằm trong diện đó. 

Giữa năm 2016, sau khi bàn bạc với vợ, Cứ A Seng viết đơn gửi trưởng bản đề nghị xã để xin rút ra khỏi danh sách hộ nghèo của bản. Tuy nhiên sau khi xem xét, thấy gia đình Cứ A Seng vẫn còn nhiều khó khăn nên xã chưa đồng ý xác nhận. Không nản lòng, vợ chồng Cứ A Seng bảo nhau chăm chỉ làm ăn phát triển kinh tế, nuôi lợn nuôi gà theo phương châm lấy ngắn nuôi dài. Cuối năm 2016, sau khi kinh tế gia đình khá hơn một chút, Cứ A Seng lại tiếp tục làm đơn xin xét ra khỏi hộ nghèo. Trước sự cố gắng, nỗ lực cũng như mong muốn của gia đình, xã Khun Há đã xét các tiêu chí và đồng ý chấp thuận. Anh Cứ A Seng, bản Lao Chải 2 cho biết: Mình còn trẻ, còn sức khỏe để làm việc mà cứ ỉ lại mãi vào nhà nước mãi thì không tốt. Hơn nữa vợ mình nó tham gia vào Chi Hội phụ nữ bản nên nó bảo là hộ nghèo thì xấu hổ lắm, phải cố gắng làm kinh tế rồi xin ra khỏi hộ nghèo. Các con nó đi học nó cũng phấn khởi hơn vì nhà mình không phải hộ nghèo nữa. Mặc dù kinh tế gia đình vẫn còn khó khăn nhưng khi không nằm trong hộ nghèo nữa thì mỗi người trong nhà đều phải cố gắng hơn, vợ chồng bảo nhau làm ăn.

Chứng minh cho lời nói của mình, Cứ A Seng dẫn chúng tôi ra xem mô hình chăn nuôi tổng hợp nhỏ của mình. Chuồng lợn của gia đình với gần chục con; đàn vịt hơn 50 con; cùng nhiều loại gia cầm khác. Theo lời của anh Seng, ban đầu vợ chồng tích góp nuôi từng con lợn và vài chục con gà thịt. Sau khi bán, số tiền lãi được đầu tư để mua nhiều hơn. Để có nguồn thực phẩm chăn nuôi, gia đình còn trồng thêm ngô, lúa. Không nhớ rõ diện tích ngô, lúa của gia đình nhưng Cứ A Seng chia sẻ mỗi năm gia đình thu hoạch gần 70 bao ngô, lúa. Vợ anh ngoài việc cùng chồng chăn nuôi, trồng ngô lúa, chị còn thêu thùa, may trang phục để bán cho bà con trong bản kiếm thêm thu nhập. Kinh tế gia đình tuy vẫn còn khó khăn nhưng so với mặt bằng chung của bản là đã ở mức khá.

Cũng mong muốn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo, gia đình anh Cứ A Sua, bản Lao Chải 2 cũng phải làm đơn đến 2 lần mới được đồng ý xem xét sau những cố gắng của gia đình. Trong ngôi nhà gỗ khang trang mà hai vợ chồng mới dựng lên, Cứ A Sua chia sẻ: Sau khi rà soát thì cuối năm 2015, gia đình mình cũng nằm trong danh sách hộ nghèo. Bản thân mình là Bí thư chi đoàn bản nên cần phải gương mẫu trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Chính vì vậy mình đã tích cực phát triển kinh tế, đọc sách báo để học các cách làm hay.

Từ những kinh nghiệm có được, anh Sua đã mạnh dạn mua ngựa, lợn và trâu về nuôi bán; rồi tích góp, vay thêm vốn để đầu tư mua thêm xe tải nhỏ phục vụ nhu cầu chuyên chở hàng hóa của bà con. Cuối năm 2016, anh Sua viết đơn lần 2 để xin ra khỏi danh sách hộ nghèo và được xã xem xét chấp thuận. "Mình là thanh niên mà lại trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước thì xấu hổ lắm. Với lại bản thân mình nghĩ, còn nhiều hộ khó khăn hơn mình cần được hỗ trợ nên mình cố gắng được thì mình cứ cố gắng thôi" - anh Sua chia sẻ thêm.

Nâng cao ý thức tự lực trong phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2016, xã Khun Há có 12 trường hợp hộ gia đình đồng bào dân tộc Mông tự làm đơn xin xét ra khỏi hộ nghèo; trong đó 9 hộ được chính quyền xã công nhận, số còn lại chưa đủ điều kiện và họ vẫn đang tiếp tục phấn đấu xin thoát nghèo trong năm 2017. Có được điều đó, lãnh đạo xã Khun Há cùng các phòng ban, đoàn thể xã, bản đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới Nhân dân về ý chí tự lực trong phát triển kinh tế, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Việc tuyên truyền tập trung vào chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các gương điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế, các cách làm kinh tế phù hợp với điều kiện của địa phương… Cùng với đó, công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục được đẩy mạnh thông qua việc tổ chức thực hiện các chương trình dự án, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, dạy nghề cho lao động nông thôn, ưu đãi vay vốn. Triển khai thực hiện các chính sách, chương trình hỗ trợ người nghèo kịp thời, có hiệu quả... 

Trong năm 2016 khi rà soát theo tiêu chí chuẩn nghèo mới, xã Khun Há vẫn còn 490 hộ nghèo. Để tạo đòn bẩy cho các hộ thoát nghèo một cách bền vững, chính quyền địa phương đã và đang vận dụng, hỗ trợ lồng ghép từ các chương trình, chính sách của Nhà nước. Ông Cứ A Sở, Chủ tịch UBND xã Khun Há, huyện Tam Đường cho biết, thực tế mỗi năm, xã Khun Há đã giảm số hộ nghèo từ 3 – 5%. Để người dân thoát nghèo bền vững, các cấp huyện, tỉnh cần tiếp tục có các chính sách hỗ trợ bằng nhiều hình thức tới bà con, đầu tư hơn các công trình công cộng, an sinh xã hội một cách thiết thực, có hiệu quả, qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần, nhất là tới các vùng đồng bào dân tộc thiểu số... 

Hiện tỉnh Lai Châu còn trên 32.000 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ hơn 34%. Những tấm gương viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo như một số hộ đồng bào dân tộc Mông ở xã vùng cao Khun Há, huyện Tam Đường là điển hình cho tinh thần không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, ý chí tự lực trong phát triển kinh tế của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Lai Châu./.

Tác giả: Nguyễn Chanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5988 | lượt tải:124

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 5631 | lượt tải:127

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 6635 | lượt tải:174

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 6579 | lượt tải:146

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 7809 | lượt tải:288
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập109
  • Hôm nay19,926
  • Tháng hiện tại508,820
  • Tháng trước10,542,355
  • Tổng lượt truy cập35,538,427
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down