Tổng kết Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động giám định Tư pháp”
Chủ nhật - 27/11/2016 03:411.0830
Chiều ngày 25/11, Ban chỉ đạo Đề án 258 Trung ương tổ Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động giám định Tư pháp”. Đồng chí Trương Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính Phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án 258 chủ trì Hội nghị. Về phía điểm cầu tỉnh ta, đồng chí Giàng A Tính - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành tỉnh dự Hội nghị.
Sau 5 năm thực hiện Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động giám định Tư pháp” (gọi tắt là Đề án 258) được các Bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ tạo bước ngoặt về tổ chức, hoạt động và quản lý giám định tư pháp; nâng cao chất lượng các hoạt động giám định tư pháp phục vụ đắc lực, hiệu quả cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Đồng thời đáp ứng yêu cầu giám định của cá nhân, tổ chức trong các quan hệ dân sự, hành chính. Theo báo cáo của các Bộ, ngành địa phương nhu cầu giám định của hoạt động tố tụng tăng lên qua từng năm về số lượng vụ việc giám định, từ năm 2011 đến nay mỗi năm các tổ chức giám định trong toàn quốc thực hiện giám định hơn 150 nghìn vụ việc chủ yếu ở lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự.
Qua thực hiện Đề án 258, nhận thức của cơ quan chức năng về công tác giám định tư pháp có chuyển biến tích cực đã thành lập một Ban chỉ đạo tại Trung ương và 49 Ban chỉ đạo ở địa phương, ban hành 36 văn bản hướng dẫn thi hành Luật giám định tư pháp. Hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập, hoạt động giám định chuyên trách trong 3 lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự được củng cố hoàn thiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giám định được đầu tư, hỗ trợ. Về các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh rà soát, lập và công bố 179 tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc tiếp nhận và thực hiện giám định theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền, người có thẩm quyền trưng cầu giám định theo quy định của pháp luật. Đội ngũ giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phát triển ngày càng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay tổng số giám định tư pháp ở các lĩnh vực 6.154 người, số người giám định tư pháp theo vụ việc được lựa chọn công bố 1.630 người trong các lĩnh vực xây dựng, tài chính, ngân hàng.
Tại Hội nghị các đại biểu cũng phân tích, chỉ ra khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Đề án như: chậm ban hành văn bản hướng dẫn, một số quy định không còn phụ hợp, chưa có quy định xác định thời hạn giám định ở một số lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Quy định của pháp luật tố tụng về trưng cầu giám định, đánh giá, sử dụng kết luận giám định còn thiếu cụ thể nên việc thực hiện trên thực tế còn thiếu thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Cơ sở vật chất nhiều nơi còn thiếu, chưa bổ nhiệm đủ cán bộ giám định, công tác phối hợp giữa các cơ quan chưa chặt chẽ, lãnh đạo một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác giám định tư pháp. Điều kiện thực hiện giám định còn hạn chế nhất là trong lĩnh vực tài chính, đất đai nên việc tổ chức thực hiện giám định gặp khó khăn, không đảm bảo chất lượng.
Phát biểu kết luận tại hội nghị đồng chí Trương Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính Phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án 258 biểu dương, đánh giá cao những kết quả của công tác giám định tư pháp đạt được trong thời gian qua. Để công tác giám định tư pháp ngày càng đi vào nề nếp, chuyên nghiệp, hiệu quả hơn Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao về giám định tư pháp; củng cố cả về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ tổ chức cá nhân làm giám định. Hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật trong công tác giám định để đảm bảo tính khách quan, khoa học, minh bạch. Tháo gỡ các khó khăn, vương mắc về giám định tư pháp trong quá trình chỉ đạo, giải quyết các vụ án tham nhũng. Bộ Tư pháp sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép tiếp tục thực hiện Đề án 258 gắn với thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Các cơ quan liên quan sớm nghiên cứu việc xây dựng các tổ chức giám định độc lập và cán bộ chuyên trách giám định trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đất đai, xây dựng đáp ứng yêu cầu công tác giám định hiện nay…/.
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế