Đẩy mạnh công tác tự phê bình và phê bình trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Thứ tư - 01/01/2014 21:431.4140
Để thực hiện việc tự phê bình và phê bình một của cán bộ, đảng viên một cách nghiêm túc, chân thành, dựa trên nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cần phát huy dân chủ, tính tiền phong gương mẫu, thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình nghiêm túc, tự giác, đúng quy trình,
Là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng chăm lo xây dựng, rèn luyện Đảng ta thành một đảng mácxít thật sự vững mạnh để lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu, lý tưởng cách mạng. Tự phê bình và phê bình là một trong 5 nguyên tắc để xây dựng Đảng vững mạnh và được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là vấn đề có tính nguyên tắc, là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng, là phương pháp hiệu quả nhất để giáo dục, rèn luyện đảng viên. Thực hiện tốt tự phê bình và phê bình trong nội bộ là yếu tố quyết định đến việc giữ gìn uy tín của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “Người cách mạng và đoàn thể cách mạng cần tự phê bình và phê bình thiết tha như người ta cần không khí”. Theo quan điểm của Bác Hồ thì con người là “Nhân vô thập toàn” khó tránh khỏi sai lầm và khuyết điểm, chỉ có không làm gì thì mới không có sai lầm, chúng ta không sợ có sai lầm và khuyết điểm, chỉ sợ có sai lầm mà không dám nhận và quyết tâm sữa chữa thì mới nguy hại, Người đã dạy “Nếu không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của ta, cũng như giấu giếm bệnh trong mình, không giám uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy đến tính mệnh” và “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn chân chính”.
Về phương pháp tự phê bình và phê bình, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh phải thể hiện được tính Đảng, tính giáo dục, tính khách quan, trung thực, thẳng thắn, dân chủ, cụ thể và thiết thực, mặt khác phải thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở ở các cấp, các ngành, cấp trên phải nêu gương cho cấp dưới cán bộ lãnh đạo quản lý phải gương mẫu và triệt để thực hành. Người cho rằng Đảng muốn làm tròn sứ mệnh của mình trước lịch sử thì bản thân Đảng “phải có kỷ luật sắt đồng thời là kỷ luật tự giác”. Chính yếu tố tự giác ấy đòi hỏi phải thực hành “luật” tự phê bình và phê bình. “Luật”, có nghĩa là điều quy định bắt buộc phải thi hành trong toàn Đảng như một yếu tố nội sinh trong một kết cấu hoàn chỉnh của một cơ chế tổ chức mang tính hệ thống, quyết định sự tồn tại và phát triển của Đảng với tư cách là đội tiên phong chính trị của giai cấp và dân tộc. “Luật”, còn có nghĩa là tất cả, không ngoại trừ bất cứ đảng viên và bộ phận nào của Đảng, phải tuân thủ nghiêm chỉnh phương pháp tác động ba chiều: Từ trên xuống, từ dưới lên, từ ngoài (nhân dân) vào. Đối với nước ta, trong cơ chế một Đảng duy nhất cầm quyền, thì tự phê bình và phê bình, phương pháp tác động ba chiều phải được coi trọng như một giải pháp cơ bản để giữ vai trò lãnh đạo của Đảng và bảo đảm chắc chắn cho uy tín chính trị của Đảng.
Những lời dạy của Bác Hồ về thực hiện tự phê bình và phê bình trong Đảng cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Do vậy, việc học tập và vận dụng những lời dạy của Bác về tự phê bình và phê bình trong tình hình hiện nay thật vô cùng có ý nghĩa. Hiện nay, toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, với tinh thần: “Mỗi tổ chức, cán bộ, đảng viên cần tự giác, trung thực, đánh giá mình cho thật khách quan. Tập trung kiểm điểm trên các vấn đề trách nhiệm đối với công việc, đối với đơn vị; phẩm chất cá nhân của mình về các mặt: nhận thức, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, quan hệ với quần chúng… thấy rõ ưu điểm để phát huy, nhận ra khuyết điểm để sửa chữa, coi trọng sự giáo dục, giúp đỡ chân thành của đồng chí, đồng nghiệp, học tập lẫn nhau, “trị bệnh cứu người”” (Trích bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng).
Quán triệt sâu sắc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Đảng bộ tỉnh đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức kiểm điểm đảng viên năm 2013 với tinh thần nghiêm túc, chân thành, thẳng thắn, xây dựng, dựa trên nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng. Để thực hiện tốt quan điểm đó, yêu cầu đặt ra đối với mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cần phát huy dân chủ, tính tiền phong gương mẫu, thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình nghiêm túc, tự giác, đúng quy trình, góp phần xây dựng Đảng bộ tỉnh ngày càng vững mạnh, lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế