“Trong bầu trời không có gì quý bằng Nhân dân…”

Thứ hai - 04/05/2015 21:46 5.446 0
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó với Nhân dân bắt nguồn từ quan niệm của Người coi Nhân dân là nguồn gốc của mọi sức mạnh. Người viết: “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”. “Cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người”.
Bác Hồ với đại biểu phụ nữ các dân tộc Việt Bắc (năm 1959)
Bác Hồ với đại biểu phụ nữ các dân tộc Việt Bắc (năm 1959)
Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về gắn bó với Nhân dân có nguồn gốc từ truyền thống dân tộc, từ những tình cảm tự nhiên, triết lý nhân sinh, phép ứng xử và tư duy chính trị của dân tộc Việt Nam, từ những quan niệm: “trên dưới đồng lòng, cả nước chung sức”, “tướng sĩ một lòng phụ tử”, “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”, “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”. Phát huy truyền thống dân tộc, năm 1955, Người viết: “...với sự đoàn kết nhất trí của tất cả những người xứng đáng là con Lạc cháu Hồng - Mặt trận nhất định sẽ thành công trong việc đánh tan âm mưu Mỹ và bè lũ tay sai của chúng và thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước Việt Nam yêu quý của chúng ta”.

 

Tư tưởng gắn bó với Nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn bắt nguồn từ tổng kết kinh nghiệm của phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới. Người chỉ ra nguyên nhân không thành công của các phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là do chưa tập hợp được đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh chỉ rõ cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp là cuộc cách mạng “không đến nơi”, bởi kết quả cuối cùng là chính quyền rơi vào tay một thiểu số người và bảo vệ lợi ích cho một nhóm ít người đó. Hồ Chí Minh nghiên cứu cách mạng Nga, rút ra nhiều bài học về huy động, tập hợp lực lượng từ Nhân dân, gắn bó với dân và luôn luôn bảo vệ lợi ích của đa số quần chúng Nhân dân.

Với cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định phải bắt đầu tư giác ngộ, tổ chức tập hợp quần chúng. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, khơi dậy chủ nghãi yêu nước và tinh thần dân tộc, tập hợp Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là những nhân tố vô cùng quan trọng, quyết định mọi thắng lợi của cách mạng. Khi nói về thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhất là vì lực lượng của toàn dân đoàn kết. Tất cả các dân tộc, các giai cấp, các địa phương, các tôn giáo đều nổi dậy theo lá cờ Việt Minh để tranh lại quyền độc lập cho Tổ quốc.

Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó”. Khi nói về công việc “Kháng chiến kiến quốc”, Người hỏi: “Ai thực hiện kháng chiến kiến quốc”? Và trả lời: “Trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân”.

Để thật sự gắn bó với dân, giữ vững mối liên hệ giữa cán bộ, đảng viên và Nhân dân, Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên, công chức phải: Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận trung với dân. Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không”.

Cán bộ của Đảng, Nhà nước “cần phải xung phong, gương mẫu trong sản xuất và công tác, hết lòng hết sức phục vụ Nhân dân, luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính”.

Với mỗi đảng viên “bất kỳ khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương mẫu cho quần chúng. Mọi đảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước Nhân dân, trước Đảng; phải ngăn ngừa và kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhâ”.

“... Vô luân trong hoàn cảnh nào, người đảng viên cũng phải đặ lợi ích của Đảng lên trên hết. Nếu khi lợi ích của Đảng và lợi ích của cá nhân mâu thuẫn với nhau, thì lợi ích cá nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi ích của Đảng”.

“Cán bộ và đảng viên càng phải nâng cao tinh thần phụ trách trước Đảng và trước quần chúng, hết lòng hết sức phục vụ Nhân dân. Phải yêu kính Nhân dân. Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của Nhân dân. Tuyệt đối không được lên mặt “quan cách mạng” ra lệnh ra oai”... Người dạy: cơm của chúng ta ăn, áo của chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều là mồ hôi, nước mắt của Nhân dân mà ra. Vì vậy chúng ta phải đền ơn xứng đáng cho Nhân dân “chớ vác mặt làm quan cách mạng cho dân ghét, dân khinh, dân ủng hộ”.
4 5 15
 
Bác Hồ tát nước chống hạn với bà con nông dân ở cánh đồng Quang Tó, 
xã Đại Thanh, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 12-1-1958

Không chỉ tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người về gắn bó với Nhân dân cũng hết mực sáng ngời: Sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, cùng sống với các tầng lớp nhân dân lao động, Hồ Chí Minh đã sớm có quan niệm và lối sống gắn bó với nhân dân. Khi còn đang là học sinh trường Quốc học Huế, Người đã xuống đường hòa vào dòng người biểu tình chống sưu cao, thuế nặng. 

Rời trường học, Người bắt đầu cuộc đời lao động kiếm sống, hoạt động yêu nước và cách mạng. Làm giáo viên ở trường Dục Thanh (Bình Thuận), Người gắn bó với thanh niên học sinh, truyền cho họ lòng yêu nước và trách nhiệm của người dân, đặc biệt là trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc. Tiếp đó, Người vào Sài Gòn tìm đường ra nước ngoài “xem người ta làm thế nào để về giúp nước”.

