Nặng lòng với giáo dục mầm non vùng biên

Thứ năm - 18/06/2015 21:22 883 0
“Sau 10 năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục vùng cao, tôi luôn trăn trở làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ nhất là ở địa bàn khó khăn, cơ sở vật chất chưa đảm bảo như ở huyện Mường Tè. Với lòng yêu nghề, tôi luôn bám bản, bám trường, tích cực vận động các bậc phụ huynh, cộng đồng tham gia vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Nhờ vậy, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nâng lên rõ rệt, tỷ lệ chuyên cần được duy trì ở mức cao 93 - 97%. Đây là động lực để chúng tôi phấn đấu đưa giáo dục vùng cao ngày càng phát triển” - là những chia sẻ của cô giáo Trần Thị Phượng, Hiệu trưởng trường Mầm non xã Mù Cả, huyện Mường Tè.
  Lãnh đạo Sở Giáo dục
  Lãnh đạo Sở Giáo dục
Gặp cô Phượng tại Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến xuất sắc của Ngành giáo dục & Đào tạo Lai Châu lần thứ 3 (2015- 2020) tôi thực sự bị lôi cuốn bởi sự thông minh, sắc sảo. Qua trò chuyện với cô, được nghe cô kể lại những ngày đầu bước chân lên mảnh đất Lai Châu dạy học càng thêm cảm phục lòng yêu nghề của cô giáo trẻ. Năm 2006 mình rơi quê hương Yên bái lên Lai Châu dạy học. Lúc đó mình mới lập gia đình, sau khi về bàn bạc với chồng, được chồng ủng hộ hai vợ chồng quyết định lên Lai Châu lập nghiệp. Rồi được phân công về dạy mầm non tại bản Cừ Xá, xã Mù Cả. Nhớ lại ngày lên bản Cừ Xá nhận công tác, cô Phượng không dấu niềm xúc động: Ngày đó, đường đi lại khó khăn chứ không thuận lời như bây giờ, hai vợ chồng phải đi bộ chục cây số mới vào được bản, nhìn lớp học tạm bợ, học sinh thì chưa được chục em quần áo mặc không đủ ấm ngơ ngác nhìn cô giáo mà trong lòng cảm thấy chán nản lúc đó chỉ muốn quay trở về nhà. Đêm đầu tiên, vợ chồng mình được các anh chị đồng nghiệp nhường phòng cho ngủ, cả đêm mình không thể ngủ hình ảnh các em cứ ám ảnh. Thật bất ngờ, sáng hôm sau bà con trong bản đã đến hỏi han cô giáo rồi bảo nhau dựng nhà tạm cho vợ chồng mình. Rồi mang từ bơ gạo, mớ rau, cái bát cho mình dùng những ngày đầu tiên ấy. Bà con cầm tay mình và bảo cô giáo ở lại dạy chữ cho các con nhé, các con trông chờ vào cô giáo. Chính sự chu đáo, tình cảm chân thành của bà con đã níu bước chân mình. Cộng với sự động viên của chồng, thời điểm đó anh cũng chưa tìm được việc làm hàng ngày cùng vợ lên nương vận động bà con đưa các em đến lớp. Lúc đầu một số bà con không hiểu chỉ muốn các em ở nhà trông em, lên nương, làm việc nhà. Nhờ kiên trì thuyết phục lớp học mầm non ở điểm bản Cừ Xá từ đấy cũng hình thành, ban đầu chỉ vài em rồi lên đến hàng chục em đến lớp. Cái gì thiếu thốn từ đồ dùng học tập đến cơ sở vật chất nhưng cô trò đều vui vẻ yêu thương. Sau một năm dạy ở Cừ Xá cô Phượng lại chuyển sang Gò Cứ - một điểm bản gần như xa nhất của xã Mù Cả để dạy học. 


Theo lời cô Phượng, thời gian ấy, cứ mỗi năm cô lại luôn phiên đi một điểm bản. Năm học 2011 - 2012 bắt đầu trường Mầm non Mù Cả thực hiện chế độ hỗ trợ ăn trưa cho trẻ bán trú 5 tuổi. Hồi ấy trường Mầm non Mù Cả chỉ thực hiện việc chi trả tiền cho gia đình các bé và yêu cầu phụ huynh làm bữa trưa cặp lồng cho các con mang đến lớp. Nhưng một thực tế là suất ăn của các con không đồng đều, có con đầy đủ thức ăn nhưng cũng có con chỉ có cơm và rau. Năm học 2012 - 2013, cô giáo Phượng có quyết định làm Hiệu trưởng trường Mầm non Mù Cả, trường cũng bắt đầu thực hiện cho các con ăn bán trú tại trường. Khó khăn lớn nhất lúc ấy là không đủ nhân lực cho việc nấu ăn. Chưa có nhân viên, mỗi lớp lại chỉ có một giáo viên nên các cô giáo vừa phải nấu ăn, vừa phải dạy học. Tình trạng đó cứ kéo dài trong cả năm học khiến cả cô và trò đều vất vả, chất lượng chăm sóc, dạy và học đều không cao.

Trong một lần đi họp tại Sở Giáo dục & Đào tạo, cô được nghe về nội dung xã hội hóa giáo dục. Ngay lúc ấy trong đầu cô giáo trẻ nảy ra ý định sẽ tìm cách vận động cha mẹ học sinh tham gia nấu ăn cho các bé. Nghĩ là làm, cô về bàn bạc với Ban Giám hiệu, rồi cùng giáo viên tiến hành xuống tận các bản để vận động cha mẹ học sinh. Nói thì đơn giản nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì gặp rất nhiều khó khăn vận động cha mẹ đưa con đến lớp đã khó nay vận động phụ huynh cùng tham gia nấu ăn cho các con lại càng khó. Vì cha mẹ các em hầu hết đều bận việc trên nương, với họ việc đã đưa con tới lớp thì nhà trường phải chịu trách nhiệm, phải có người nấu nướng. Với suy nghĩ trước hết cần vận động phụ huynh ở bản Ma Ký tham gia nấu ăn cho các con sau đó sẽ nhân rộng ở các điểm bản khác. Lúc đầu mọi người cũng chưa đồng lòng, nhưng được cô giáo giải thích, phân tích những lợi ích khi tổ chức nấu ăn cho các bé vừa đảm bảo dinh dưỡng, thể hiện được tình yêu dành cho các con. Từ đó các phụ huynh rất có trách nhiệm, không cần nhắc nhở mà tự lần lượt luôn phiên nhau. Mỗi ngày một gia đình phụ huynh sẽ chịu trách nhiệm nấu ăn cho lớp, các gia đình khác thì đóng góp gạo, củi, rau.

Từ việc lúc đầu chỉ có phụ huynh ở bản Ma Ký tham gia thì đến năm học 2014 - 2015, 100% các bản có lớp mầm non ở xã Mù Cả đều có cha mẹ học sinh tham gia nấu ăn cho các con. Nhà trường cũng tham mưu với UBND xã ra văn bản gửi trực tiếp về các bản thì bà con đều hiểu và thực hiện tốt “vì đó là việc chung, là việc tốt cho con em mình”.

Kết quả của việc xã hội hóa giáo dục tại trường mầm non Mù Cả đã vận động cha mẹ học sinh, cộng đồng ủng hộ 7,6 triệu đồng để tu sửa trường lớp, làm hàng rào bao quanh. 100% cha mẹ trẻ tự nguyện đóng góp gạo, củi, rau xanh, thay phiên nhau nấu ăn cho trẻ, chất lượng bữa ăn được đảm bảo và nâng cao. Mặt khác, đã giải quyết được bài toán khó khi không đủ 2 giáo viên/ lớp bán trú, giảm bớt áp lực cho giáo viên. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ từ đó cũng được nâng lên rõ rệt: Tỷ lệ chuyên cần duy trì ở mức cao, từ 93-97%, riêng trẻ 5 tuổi đạt 98%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảo từ 8% xuống 7,2%; trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm từ 18% xuống 11,4%...

Với những kết quả đạt được, giờ đây ngôi trường Mầm non Mù Cả là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh. Thành quả đó, một phần là nhờ công sức, lòng yêu nghề, nỗ lực đổi mới trong công tác dạy dỗ, chăm sóc trẻ của cô Phượng để những em học sinh vùng biên được phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần./.

Tác giả: Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4966 | lượt tải:107

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4623 | lượt tải:110

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5608 | lượt tải:158

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5561 | lượt tải:125

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6789 | lượt tải:254
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập80
  • Hôm nay24,887
  • Tháng hiện tại467,198
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,859,284
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down