Kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước:"NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC"

Thứ hai - 31/05/2021 22:04 10.728 0
Cách đây 110 năm với tinh thần yêu nước, thương dân sống trong cảnh lầm than, khổ cực dưới sự áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến và chứng kiến các phong trào yêu nước rơi vào khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước, cứu dân, người thanh niên Nguyễn Tất Thành, đã ra đi tìm đường cứu, với một khát vọng cháy bỏng, một quyết tâm lớn, tìm ra con đường giải phóng đất nước, độc lập, tự do cho dân tộc.
Ngày 5/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lên tàu Amiral Latouche Tréville ra đi tìm đường cứu nước (Ảnh: Tư liệu)
Ngày 5/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lên tàu Amiral Latouche Tréville ra đi tìm đường cứu nước (Ảnh: Tư liệu)
Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đất nước ta chìm đắm dưới ách thống trị của thực dân Pháp xâm lược. Các phong trào cứu nước của Nhân dân ta liên tiếp tiếp nổ ra nhưng đều thất bại nặng nề. Sự thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam thời kỳ này đã cho thấy cách mạng Việt Nam đang khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc. Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận thấy con đường do những người đi trước mở ra sẽ không giải phóng được dân tộc. Với một sự nhạy cảm đặc biệt, Nguyễn Tất Thành không đi sang nước Nhật, không tìm về châu Á mà Người sang nước Pháp, đến tận nơi nước đang cai trị mình, đến tận châu Âu, nơi đang có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, về văn hóa, về chính trị để tìm hiểu xem người ta làm như thế nào rồi trở về cứu giúp đồng bào.

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, trên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville), từ bến cảng Nhà Rồng (thành phố Sài Gòn), người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (bí danh Văn Ba) rời Tổ quốc bắt đầu cuộc hành trình lịch sử đi tìm đường cứu nước. Năm 1923, được hỏi về mục đích của chuyến đi này, Người đã trả lời nhà thơ, nhà báo Nga Ôxíp Manđenxtan: “…., lần đầu tiên tôi được nghe những từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái... Người Pháp đã nói thế và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy...”. Một lần khác, trả lời nhà văn Mỹ Aana Luy Xơtơrông, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau, ai là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này thì nghĩ là Nhật, người kia thì nghĩ là Anh, có người thì nghĩ là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.

Từ năm 1911 đến năm 1920, Người đã tận dụng mọi cơ hội để được đến nhiều nơi trên thế giới. Bàn chân của Người đã từng in dấu trên nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Người vừa phải tìm việc làm để kiếm sống, vừa tự học tập, tìm hiểu tình hình chính trị - xã hội của nước sở tại và các nước tư bản chủ nghĩa khác và tham gia hoạt động yêu nước ở nước ngoài. Đến đâu Người cũng quan sát kỹ lưỡng, so sánh, nhận xét, đi sâu tìm hiểu cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là Nhân dân lao động, để tìm hiểu sâu về nền văn hóa của các nước tư bản phát triển thời đó và thực chất của nền văn minh dựa trên chế độ người bóc lột người. Đặc biệt Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở 3 nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp. Trong những năm ở nước Mỹ và nước Pháp, Người dành nhiều thời gian tìm hiểu về các cuộc cách mạng nổi tiếng thế giới là cách mạng Mỹ (1776) với bản “Tuyên ngôn Độc lập” và cách mạng tư sản Pháp (1789) bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền”. Người rất khâm phục tinh thần cách mạng ở những nước này, nhưng không thể đi theo con đường của họ được. Bởi vì, như Người đã nói: “Kách mệnh Mỹ cũng như kách mệnh Pháp là kách mệnh tư bản, kách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước đoạt công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”. Người đã kiên quyết không lựa chọn con đường cách mạng tư sản, bởi theo Người, đó là những cuộc cách mạng “không đến nơi”, không triệt để vì nó không hề đề cập đến vấn đề giải phóng mọi tầng lớp nhân dân lao động khỏi sự áp bức, bóc lột, bất công. Người hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và rút ra những nhận xét rất sâu sắc: Ở đâu, chủ nghĩa tư bản cũng tàn ác vô nhân đạo, ở đâu, giai cấp công nhân và Nhân dân lao động cũng bị bóc lột dã man.

Năm 1917, thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga đã ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm và nhận thức của Người. Và tháng 7 nǎm 1920 qua báo Nhân đạo (L'Humanité) Pháp, Người được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I. Lênin. Bản Luận cương của V.I. Lênin như luồng ánh sáng mặt trời chiếu rọi vào trí tuệ và tâm hồn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, đem đến cho Người một nhãn quan chính trị mới. Sau này, khi kể lại sự kiện quan trọng đó, Người nói: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế III”.

Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và “Đường Kách mệnh”, đặc biệt là việc xuất bản tờ báo Thanh niên ra ngày 21-6-1925, Người đã chuẩn bị về đường lối chính trị để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong thời gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và cán bộ với việc Người lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925), tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ và gửi đi học ở Liên Xô... Khi điều kiện thành lập Đảng đã chín muồi, ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản ở Việt Nam ( Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) đã nhất trí thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, rời xa Tổ quốc, ngày 28/01/1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, con đường duy nhất phải theo là con đường cách mạng dân tộc dân chủ do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo đánh đổ đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc, sau đó tiến lên thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đón bắt kịp thời cơ, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc Dân từ ngày 16 - 17/8/1945 thống nhất ý chí toàn dân, quyết định Tổng khởi nghĩa, làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám 1945, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Châu Á.

Tiếp tục con đường cách mạng giải phóng dân tộc, Người đã hiệu triệu toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nêu cao truyền thống yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc, vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, giành thắng lợi vĩ đại trong 02 cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Vận dụng sáng tạo lý luận của học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể Việt Nam, sau 76 năm thành lập nước, đặc biệt là qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn. Có thể nói, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay.

Kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2021) mỗi chúng ta càng thấy tầm vóc lớn lao và ý nghĩa lịch sử vĩ đại của sự kiện này. Chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc trên đất nước Việt Nam thân yêu hôm nay đã được bắt đầu và quyết định từ những ngày tháng “Người đi tìm hình của nước”. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nguyện vững bước theo con đường cách mạng mà Đảng ta và Bác Hồ đã chọn, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Nhớ về Người mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, “sánh vai với các cường quốc năm châu” như sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn./.

Tác giả: Thanh Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5689 | lượt tải:112

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 5333 | lượt tải:118

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 6326 | lượt tải:168

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 6273 | lượt tải:134

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 7499 | lượt tải:271
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập98
  • Hôm nay33,520
  • Tháng hiện tại199,418
  • Tháng trước10,542,355
  • Tổng lượt truy cập35,229,025
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down