Bôn ba nhiều nơi trên thế giới trong gần 10 năm đầu sống ở nước ngoài, Người làm đủ nghề để kiếm sống, để hoạt động cách mạng. Làm phụ bếp trên tàu thủy, Người chia sẻ với những nỗi vất vả, nguy hiểm của thủy thủ, khuyên nhủ họ dành tiền giúp gia đình. Làm bồi bàn, Người gói những miếng bánh mỳ còn nguyên để lại trên các bàn ăn, dành cho những người vô gia cư ở Luân Đôn đi qua cửa khách sạn, sau khi hết buổi làm. Người gần gũi và trở thành đồng chí với các nhà cách mạng châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh, trong Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.

Sự gắn bó với Nhân dân trong những năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài và sau khi về nước không chỉ thể hiện quan điểm xuyên suốt gần dân, gắn bó với dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn là một trong những nguyên nhân thành công trong cuộc đời cách mạng rất phong phú và nhiều gian nan nhất của Người. Hai lần bị địch bắt, bị giam trong tù, Người chia sẻ những nổi đau của bạn tù, của người nhà họ, của người dân những nơi Người bị áp bức giải đi qua. Tập thơ Nhật ký trong tù đã thể hiện rất sâu sắc điều đó. Trong những năm đấu tranh giành chính quyền, bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đầy hy sinh, gian khổ, Người sống cùng dân, được Nhân dân hết lòng giúp đỡ, chở che, Nhân dân luôn ở bên Người, là nguồn lực, niềm tin vào lý tưởng cách mạng.

Khi trở thành lãnh tụ của Đảng và Nhà nước, Người vẫn sống cuộc sống bình thường, ở trong ngôi nhà dành cho những người lao động. Dù bận giải quyết nhiều công việc hệ trọng, Người vẫn quan tâm sâu sắc cuộc sống hằng ngày của các tầng lớp nhân dân, phát hiện và thưởng hơn 5.000 huy hiệu Hồ Chí Minh cho người tốt, việc tốt. Trong 10 năm (1959-1969), ở độ tuổi 70, Người đã có trên 700 lần đi xuống cơ sở thăm và tìm hiểu cuộc sống của nhân dân.

Sự quan tâm đến con người, đến mọi tầng lớp Nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện tập trung trong bản Di chúc, lời căn dặn và tâm nguyện cuối cùng của Người. Trong những lời căn dặn, Người yêu cầu Đảng, Nhà nước quan tâm thường xuyên đến mọi tầng lớp Nhân dân, không quên một ai, kể cả những người “lầm đường, lạc lối” hay những người là “hậu quả của chế độ cũ để lại”. Người dặn Đảng, Nhà nước phải dựa vào dân để xây dựng đất nước, xây dựng xã hội mới, bởi đây là “cuộc chiến khổng lồ”, chỉ có thể thực hiện được khi dựa vào dân.

Tấm gương suốt đời gắn bó với Nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện một tư tưởng lớn, một nhân cách lớn của một anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cách mạng thế giới, một nhà văn hóa kiệt xuất.

 
5 5 15
Tình cảm của Bác Hồ với đồng bào

Hiểu và cảm nhận sâu sắc tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về gắn bó với Nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta phải biết phát huy bài học kinh nghiệm của dân tộc Việt Nam, của cách mạng Việt Nam, lấy dân làm gốc. Các chủ trương, chính sách phải xuất phát từ lợi ích của Nhân dân, được Nhân dân đồng tình ủng hộ để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, gắn bó với Nhân dân là yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước: Đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững đang là yêu cầu cao về phát huy dân chủ, phát huy năng lực sáng tạo của quần chúng; gắn bó với dân để phát huy sáng kiến, kinh nghiệm trong dân, huy động mọi nguồn lực phát triển quê hương, đất nước. Dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên… 

Từ đó, mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn phải xuất phát từ lợi ích của Nhân dân để xây dựng và không ngừng hoàn thiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Gần dân, luôn quan tâm đến đời sống của Nhân dân, nắm vững tình hình, hiểu rõ tâm trạng, yêu cầu, quan tâm đến việc bảo đảm an sinh, điều kiện sống, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ hiểu biết của Nhân dân. Đảng và Nhà nước có các biện pháp để thực hành dân chủ thực sự trong dân, để Nhân dân được tham gia, được nói, được bàn, được quyết định và giám sát những vấn đề thiết thân với mình.

Tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội, văn hóa, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân, ngăn chặn lợi ích nhóm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí có hiệu quả. Xử lý kiên quyết, kịp thời những hành vi tham ô, lãng phí, mất dân chủ, xâm hại đến lợi ích chính đáng của Nhân dân. Tiếp tục thực hiện tốt các quy định trong sinh hoạt Đảng, như sinh hoạt hai chiều, lấy phiếu tín nhiệm, chú trọng công tác điều tra dư luận xã hội phục vụ cho công tác xây dựng Đảng.

Đối với Lai Châu là một tỉnh nghèo, đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn, việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về gắn bó với Nhân dân càng trở nên quan trọng với mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi cơ quan, tổ chức. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững gắn với thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc..., đưa Lai Châu ra khỏi tình trạng kém phát triển./.

Tác giả: Trung Tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5220 | lượt tải:109

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4878 | lượt tải:113

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5864 | lượt tải:162

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5811 | lượt tải:127

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 7040 | lượt tải:261
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay20,934
  • Tháng hiện tại592,276
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,984,362
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down