Lai Châu: Đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới

Thứ tư - 27/09/2023 11:03 988 0
Xác định công tác phụ nữ có vai trò quan trọng nhằm phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới” (Chỉ thị 21-CT/TW) phù hợp với thực tiễn địa phương. Phụ nữ Lai Châu đã tham gia ngày càng nhiều hơn, chủ động hơn, đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng và thực hiện bình đẳng giới. 
Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ Hội LHPN ngày càng được quan tâm
Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ Hội LHPN ngày càng được quan tâm
Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới có diện tích tự nhiên 9.068 km²; có đường biên giới dài 265,165 km (giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc); có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia; có 8 đơn vị hành chính cấp huyện (7 huyện, 1 thành phố), 4 huyện biên giới, 4 huyện nghèo; 106 xã, phường, thị trấn (62 xã đặc biệt khó khăn, 22 xã biên giới). Dân số của tỉnh trên 47 vạn người với 20 dân tộc, tỉ lệ dân tộc thiểu số trên 84%, dân số nữ trên 20 vạn người. Xác định công tác phụ nữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, Tỉnh ủy đã lãnh, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW sát hợp với từng đối tượng, từng địa bàn nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Tỉnh ủy chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp triển khai hiệu quả việc học tập, quán triệt, truyên truyền Chỉ thị 21-CT/TW đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đã tổ chức 1.668 hội nghị với 1.309.401 người tham gia (cấp ủy các cấp tổ chức 1.791 hội nghị, với 14.164 lượt cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động; MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức 11.068 hội nghị với 1.226.645 lượt hội viên và Nhân dân). Cấp ủy, chính quyền các cấp xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với thực tiễn địa phương, đơn vị; Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể hóa; biên soạn các nội dung Chỉ thị thành tài liệu sinh hoạt hội viên hằng quý triển khai đến các chi hội cơ sở; cấp phát 947 cuốn thông tin phụ nữ, tài liệu hỏi đáp để tuyên truyền, triển khai tới các cấp hội từ tỉnh đến cơ sở.

Quan tâm chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chính sách đặc thù hỗ trợ phụ nữ ở vùng cao, vùng sâu, biên giới, phụ nữ là người dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật, đơn thân, cao tuổi, phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ, lao động nữ di cư, chuyển đổi nghề. Triển khai hiệu quả các đề án của Chính phủ như “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số”, “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027”, “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”… Ưu tiên phân bổ nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. Từ 2018 đến nay, đã trợ giúp với 8.593 lượt đối tượng khuyết tật nữ với kinh phí 48.475 triệu đồng; giải quyết việc làm cho 23.027 lao động nữ, góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân nói chung và phụ nữ nói riêng trên địa bàn tỉnh.

Triển khai hiệu quả các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, thành lập hợp tác xã, tổ liên kết do phụ nữ làm chủ. Cụ thể hóa nhiều chính sách, đề án của Trung ương phù hợp với tỉnh như hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm, thành lập tổ hợp tác, duy trì hoạt động của tổ, nhóm tiết kiệm tự quản, hỗ trợ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật. Đã thành lập 41 hợp tác xã, 6 tổ hợp tác triển khai hỗ trợ cho 3 mô hình hợp tác xã có người đứng đầu là nữ; tư vấn, thẩm định 43 dự án cho 17 hợp tác xã có người đứng đầu là nữ được vay vốn từ nguồn Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã của tỉnh; 442 phụ nữ có ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp, nhân rộng 71 mô hình phát triển kinh tế; hỗ trợ 1 đơn vị đăng ký nhãn hiệu sản phẩm; giúp 14 mô hình phụ nữ khởi nghiệp; hỗ trợ 132 phụ nữ khởi sự kinh doanh.

Tạo điều kiện để phụ nữ được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học, tiếp cận với khoa học, công nghệ, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Các cấp ủy đảng, chính quyền chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, lãnh đạo, quản lý nói chung và cán bộ, lãnh đạo nữ nói riêng; trong 5 năm đã cử 1.089 lượt cán bộ nữ cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố đào tạo chuyên môn và lý luận chính trị. Các cấp hội tập trung nguồn lực, phối hợp mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ hội các cấp và chi hội trưởng phụ nữ. Đến nay 100% cán bộ hội chuyên trách cấp tỉnh, huyện, trên 90% cán bộ hội cơ sở đạt chuẩn chức danh theo quy định.

