Lai Châu đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung

Thứ ba - 03/10/2023 09:46 1.213 0
Sau hai năm rưỡi triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 22/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, đến nay trên địa bàn tỉnh đang dần hình thành rõ nét các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, sản xuất theo chuỗi liên kết, qua đó gia tăng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác và nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, sớm hiện thực hóa mục tiêu đưa Lai Châu trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc.
Mô hình trồng dưa tuyết ở huyện Tân Uyên
Mô hình trồng dưa tuyết ở huyện Tân Uyên
Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới có diện tích tự nhiên 9.068 km²; trong đó diện tích đất nông nghiệp là 634.780,45 ha, chiếm 70% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có khí hậu nhiệt đới gió mùa phù hợp cho phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, chất lượng cao. Xác định phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế của tỉnh, Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ/TU.

 Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng đã xây dựng kế hoạch quán triệt, học tập, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị. Công tác tuyên truyền, quán triệt, học tập được các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội triển khai sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, như: Tổ chức các hội nghị quán triệt, học tập chuyên đề, các buổi tập huấn; xây dựng các chuyên mục, tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền lưu động; sử dụng băng rôn, khẩu hiệu;… toàn tỉnh tổ chức được 1.867 hội nghị/188.278 lượt người tham gia, trong đó cán bộ, đảng viên là 26.565 lượt người; quần chúng và Nhân dân 161.713 lượt người. Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng đưa 40 tin, bài; tuyên truyền trực quan với 75 băng zôn và 40 lượt thông tin lưu động. Tổ chức 240 buổi sinh hoạt lồng ghép tuyên truyền với 9.820 lượt người tham gia; qua đó, ý thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân về chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp của tỉnh được nâng lên, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong triển khai thực hiện Nghị quyết.

Sau nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, nhận thức của doanh nghiệp, người dân về nông nghiệp hàng hóa, liên kết chuỗi giá trị trong nông nghiệp được nâng lên; vai trò trung tâm của doanh nghiệp, hợp tác xã gắn với chủ thể cộng đồng dân cư và hộ nông dân trong phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung từng bước được phát huy. Hạ tầng thiết yếu các khu sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung được quan tâm đầu tư; các khu công nghiệp chế biến được quy hoạch và phát triển theo quy định. Huy động các nguồn lực từ ngân sách và nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho các vùng trọng điểm và sản phẩm chủ lực gắn với đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Chuyển đổi số trong nông nghiệp bước đầu được thực hiện, đạt kết quả tích cực... Đến nay đa số các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra đều đạt trên 50%, một số chỉ tiêu đã đạt và vượt cao như: Sản xuất lúa hàng hóa tập trung đạt 112,5%, phát triển đàn ong tập trung đạt 134,5%, cơ sở chăn nuôi đại gia súc tập trung đạt 419,4%, thể tích nuôi cá lồng đạt 123,4%, phát triển các sản phẩm OCOP với gần 160 sản phẩm, trong đó một số sản phẩm đã được công nhận là sản phẩm cấp khu vực và quốc gia.

