Cuộc họp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức vào chiều ngày 15/12. Đồng chí Cao Đức Phát, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ Trưởng NN&PTNT chủ trì cuộc họp. Dự cuộc họp còn có các tỉnh có diện tích rừng chuyển mục đích sang sử dụng cho mục đích khác.
Theo báo cáo, từ khi Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/3006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng có hiệu lực thi hành trên địa bàn 55 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 2.320 dự án đầu tư có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải trồng lại với tổng diện tích là 76.040 ha, trong đó, đến cuối năm 2013 đã trồng là 2.540 ha diện tích còn lại phải trồng là 73.500 ha.
Kết quả trồng rừng thay thế đến tháng 12/2014 đã có 28/55 tỉnh, thành phố đã trực thuộc Trung ương đã trồng rừng thay thế được 7.191 ha, trong đó diện tích trồng năm 2014 là 4.648 ha, đạt 35% tiến độ kế hoạch năm. Các địa phương đã tích cực, chủ động triển khai, cơ bản hoàn thành kế hoạch trồng rừng thay thế theo tiến độ kế hoạch năm 2014 gồm: Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Giang. Các địa phương có diện tích trồng rừng thay thế lớn nhưng chưa trồng là Lai Châu, Thanh Hóa, Gia Lai. Các địa phương có diện tích trồng rừng thay thế lớn nhưng đạt kết quả thấp là Nghệ An, Đắc Lắc, Lâm Đồng…
Nguyên nhân đạt kế hoạch thấp là do từ khi Nghị định số 23/2006/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/4/2006 đến năm 2013, các Ngành từ Trung ương đến địa phương và chủ dự án chủ quan chưa quan tâm đúng mức đến việc thực hiện trồng rừng thay thế. Nhiều chủ dự án không thực hiện đúng trách nhiệm xây dựng phương án trồng rừng thay thế, nhất là đối với các dự án đã hoàn thành việc khai hoang chuyển mục đích sử dụng và các dự án đã hoàn thành. Cần có thời gian để quán triệt và chuẩn bị các yếu tố đảm bảo thực hiện trên thực tiễn nhất là việc bố trí quỹ đất trồng rừng thay thế phù hợp với quy hoạch.
Để đảm bảo việc trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển mục đích sang sử dụng cho mục đích khác đúng kế hoạch đề ra, thời gian tới Bộ NN&PTNN đề nghị UBND các tỉnh tổ chức rà soát cụ thể từng dự án theo đúng quy định đã ban hành. Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân là chủ dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác lập phương án trồng rừng thay thế trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt hoàn thành chậm nhất vào quý I/2015. việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định theo điều 29 của Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/3006 của Chính phủ. Mọi trường hợp vi phạm quy định của Nhà nước trong việc trồng rừng thay thế phải được xử lý nghiêm túc theo quy định tại điều 13 của Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính về quản lý bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản. tiếp tục tăng cường công tác quản lý của các Bộ, UBND tỉnh các cấp trong việc chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và giám sát việc trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển mục đích sang sử dụng cho mục đích khác.
Tại cuộc họp trực tuyến, đồng chí Nguyễn Hữu Ái, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lai Châu đã phát biểu: Lai Châu có 8 nhà máy thủy điện lớn, trong đó có 2 nhà máy thủy điện của Trung ương đó là nhà máy thủy điện Sơn La trồng thay thế diện tích rừng chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác là 385 ha, nhà máy thủy điện Lai Châu trồng thay thế diện tích rừng chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác là 150 ha đã trình UBND tỉnh phê duyệt dự án trồng rừng thay thế. Đối với các nhà máy thủy điện khác đã và đang lên kế hoạch để trình UBND tỉnh phê duyệt dự án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển mục đích sang sử dụng cho mục đích khác. Tỉnh Lai Châu yêu cầu các nhà máy thủy điện cần trồng đủ diện tích trồng rừng đã chuyển đổi mục đích sử dụng. Đối với các nhà máy thủy điện của Trung ương ở trên địa bàn tỉnh nếu không trồng đủ diện tích rừng tỉnh sẽ yêu cầu tập đoàn điện điện lực Việt Nam không mua điện của các nhà máy này. Nếu các doanh nghiệp không trồng rừng thì phải nộp tiền theo quy định của Chính phủ.
Thảo luận tại cuộc họp các đại biểu tập trung vào những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; giá việc trồng rừng trên một ha diện tích đất rừng ở các địa phương; tích cực chuẩn bị giống, diện tích đất để trồng rừng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát…
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, đồng chí Cao Đức Phát, Bộ Trưởng NN&PTNT nhấn mạnh việc sử dụng diện tích rừng tập trung phải trồng thay thế diện tích rừng tập trung. Đôn đốc, hướng dẫn việc lập phương án, kế hoạch, bố trí đất đai, kiểm tra, giám sát việc trồng, bảo vệ và chăm sóc diện tích rừng trồng. các chủ đầu tư phải thực hiện nghiêm túc luật pháp đã quy định. Các địa phương nghiêm túc triển khai các Nghị định của Chính phủ cho các chủ đầu tư về công tác trồng rừng thay thế và hỗ trợ để giải quyết những khó khăn vướng mắc đặc biệt về vấn đề đất đai. Các tỉnh có tiến độ trồng rừng chậm nhất phải có phương án trình Chính phủ trước quý I/2015./.
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế