Giáo dục truyền thống, khơi dậy lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ ở Lai Châu hiện nay

Thứ tư - 25/10/2023 21:19 3.901 0
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là ngành giáo dục đặc biệt quan tâm, tập trung xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp đột phá đẩy mạnh, phát động các cuộc vận động, phong trào, các chương trình giáo dục truyền thống bằng nhiều hình thức phong phú, bước đầu đạt được những hiệu quả tích cực.
Giáo viên trường Mầm non xã Mường Khoa (huyện Tân Uyên) giáo dục cho học sinh giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua trang phục của dân tộc Lào
Giáo viên trường Mầm non xã Mường Khoa (huyện Tân Uyên) giáo dục cho học sinh giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua trang phục của dân tộc Lào
Xác định công tác giáo dục truyền thống là một trong những nội dung đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện toàn diện, nhân cách, phẩm chất của học sinh, sinh viên, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ, những năm qua, hoạt động giáo dục truyền thống trong nhà trường luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là ngành giáo dục của tỉnh đặc biệt quan tâm phát động, bằng những việc làm thường xuyên, thiết thực như: thành lập và duy trì hoạt động các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, tổ chức các hoạt động sinh hoạt, giao lưu trong trường và giữa các trường. Duy trì tốt các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường, tổ chức ngày “Thứ 7 tình nguyện”, “Chủ nhật xanh”, “Thanh niên với văn hóa giao thông”, “Đoạn đường thanh niên tự quản”... tại các xã, phường, thị trấn.

Để cho các em có thêm kỹ năng sống, ngành giáo dục, tổ chức đoàn thanh niên đã tổ chức trại hè kĩ năng, giai điệu tuổi hồng, thi tổng phụ trách đội giỏi, phong trào “Học sinh 3 tốt”, “Ngày Đoàn viên”, ngày hội đam mê đọc sách và nói chuyện truyền thống “Tuổi trẻ Lai Châu nhớ lời di chúc theo chân Bác”, Học kỳ quân đội,...; hướng dẫn cách sử dụng, khai thác thông tin trên Internet cho thanh, thiếu niên trong trường học với những nội dung, hình thức phù hợp, hiệu quả; thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, tổng phụ trách đội, giáo viên làm công tác đoàn.

Ngoài ra, các nhà trường trên toàn tỉnh đã tổ chức cho học sinh, sinh viên tham quan, học tập tại Bảo tàng tỉnh, nhà truyền thống các huyện; thi tìm hiểu về lịch sử Lai Châu, lịch sử địa phương, chơi các trò chơi dân gian phù hợp với đặc thù của địa phương để thu hút học sinh đến trường. Tổ chức các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp với chủ đề “Uống nước - nhớ nguồn” khơi gợi lòng yêu quê hương đất nước, nhớ về cội nguồn của dân tộc; tổ chức cho học sinh tiêu biểu tham quan, viếng, chăm sóc nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ những gia đình chính sách qua đó giáo dục cho các em sự tri ân, hiểu biết về truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam.

Một số nhà trường có nhiều sáng tạo trong giáo dục truyền thống cho học sinh. Đặc biệt, tại các huyện Than Uyên, Phong Thổ, Nậm Nhùn (vùng đất tập trung nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn với lễ hội, phong tục tập quán mang đậm giá trị văn hoá bản địa) các trường học trong huyện tổ chức cho học sinh tham dự lễ dâng hương và tham quan, học tập tại các di tích nhân dịp lễ hội và giao nhiệm vụ viết bài giới thiệu lịch sử - văn hoá các di tích trên, phát biểu cảm nhận về lễ hội quê hương, đưa ra biện pháp bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di tích. Việc giáo dục truyền thống bằng hình thức trên đã góp phần bồi dưỡng niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, xây dựng ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ. 

Như vậy, công tác giáo dục truyền thống của tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả to lớn trong việc giáo dục, rèn luyện, khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong học sinh, sinh viên. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác này, ngoài việc khắc phục triệt để các hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại như có lúc, có nơi, có nội dung mang nặng tính hình thức, chưa thiết thực, chưa theo kịp sự phát triển của xã hội và nhu cầu của học sinh. Nội dung thiếu sinh động, cuốn hút. Không ít hoạt động giáo dục truyền thống còn rập khuôn, chưa gắn được với nhu cầu, lợi ích chính đáng, chưa khơi dậy tinh thần tự học, tự tìm hiểu về truyền thống dân tộc của học sinh, sinh viên. Công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ có lúc chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Một số đoàn viên thanh niên, học sinh, nhận thức chưa đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình trong các hoạt động giáo dục truyền thống. 

Đòi hỏi cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục quan tâm chỉ đạo công tác giáo dục truyền thống, các lực lượng thường xuyên phối hợp chặt chẽ, đặc biệt là phát huy tối đa vai trò công tác đoàn, đội. Chú trọng đưa công nghệ thông tin và internet vào phục vụ các hoạt động giáo dục truyền thống; xây dựng, bổ sung kho dữ liệu về giáo dục truyền thống của trường và của địa phương. Phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu về truyền thống của học sinh, sinh viên. Tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức giáo dục truyền thống trên cơ sở những nguyện vọng, tâm lý và lợi ích chính đáng, phù hợp từng lứa tuổi… Đồng thời, phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của các em ở các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động về nguồn, thăm các khu di tích lịch sử, tham quan, dã ngoại, ngoại khóa; tổ chức đăng ký, đảm nhận việc tham gia giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa; các cuộc thi tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương, để từ đó, khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc trong học sinh, sinh viên.

Công tác giáo dục truyền thống là một trong những hoạt động quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện và khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong học sinh, sinh viên. Nêu cao tinh thần trách nhiệm là một trong những yếu tố quan trọng giúp học sinh có thể tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, công tác giáo dục truyền thống còn giúp cho thế hệ trẻ có tinh thần dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong học tập, lao động và đời sống; tinh thần vươn lên, lập thân, lập nghiệp, tạo công ăn việc làm, làm giàu chính đáng cho mình và cho xã hội…

Tác giả: Cảnh Võ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5990 | lượt tải:124

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 5633 | lượt tải:127

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 6637 | lượt tải:174

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 6582 | lượt tải:146

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 7812 | lượt tải:288
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập124
  • Hôm nay17,800
  • Tháng hiện tại518,344
  • Tháng trước10,542,355
  • Tổng lượt truy cập35,547,951
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down