Đến nay, toàn tỉnh đã hình thành 3.936 ha lúa hàng hóa tập trung sử dụng các giống lúa chất lượng cao và đặc sản như J02, Séng cù, Hương thơm số 1, ... sản lượng ước đạt 20.060 tấn; thu nhập 01 ha lúa hàng hóa đặc sản đạt 60-65 triệu/ha/vụ, lợi nhuận khoảng 35-40 triệu đồng/ha/vụ. Tổng diện tích chè toàn tỉnh đạt 9.316,7 ha chè, trong đó có 268 ha chè được cấp giấy chứng nhận theo các quy trình kỹ thuật an toàn; sản lượng chè búp tươi năm 2022 đạt 51.830 tấn, thu nhập đạt bình quân từ 100 - 200 triệu đồng/ha/năm; có 18 sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP; sản phẩm chè của tỉnh xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Đài Loan, Trung Quốc, Châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ… Tổng diện tích cây ăn quả đạt 8.200 ha với các loại như xoài, chanh leo, dứa, chuối,... hầu hết diện tích cây ăn quả tập trung được phát triển theo hướng liên kết từ khâu trồng, chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm với 33 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia; một số diện tích cho thu hoạch mang lại hiệu quả kinh tế cao như chanh leo cho thu nhập 240 triệu đồng/chu kỳ kinh doanh. Hình thành vùng trồng rau, hoa, củ quả tập trung tại các huyện Tam Đường, Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Phong Thổ, Than Uyên. Cả tỉnh có 12.945 ha cao su, trong đó đưa vào khai thác 9.546 ha, năng suất bình quân đạt khoảng 1 tấn mủ khô/ha/năm, sản lượng năm 2022 đạt 9.494 tấn; giá trị bình quân đạt 36 triệu đồng/ha...

Hiện toàn tỉnh có 194 cơ sở chăn nuôi tập trung, thu hút được 10 doanh nghiệp vào khảo sát, nghiên cứu đầu tư phát triển chăn nuôi; có 2 doanh nghiệp được chấp thuận chủ trương đầu tư phát triển chăn nuôi lợn với tổng quy mô chăn nuôi 33.900 con. Phát triển mới 5.893 thùng ong, sản phẩm ong mật của một số huyện được chứng nhận OCOP gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển nuôi cá lồng trên lòng hồ thuỷ điện, tổng thể tích đạt 180.956 m3, sản lượng nuôi trồng khoảng 900 tấn/năm, mang lại lợi nhuận bình quân khoảng 45 triệu đồng/lồng/năm cho người nuôi.

Những kết quả đạt được trong triển khai thực hiện Nghị quyết đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh, tạo việc làm cho lao động nông thôn và nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU vẫn còn tồn tại một số tồn tại, hạn chế: Công tác quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết ở một số cấp ủy, chính quyền cơ sở còn thiếu quyết liệt; nhận thức của người dân về nông nghiệp hàng hoá một số nơi còn chậm, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới; chất lượng, hiệu quả hoạt động của một số hợp tác xã, tổ hợp tác còn thiếu tính bền vững, phát triển chưa đồng đều giữa các địa phương; tập trung đất đai để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn còn hạn chế; việc thực hiện một số chỉ tiêu của các địa phương đạt thấp; một số sản phẩm OCOP thiếu tính bền vững, công tác quản lý chất lượng sản phẩm ở một số khâu còn yếu…

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Tỉnh ủy xác định một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới: Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết chuyên đề, đề án của tỉnh về phát triển nông nghiệp, trọng tâm là Nghị quyết số 05-NQ/TW của Tỉnh ủy; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết, nhất là các chỉ tiêu, nhiệm vụ đạt thấp, dự báo khó đạt; rà soát, điều chỉnh, cơ cấu lại các mục tiêu, nhiệm vụ, phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa trên cơ sở khai thác tiềm năng đất đai, khí hậu và thị trường, đảm bảo đúng định hướng của Nghị quyết; thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý đất đai; tập trung đánh giá, điều chỉnh quy hoạch vùng phát triển nông nghiệp hàng hóa đảm bảo phù hợp với đặc tính cây trồng, thổ nhưỡng khí hậu; đẩy mạnh các hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong nông nghiệp; hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hàng hóa theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao; tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển nông nghiệp, trọng tâm là Nghị quyết số 12/2019/NQ-HĐND, Nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019, số 38/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019, số 07/2021/NQ-HĐND ngày 22/3/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh...;

Tác giả: Thu Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4212 | lượt tải:94

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3873 | lượt tải:99

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4836 | lượt tải:131

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4794 | lượt tải:108

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6004 | lượt tải:232
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập89
  • Hôm nay10,013
  • Tháng hiện tại438,357
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,162,183
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down