Lai Châu tăng cường công tác dạy nghề cho lao động nông thôn

Thứ tư - 27/07/2022 03:53 1.835 0
Xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đối với sự phát triển của tỉnh. Trong những năm qua, các cấp uỷ đảng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.
Lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chăn nuôi gà cho lao động nông thôn ở huyện Phong Thổ
Lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chăn nuôi gà cho lao động nông thôn ở huyện Phong Thổ
Với đặc thù của tỉnh miền núi, lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn có ý nghĩa quan trọng. Nhận thức rõ về tầm quan trọng đó, Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị ố 19-CT/TW, ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt Chỉ thị cho trên 500 cán bộ chủ chốt trong toàn tỉnh. Các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tổ chức hội nghị quán triệt, học tập cho cán bộ chủ chốt; các chi bộ, đảng bộ cơ sở, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành các kế hoạch, nghị quyết để triển khai thực hiện. Hằng năm, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Đề án 1956 của tỉnh ban hành quyết định, kế hoạch giao chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện gắn với các nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị.

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị, nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc về vị trí, vai trò của công tác dạy nghề cho lao động nông thôn được nâng lên. Việc sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp được chú trọng theo hướng tập trung các lĩnh vực ưu tiên phát triển. Năm 2017, sáp nhập Trung tâm Dạy nghề và Trung tâm Giáo dục thường xuyên của 6 huyện (Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Sìn Hồ, Phong Thổ, Mường Tè) thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và thành lập mới Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Nậm Nhùn. Năm 2019, sáp nhập 2 trường (Trung cấp nghề Dân tộc nội trú và Trung cấp Y tế) vào trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Lai Châu. Kiện toàn các chức danh viên chức quản lý đào tạo, đội ngũ nhà giáo cơ hữu, thỉnh giảng đáp ứng yêu cầu. Tính đến năm 2021, toàn tỉnh có 222 viên chức, nhà giáo làm công tác đào tạo nghề.

Huy động 11 cơ sở có đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho thanh niên nông thôn; bình quân mỗi năm đào tạo cho trên 4.500 thanh niên, tỷ lệ lao động có việc làm bình quân đạt trên 80% sau tốt nghiệp. Tổ chức tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho đoàn viên thanh niên vào “Tháng Thanh niên”; “Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè”; tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho 90.000 lượt đoàn viên thanh niên và học sinh; chú trọng giúp thanh niên phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng; các hoạt động tình nguyện, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, công nghệ sản xuất vào đời sống cho thanh niên được triển khai hiệu quả.

Các hoạt động dạy nghề cho nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được chú trọng, chia thành 2 nhóm với 36 ngành, nghề (nhóm nghề nông nghiệp 14, nhóm nghề phi nông nghiệp 22) đã giúp lựa chọn ngành, nghề phù hợp với định hướng phát triển - kinh tế xã hội của tỉnh và thị trường lao động; các lớp đào tạo nghề được tổ chức đến tận thôn, bản, linh hoạt về thời gian, địa điểm... thuận lợi cho người lao động tham gia học nghề. Từ năm 2012 đến tháng 6/2022, toàn tỉnh đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho 62.760 chỉ tiêu, bình quân mỗi năm đào tạo được trên 6.000 lao động; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 35% năm 2012 lên 53,48% năm 2021; tỷ lệ lao động qua đào tạo theo ngành: Nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 51,22%; Công nghiệp - xây dựng đạt 9,25%; Dịch vụ đạt 39,53% (đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra); tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 44.206/62.760 người, chiếm 70,44% so với tổng số lao động được đào tạo. Người lao động sau khi học nghề đã biết tự tạo việc làm, có thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống. Góp phần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các chuỗi sản phẩm nông nghiệp có giá trị, từng bước mở rộng phát triển chương trình OCOP. Đến nay, đã có 106 sản phẩm của 48 chủ thể được công nhận sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.

Thông qua các hoạt động đào tạo đã thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, hàng hóa, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng mô hình tổ hợp tác, các nhóm hộ gia đình sản xuất để giải quyết việc làm ngay tại địa phương. Đã triển khai một số mô hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm có hiệu quả cao. Mô hình trồng cây chè, Mắc ca tại huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Sìn Hồ, có 4.544 người được học nghề, tỷ lệ có việc làm 90%, mức thu nhập hàng tháng khoảng 4 triệu đồng; Mô hình nuôi lợn tại huyện Tam Đường, Than Uyên, Tân Uyên, Mường Tè, có 9.040 người được học nghề, tỷ lệ có việc làm 93,1%, mức thu nhập hàng tháng khoảng 3 triệu đồng; Mô hình nuôi cá nước ngọt tại huyện Mường Tè, Than Uyên, Tam Đường, Tân Uyên có 2.155 người được học nghề, tỷ lệ có việc làm 77,7%, mức thu nhập hàng tháng khoảng 4 triệu đồng; Mô hình trồng cây ăn quả tại huyện Tam Đường, Phong Thổ, Nậm Nhùn, Than Uyên, Tân Uyên có 4.496 được học nghề, tỷ lệ có việc làm 85,2%, mức thu nhập hàng tháng khoảng 4 triệu đồng. Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu và phát triển bền vững.

Chế độ chính sách cho lao động nông thôn tham gia học nghề được hưởng đầy đủ theo quy định. Các nguồn lực được đảm bảo từ ngân sách nhà nước. Kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng (theo Đề án 1956) là 152,945 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 22,928 tỷ đồng; ngân sách địa phương 130,017 tỷ đồng, chiếm 85%.

Tuy nhiên công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn có mặt còn hạn chế. Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp. Cơ cấu đội ngũ giáo viên dạy nghề còn bất cập, trình độ tay nghề, kỹ năng dạy nghề còn hạn chế. Kinh phí hỗ trợ cho lao động nông thôn chủ yếu từ ngân sách. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở đào tạo nghề còn thiếu, đầu tư chưa đồng bộ...

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh thời gian tới cần tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, Đề án 1956 về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”; gắn đào tạo nghề với triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về dạy nghề; củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả các cơ sở đào tạo. Thực hiện tốt công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo nghề. Quan tâm làm tốt công tác xã hội hoá trong việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; đổi mới giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề; mở rộng đào tạo theo nhu cầu xã hội; gắn kết việc làm với nhu cầu của các doanh nghiệp, hợp tác xã và thị trường lao động; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho nhà giáo. Phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh và thị trường lao động tại địa phương; tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và Trung tâm dịch vụ việc làm, hội chợ việc làm; hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp; gắn kết đào tạo với việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đẩy mạnh hướng nghiệp trước, trong và sau đào tạo nghề; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho người học và các hoạt động hỗ trợ người học khởi nghiệp, tự tạo việc làm; xây dựng không gian khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp giáo dục nghề nghiệp tại địa phương góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh./.

Tác giả: Lù Phái

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5990 | lượt tải:125

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 5634 | lượt tải:128

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 6640 | lượt tải:174

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 6583 | lượt tải:146

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 7812 | lượt tải:288
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập76
  • Hôm nay21,741
  • Tháng hiện tại525,650
  • Tháng trước10,542,355
  • Tổng lượt truy cập35,555,257
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down