Tăng cường đổi mới, kiện toàn bộ máy thực hiện nhiệm vụ bình đẳng giới, gia đình và trẻ em. UBND tỉnh đã kịp thời kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh với 20 thành viên, phân công đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban và 3 phó trưởng ban (trong đó, có 1 phó trưởng ban thường trực là Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), 14 thành viên là lãnh đạo của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố đã thực hiện củng cố, kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ, xây dựng quy chế hoạt động của Ban. Theo đó, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các sở, ban, ngành, đoàn thể được kiện toàn có từ 5-7 thành viên. Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ cấp huyện có 16-18 thành viên do Phó Chủ tịch UBND huyện, thành phố làm trưởng ban. Các thành viên làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Một số phòng, ban, đơn vị cấp huyện (Sìn Hồ, Phong Thổ, Nậm Nhùn) đã thành lập Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ. Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, giữa các cơ quan quản lý nhà nước với Hội Liên hiệp Phụ nữ, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện công tác phụ nữ và bình đẳng giới.

Công tác xây dựng người phụ nữ Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới được chú trọng. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, tôn vinh, phát huy tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ nữ lãnh đạo quản lý, nữ trí thức, doanh nhân được quan tâm. Cán bộ nữ được bổ nhiệm, bầu giữ các chức danh lãnh đạo chủ chốt các cấp ngày càng tăng, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh. Thực hiện tốt việc bố trí, sử dụng cán bộ nữ, tỷ lệ cán bộ nữ trong các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh 50,96%, cấp huyện 64%, cấp xã 28%. Hiện có 11.100 cán bộ nữ, chiếm 57,86% cán bộ toàn tỉnh, trong đó cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số 3.923, chiếm 35,34% tổng số cán bộ nữ; 42 cán bộ nữ đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt ở các sở, ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; 314 đồng chí là giám đốc các công ty, doang nghiệp, chủ nhiệm hợp tác xã. Công tác cán bộ nữ được quan tâm, giai đoạn 2018-2023, đã điều động, bổ nhiệm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt các cấp 284 cán bộ nữ; tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy cấp huyện tăng so với nhiệm kỳ trước, hiện là 19,64% (tăng 1,4%); cấp tỉnh 14,89% (tăng 0,89%); nữ Đại biểu Quốc hội khóa XV, đạt 16,67%; nữ Đại biểu HĐND các cấp, trong đó cấp tỉnh 38%; cấp huyện, thành phố 32,58% (tăng 6,75%).

Hội LHPN, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng hoạt động về cơ sở, địa bàn dân cư, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả; tích cực tham mưu, đề xuất với cấp ủy đảng, chính quyền về chủ trương, chính sách liên quan đến phụ nữ; hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo, góp phần thực hiện tốt chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững của tỉnh. Công tác phát triển hội viên được các cấp hội chú trọng; toàn tỉnh có 91.580 hội viên, với 106 tổ chức cơ sở hội, 957 chi hội. Trong 5 năm, các cấp hội đã phối hợp mở 49 lớp bồi dưỡng, tập huấn cho 2.554 lượt cán bộ hội, chi hội trưởng phụ nữ; cử trên 200 lượt cán bộ hội các cấp tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức do các đơn vị trong và ngoài tỉnh tổ chức.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác phụ nữ của Lai Châu vẫn còn những hạn chế, khó khăn. Việc nắm tình hình, nghiên cứu, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền những chủ trương, giải pháp thiết thực cho công tác phụ nữ có việc chưa kịp thời; triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới ở một số đơn vị, địa phương, cơ sở còn chậm, kinh phí còn hạn chế. Phát triển đảng viên nữ ở một số địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế. Tỉ lệ nữ thiếu việc làm còn cao, nhiều phụ nữ còn thiếu hiểu biết về chăm sóc sức khỏe gia đình; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, sinh con nhiều, phụ nữ không biết chữ, tái mù chữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số khắc phục còn chậm.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phụ nữ, thời gian tới Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định tiếp tục lãnh, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác phụ nữ. Đẩy mạnh tuyên truyền Chỉ thị 21-CT/TW gắn với phổ biến pháp luật liên quan đến phụ nữ, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Bảo vệ trẻ em, chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến phụ nữ, giới và bình đẳng giới; rà soát, sửa đổi, bổ sung một số chính sách, quy định cho đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật, đơn thân, cao tuổi, phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ..., đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; kịp thời nắm bắt, phát hiện, lên tiếng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em. Xây dựng tổ chức hội LHPN các cấp vững mạnh, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ hội có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có tư duy sáng tạo, nhiệt tình, tâm huyết với công tác hội, có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW và các chính sách, pháp luật liên quan đến phụ nữ, bình đẳng giới, gia đình và trẻ em./.

Tác giả: Đỗ Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5970 | lượt tải:119

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 5612 | lượt tải:125

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 6617 | lượt tải:171

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 6563 | lượt tải:146

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 7789 | lượt tải:285
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay9,779
  • Tháng hiện tại429,628
  • Tháng trước10,542,355
  • Tổng lượt truy cập35,459,235
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down