Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Thứ năm - 18/06/2015 21:24 9.999 0
Tư tưởng đoàn kết nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh là” “Đoàn kết làm ra sức mạnh”; “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”; Đoàn kết là thắng lợi”; “Đoàn kết là then chốt của thành công”. “Đoàn kết là điểm mẹ”. “Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt”. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đảng Cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận, có trách nhiệm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững chắc.
Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết xây dựng Đảng bắt nguồn từ tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc; từ vai trò của Đảng trong đại đoàn kết toàn dân và các nguyên tắc xây dựng Đảng. Từ quan niệm “Đoàn kết là then chốt của thành công”, Người xác định phải xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất và Đảng Cộng sản phải là hạt nhân của đại đoàn kết trong Mặt trận. Muốn làm được việc đó, phải đoàn kết trong Đảng, làm gương và thúc đẩy đoàn kết toàn dân.

 

Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng; phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong mọi giai đoạn cách mạng.

Người khẳng định, đại đoàn kết toàn dân là mục đích phấn đấu của Đảng Cộng sản. Ngày 03-3-1951, trong Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh thay mặt Đảng ta tuyên bố: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là : “ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”.

Ngày 31-8-1963, nói chuyện với cán bộ tuyên huấn miền núi về cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Trước cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm cho đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc. Một là đoàn kết. Hai là làm cách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập. Chỉ đơn giản thế thôi. Bây giờ mục đích tuyên truyền, huấn luyện là: “Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà”.

Đoàn kết toàn dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Người nhấn mạnh, phải “thật thà đoàn kết”. Với phương châm “cầu đồng tồn dị”, Người nêu rõ: “Chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp Nhân dân (...).

Phải đoàn kết các đảng phái, các đoàn thể, các nhân sĩ trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ.

Phải đoàn kết các dân tộc anh em, cùng nhau xây dựng Tổ quốc (...).

Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận ấm no, xây dựng Tổ quốc”.

“Đoàn kết thực sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”.


Trong công tác xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của đoàn kết. Điều đó thể hiện rất rõ những lời dạy của Người về xây dựng Đảng, lời dặn về việc làm đầu tiên trong Di chúc. Nội dung đoàn kết xây dựng Đảng trong tư tưởng Hồ Chí Minh tập trung ở các điểm sau:

Vấn đề đoàn kết có tầm quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng. Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trước hết là do sự đoàn kết trong Đảng mà dẫn tới đại đoàn kết toàn dân. Người viết: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ” mà “Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo Nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiền từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.

Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân tộc ta. Khi đã trở thành truyền thống thì mọi thế hệ cách mạng đều phải có trách nhiệm duy trì và bảo vệ. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ dìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ dìn con ngươi của mắt mình”.

Để thực hiện đoàn kết, thống nhất trong Đảng, Hồ Chí Minh yêu cầu phải thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng, đặc biệt là dân chủ và phê bình, tự phê bình. Người căn dặn: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình”. Theo Người, đó là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng.

Để có sự đoàn kết thật sự, không chỉ cần thực hiện nguyên tắc, bản lĩnh, lý trí mà rất cần tình thương yêu, sự đồng cảm và chia sẽ với nhau. Năm 1966, Người bổ sung vào bản Di chúc cụm từ: “Phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau”.

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh yếu tố đạo đức trong Đảng, chống lại căn bệnh “quan liêu”, “tham nhũng, lãng phí”, “xa dân”. Theo Người Đảng cầm quyền có nhiệm vụ to lớn là lãnh đạo Nhân dân xây dựng xã hội mới, tiến hành một “cuộc chiến đấu khổng lồ”, xóa đi những gì đã cũ kỹ hư hỏng, xây dựng những cái mới mẻ, tốt tươi. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn với bốn chữ “thật”: Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ dìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân”.

 
7 6 15
Người luôn là tấm gương mẫu mực trong xây dựng đoàn kết, gắn bó giữa Đảng, Chính phủ với Nhân dân

Không chỉ tư tưởng, tấm gương của Người suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, quan tâm lãnh đạo, rèn luyện Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Trong quá trình chuẩn bị các điều kiện thành lập Đảng, Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến việc truyền bà chủ nghĩa Mác - Lênin, mà còn đặc biệt quan tâm giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ của Đảng, tư cách người cách mạng.

Trong 23 điểm nêu trong cuốn Đường Cách mệnh, từ 1927, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những phẩm chất đạo đức cần có đối với người cách mạng như: Cần kiệm; Hoà mà không tư; Cả quyết sửa lỗi mình; Cẩn thận mà không nhút nhát; Nhẫn nại (chịu khó); Vị công vong tư; không hiếu danh, không kiêu ngạo; nói thì phải làm; Hy sinh; Ít lòng ham muốn về vật chất; Khoan thứ; Có lòng bày vẽ cho người; Quyết đoán; Dũng cảm...

Trong giai đoạn 1930-1945, Người kiên định thực hiện đường lối chiến lược cách mạng của Đảng, mang lại thắng lợi to lớn, vẻ vang của cách mạng Tháng Tám, giành lại nền độc lập cho dân tộc.

Sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, với cương vị người đứng đầu, Người cùng với Đảng chèo lái con thuyền cách mạng trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, phức tạp những năm 1945-1946, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng. Người đã xác định đường lối “kháng chiến, kiến quốc”; “thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược”; lãnh đạo Nhân dân ta đánh thắng chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước; cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong cuộc đấu tranh đó, Hồ Chí Minh đặt mình trong tập thể, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, như Người viết: “Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó” và nguyện đi cùng với đồng bào, dù phải hy sinh tính mạng cũng không nề.

Tấm gương mẫu mực về phẩm chất, tư cách của một đảng viên, trung thực, trách nhiệm, luôn luôn phấn đấu làm tròn mọi nhiệm vụ được Đảng giao phó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng, mẫu mực của một người cộng sản suốt đời phấn đấu, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nổi bật nhất ở các điểm sau: 

Một là, tấm gương tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Là người thành lập, rèn luyện và người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn gương mẫu, trung thực, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, thực hiện kỷ luật của Đảng nghiêm minh và tự giác. Quan tâm việc mở rộng và thực hành dân chủ trong Đảng, Người đã gương mẫu thực hiện dân chủ đầy đủ và tích cực nhất trong sinh hoạt đảng. Người xác định rõ trách nhiệm cá nhân, nêu cao tinh thần “phụ trách” trước Đảng, trước dân tộc và Nhân dân.

Hai là, tấm gương luôn luôn tự rèn luyện, trau dồi phẩm chất, năng lực, đạo đức, lối sống, tác phong của đảng viên. Đó là: Tấm gương luôn luôn giữ vững và rèn luyện ý chí, quyết tâm thực hiện với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Với phẩm chất thật trung với Đảng, thật hiếu với dân. Tấm gương khổ luyện, tiếp thu các giá trị văn hoá, tự hoàn thiện nhân cách không ngừng học tập để có tri thức, nâng cao tầm trí tuệ. Tấm gương rèn luyện, giữ vững đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; lòng nhân ái bao la, trong sáng, thuỷ chung; lối sống giản dị, trung thực, hoà đồng, làm chủ bản thân và luôn có khát vọng vươn tới những chuẩn mực chân, thiện, mỹ. Hồ Chí Minh đã được UNESCO tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá kiệt xuất. Tấm gương rèn luyện để có tác phong gần dân, hiểu dân, vì dân; gương mẫu trong cuộc sống hằng ngày.

Tấm gương sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng vào kết quả của quá trình xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, bởi như chính Người đã quan niệm: Ở phương Đông và ở Việt Nam, một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền.

Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, Đảng ta đang đứng trước những nhiệm vụ và thử thách to lớn. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đã trở thành vấn đề cấp bách cần tập trung giải quyết. Lợi ích nhóm đang tác động lớn đến việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đang là nguy cơ chia rẽ trong nội bộ. Đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh đang trở nên quan trọng và cấp thiết. Để thực hiện được nhiệm vụ chính trị có tính chất cốt lõi này, các cấp ủy Đảng phải tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, uy tín của Đảng, xây dựng, hoàn thiện đường lối đổi mới, đề ra chủ trương, giải pháp phù hợp cho giai đoạn phát triển mơi.

Quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, thực sự coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt ở tất cả các cấp, các ngành. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, trước hết là phương thức lãnh đạo đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Xây dựng và thực hiện cơ chế để phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của các đoàn thể Nhân dân. Các quyết định, chủ trương được thông qua phải lấy lợi ích của Nhân dân làm mục đích và động lực, các chính sách được ban hành phải có mục tiêu vì dân; cán bộ, đảng viên, công chức phải là công bộc của dân, “vì Nhân dân phục vụ”; các biện pháp thực hiện phải phù hợp với thực tiễn và sức dân, mang lại lợi ích cho Nhân dân. Mọi hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể phải lấy dân làm gốc.
 
 
23 10 14
Thực hiện lời Bác dạy, cán bộ, đảng viên, Nhân dân các dân tộc 
trong tỉnh phát huy truyền thống đoàn kết, xây dựng Lai Châu 
ngày càng phát triển (ảnh: KK)

Nhiệm vụ hiện nay là phải tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp theo tinh thần phát huy dân chủ, tăng cường đoàn kết, giữ vững kỷ cương, coi trọng chất lượng, hiệu quả. Phát huy cao nhất trí tuệ, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên trong công tác xây dựng Đảng. Tổ chức thật tốt thảo luận các quan điểm, chủ trương, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp lớn nêu trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng và các văn kiện đại hội đảng bộ các cấp; tập trung vào những vấn đề quan trọng, vừa cấp bách trước mắt và vừa có ý nghĩa lâu dài của địa phương, đơn vị. Nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình, đánh giá đúng mức ưu điểm, khuyết điểm, kết quả lãnh đạo của cấp ủy và đảng bộ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị; chỉ rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan của những yếu kém, khuyết điểm và đề ra biện pháp khắc phục.

Việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự bầu vào cấp ủy các cấp căn cứ vào tiêu chuẩn chung quy định tại Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị; cần đặc biệt nhấn mạnh tiêu chuẩn về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ được giao; uy tín trong Đảng và trong Nhân dân; có tư duy đổi mới, khả năng tiếp cận, nắm bắt, xử lý các vấn đề mới và vấn đề phức tạp mới nảy sinh; khả năng đoàn kết, quy tụ; phong cách làm việc khoa học, dân chủ, sâu sát, nói đi đôi với làm; giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách nhiệm.

Đoàn kết xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh không chỉ là trách nhiệm của toàn Đảng, trước hết là của cấp ủy Đảng các cấp; của mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng, mà còn là yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là sự mong đợi của các tầng lớp Nhân dân./.

Tác giả: Trung Tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5220 | lượt tải:109

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4878 | lượt tải:113

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5864 | lượt tải:162

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5811 | lượt tải:127

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 7040 | lượt tải:261
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập98
  • Hôm nay20,934
  • Tháng hiện tại592,384
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,984,470
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down