Lai Châu tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội

Thứ sáu - 24/06/2022 01:31 433 0
Xác định rõ vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của tỉnh. Trong những năm qua, các cấp uỷ đảng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về “phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Vườn giống Sâm Lai Châu tại huyện Mường Tè
Vườn giống Sâm Lai Châu tại huyện Mường Tè
Nhận thức về tầm quan trọng của khoa học và công nghệ, Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết cho trên 500 cán bộ chủ chốt trong toàn tỉnh. Các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tổ chức hội nghị quán triệt, học tập cho cán bộ chủ chốt; các chi bộ, đảng bộ cơ sở, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 22/02/2013 về việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW; các huyện uỷ, thành uỷ, đảng ủy trực thuộc cụ thể hóa nội dung Nghị quyết phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị.

Sau 10 năm triển khai thực hiện, nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc về vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ được nâng lên. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, từng bước cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng các đề án, chương trình, kế hoạch phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ của địa phương, đơn vị; ưu tiên nguồn lực đầu tư chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất và đời sống xã hội. Đầu tư xây dựng chính quyền điện tử, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành. Ưu tiên nguồn lực, đề tài, dự án ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng 6 nhãn hiệu nông sản gạo, chè địa phương.

Từ năm 2012 đến nay, triển khai 108 đề tài, dự án (nhiệm vụ), trong đó có 18 nhiệm vụ cấp Quốc gia, 90 nhiệm vụ cấp tỉnh (57 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực nông nghiệp; 22 nhiệm vụ lĩnh vực xã hội và nhân văn; 11 nhiệm vụ lĩnh vực y dược và lĩnh vực kỹ thuật). Kinh phí đầu tư phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh giai đoạn 2012-2020 được nâng lên, đạt 0,32% tổng chi ngân sách nhà nước. Từng bước nâng tỷ trọng đóng góp của khoa học và công nghệ thông qua yếu tố năng suất tổng hợp trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tiềm lực khoa học và công nghệ của tỉnh từng bước được nâng lên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đã đầu tư 10 dự án phát triển khoa học và công nghệ, với tổng vốn đầu tư là 118.806 triệu đồng nhằm nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của tỉnh.

Các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ được triển khai và có bước phát triển tích cực. Tập trung vào những hướng ưu tiên của tỉnh, nhất là lĩnh vực nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Nhiều dự án, mô hình nghiên cứu ứng dụng chuyển giao đã và đang được nhân rộng, tạo tiền đề định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung: vùng trồng Macca tại 7 huyện, thành phố (trừ huyện Sìn Hồ), lúa Tẻ Râu tại các huyện Phong Thổ, Tam Đường; lúa Khẩu Ký, Nếp Tan Co Giàng tại huyện Tân Uyên, lúa Séng cù tại huyện Than Uyên, cây dược liệu tại huyện Sìn Hồ, Phong Thổ và Mường Tè; lúa chất lượng cao tại Tân Uyên, Tam Đường, Than Uyên, Sìn Hồ; chè (chè Kim Tuyên, chè Shan, chè PH8) tại các huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường và TP Lai Châu; Ngô trồng tại Than Uyên... Thực hiện 600 mô hình trình diễn của 115 giống cây trồng, vật nuôi có năng suất vượt trội trên 25%, chất lượng sản phẩm tốt được chuyển giao thông qua 250 quy trình kỹ thuật cho 5.200 người dân ứng dụng vào sản xuất, hằng năm được duy trì nhân rộng. Từ việc làm chủ được các quy trình kỹ thuật, tạo cơ sở cho phát triển lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, tập trung nghiên cứu bảo tồn các dược liệu quý hiếm chỉ có trên địa bàn tỉnh: Cây Tam thất hoang, Sâm Lai Châu. Đây là 2 loài dược liệu có giá trị về nguồn gen cũng như về giá trị dược liệu.  Danh mục loài và bản đồ phân bố cây lâm nghiệp dần được hình thành nhờ các hoạt động điều tra khảo sát. Đến nay, đã có 71 loài hoa lan của tỉnh Lai Châu được ghi nhận và công bố (trong đó có 10 loài quý hiếm có trong sách đỏ và 6 loài đặc hữu của địa phương); 143 loài cây thuốc quý hiếm; 542 loài thực vật rừng tự nhiên ở huyện Mường Tè, trong đó có 57 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.

Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có bước phát triển, trình độ ngày càng được nâng lên, tâm huyết, trung thực, tận tụy. Toàn tỉnh hiện có 24 tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II; 445 thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I; 01 trung tâm kiểm định và phát triển khoa học, công nghệ, phát triển; 01 trường cao đẳng cộng đồng; 15 tổ chức thuộc lĩnh vực y tế; 14 tổ chức thuộc các đơn vị khác. Bình quân có 270 cán bộ hoạt động trong lĩnh vực KHCN/1 vạn dân.

Hợp tác và hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ được chú trọng vào các lĩnh vực nghiên cứu, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự, đào tạo nhân lực, thương mại, du lịch; phát triển cây công nghiệp. Chủ động phối hợp với các trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học trong nước. Đến nay, Lai Châu đã hợp tác khoa học và công nghệ với hơn 20 viện, trường đại học, trung tâm nghiên cứu và đạt được những kết quả quan trọng góp phần nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh.

Tuy nhiên bên cạnh đó còn thiếu các định hướng chiến lược và các chương trình, đề tài mang tính đột phá thúc đẩy kinh tế, xã hội của tỉnh phát triển. Tỉnh chưa xây dựng được sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia, đủ sức cạnh tranh thị trường trong nước và quốc tế. Tiềm lực khoa học và công nghệ của tỉnh còn yếu. Tổng đầu tư xã hội cho khoa học và công nghệ mới đạt 0,38% GDP, chưa bảo đảm mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ không dưới 2% tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh thời gian tới cần tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW và các chương trình, kế hoạch của Trung ương, của tỉnh, nhất là những quan điểm cơ bản về khoa học và công nghệ được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp về vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong quá trình phát triển của tỉnh. Đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên các lĩnh vực. Thực hiện tốt việc triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu cấp tỉnh theo phương thức “đặt hàng, tuyển chọn”. Nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, đánh giá, nghiệm thu đề tài, dự án khoa học và công nghệ. Tập trung các nguồn lực triển khai các định hướng phát triển khoa học và công nghệ chủ yếu. Tăng cường nghiên cứu, phổ biến, ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ, ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến phục vụ trực tiếp cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Rà soát, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo đảm đồng bộ với các quy định pháp luật về khoa học và công nghệ như: chính sách xã hội hóa; khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ; lập, quản lý, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết đa chiều, đa lĩnh vực về khoa học, công nghệ, đổi mới và sáng tạo. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, ưu tiên cho đào tạo nguồn nhân lực khoa học chất lượng cao trong các lĩnh vực cấp thiết của tỉnh. Tạo môi trường thuận lợi để các nhà khoa học phát huy, cống hiến tài năng cho tỉnh và hưởng lợi ích xứng đáng với sự sáng tạo, cống hiến./.

Tác giả: Lù Phái

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4958 | lượt tải:107

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4615 | lượt tải:110

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5599 | lượt tải:157

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5553 | lượt tải:125

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6781 | lượt tải:254
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập120
  • Hôm nay21,238
  • Tháng hiện tại463,549
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,855,635
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down