Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội (trực tuyến)

Thứ hai - 29/09/2014 23:21 358 0
Ngày 29/9, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường; Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc Hội và các đồng chí phó chủ tịch Quốc Hội chủ trì Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Lai Châu
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Lai Châu
Tại điểm cầu tỉnh ta, dự đồng chí Chủ Lê Chinh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc Hội; Đại diện lãnh đạo các Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và đầu tư, Tài Chính, Công an tỉnh, Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thanh tra tỉnh, Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, Sở Xây dựng …



Tại phiên chất vấn buổi sáng, Đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang đã báo cáo với Ủy Ban Thường vụ Quốc Hội về một số lĩnh vực trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường. Trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Bộ đã tham mưu trình Chính phủ ban hành 04 Nghị định, 05 Quyết định và ban hành theo thẩm quyền 10 Thông tư. Trong thời gian tới Bộ sẽ tiếp tục ban hành 05 thông tư; Triển khai công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động khoáng sản và kết quả xử lý sau thanh tra, kiểm tra; Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật và quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ mội trường theo Nghị quyết số 535/NQ-UBTVQH13 và một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về khoáng sản.

Lĩnh vực quản lý đất đai: Bộ đã triển khai thi hành Luật đất đai; Tình trạng sử dụng đất lãng phí và việc xử lý tại địa phương; thực hiện nghị định số 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và chủ trương triển khai chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa.

Tình hình giải quyết các vụ việc khiếu nại tố cáo, tồn đọng kéo dài.

Cũng tại phiên chất vấn này, có 17 đại biểu chất vấn với 35 ý kiến của đại biểu chất vấn Bộ trưởng bộ tài nguyên và Môi trường các lĩnh vực trên.

Tại phiên chất vấn buổi chiều, các có 19 đại biểu nêu 37 câu hỏi chất vấn đồng chí Nguyễn Văn Bình, thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam về các vấn đề: Việc thực hiện chính sách tiền tệ, tái cơ cấu hệ thống thương mại; kết quả xử lý nợ xấu góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát trong thời gian qua; việc cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng kinh tế trong các năm 2014-2015.

Kết luận tại Hội nghị, phó chủ tịch quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ghi nhận những nỗ lực trong công tác tham mưu của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian tới. Tuy nhiên, đồng chí đề nghị, Bộ trưởng cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác quản lý nhà nước của mình trong các lĩnh vực như: số tồn đọng kiếu kiện về đất đai hiện còn 13 vụ, việc chưa giải quyết dứt điểm. Tình hình kiếu kiện vẫn còn gay gắt; Tăng cường rà soát cập nhật quy hoạch sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đảm bảo đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang thiếu đất sản xuất; Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch sử dụng đất; Chỉ đạo các địa phương rà soát quy hoạch sử dụng đất lâm, nông trường quốc doanh; Quan tâm cập nhật số liệu về cấp giấy quyền sử dụng đất, báo cáo với Quốc Hội; đề ra những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn hoàn thành cấp quyền sử dụng đất; Xử lý hoạt động khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, khắc phục bước đầu tình trạng cấp phép tràn lan. Nghiên cứu tham mưu hoàn thiện các chính sách khai thác khoáng sản, gắn với bảo vệ môi trường…Đồng chí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã thẳng thắn nhận trách nhiệm, bám sát câu hỏi chất vấn, có nhiều nỗ lực trọng việc thực hiện quản lý nhà nước: Việc điều hành chính sách tiền tệ, lạm phát ở mức thấp nhất, huy động vốn tăng, thị trường ngoại hối tăng, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, thanh khoản của toàn hệ thống bảo đảm… Đồng chí đề nghị, đồng chí Thống đốc cần phải thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, điều hành tỷ giá ngoại hối đảm bảo, triển khai ban hành đầy đủ kịp thời văn bản hướng dẫn, từng bước giảm thiểu rủ ro, triển khai giám sát chặt chẽ hệ thống các ngân hàng, rà soát nợ xấu, phân loại nợ xấu có giải pháp phù hợp với từng loại nợ xấu, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận nguồn vốn vay…/.

Tác giả: Hoàng Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 2809 | lượt tải:55

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 2425 | lượt tải:47

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 3358 | lượt tải:94

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 3313 | lượt tải:67

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 4529 | lượt tải:158
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập108
  • Hôm nay35,028
  • Tháng hiện tại925,494
  • Tháng trước1,117,630
  • Tổng lượt truy cập32,816,411
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down