Lai Châu tăng cường phát triển Đông y góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội

Thứ năm - 29/06/2023 05:12 1.204 0
Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW, ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về “phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới” (Chỉ thị số 24-CT/TW), Lai Châu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tỉnh đã hình thành các vùng dược liệu tập trung có giá trị kinh tế cao, một số dược liệu quý, hiếm được bảo tồn, phát triển; hệ thống khám chữa bệnh bằng Đông y được tăng cường, Hội Đông y các cấp được kiện toàn, hoạt động hiệu quả… Qua đó, góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân và phát triển kinh tế địa phương.
Doanh nghiệp và người dân địa phương liên kết để phát triển cây Sâm Lai Châu tại xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ
Doanh nghiệp và người dân địa phương liên kết để phát triển cây Sâm Lai Châu tại xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ
Là tỉnh miền núi biên giới với trên 2/3 diện tích đất tự nhiên là rừng và đất lâm nghiệp, rừng Lai Châu chứa đựng nguồn dược liệu tự nhiên phong phú, đa dạng về chủng loại và công dụng chữa bệnh; điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, đất đai rộng, có tiềm năng rất lớn trong phát triển cây dược liệu quý hiếm. Những năm gần đây, nhu cầu trong nước và quốc tế về dược liệu có nguồn gốc từ thảo dược để điều trị bệnh, bồi dưỡng sức khỏe rất lớn; việc khám, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại được sử dụng rộng rãi. Tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp Chỉ thị số 24-CT/TW, đạt được những kết quả quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW, Tỉnh ủy đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cụ thể hóa nhiệm vụ phát triển nền Đông y gắn với chương trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; ban hành kế hoạch thực hiện Thông báo kết luận số 154-TB/TW ngày 20/02/2014 của Ban Bí thư khóa XI về 5 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW; cụ thể hóa nội dung Chỉ thị, Thông báo kết luận vào các chương trình, kế hoạch công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, Đề án nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn, chỉ đạo các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tổ chức học tập, quán triệt nghiêm túc, hiệu quả đến 100% chi bộ, tỷ lệ cán bộ, đảng viên được học tập, quán triệt Chỉ thị số 24-CT/TW đạt 98%.

Đẩy mạnh tuyên truyền Chỉ thị số 24-CT/TW lồng ghép với phổ biến, triển khai thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh, các văn bản của Bộ Y tế liên quan đến hành nghề Đông y, Đông dược, các nội dung liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khỏe Nhân dân, chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền từng bước xóa bỏ những hủ tục lạc hậu; nâng cao nhận thức cho Nhân dân về giữ gìn, rèn luyện và bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng; vận động, tuyên truyền cho Nhân dân xây dựng nếp sống văn hóa, tích cực luyện tập thể dục, thể thao, chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe; hiểu rõ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc giữ gìn, phát triển nền Đông y tại địa phương là một trong những phương pháp bảo vệ sức khỏe, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Mạng lưới khám, chữa bệnh bằng Đông y của tỉnh được củng cố, kiện toàn. Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh hạng III, với quy mô 110 giường bệnh nội trú; Bệnh viện đa khoa tỉnh có Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng. Các Trung tâm y tế tuyến huyện đều có Khoa Y học cổ truyền hoặc Khoa Y học cổ truyền hoạt động lồng ghép trong Khoa nội hoặc khối Nội - Nhi - Lây. Trạm y tế 106 xã, phường, thị trấn có vườn cây thuốc Nam mẫu và thực hiện khám bệnh chữa bệnh bằng Y học cổ truyền; tỷ lệ trạm y tế có khám chữa bệnh y học cổ truyền được thanh toán bảo hiểm y tế đạt 100%. Toàn tỉnh có 24 bác sỹ chuyên khoa Đông y tuyến tỉnh và 11 bác sỹ chuyên khoa Đông y tuyến huyện và trên 100 y sỹ Đông y, y sỹ định hướng Đông y. Hằng năm, ngành Y tế cử cán bộ có đủ điều kiện tham gia thi tuyển đào tạo, nâng cao chuyên môn về y học cổ truyền. Từ năm 2010 đến nay, đã cử đi đào tạo 21 bác sỹ y học cổ truyền; 8 bác sỹ chuyên khoa I y học cổ truyền.

Trang thiết bị phục vụ công tác khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền được quan tâm đầu tư, từng bước hiện đại hóa y dược học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân; tăng cường sử dụng thuốc y học cổ truyền trong khám, chữa bệnh. Các kỹ thuật khám chữa bệnh Đông y: Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dưỡng sinh, xông hơi, thủy trị liệu, Laser nội mạch, tiêm nội khớp, điện từ trường cao áp, sóng ngắn, siêu âm điều trị, kéo giãn cột sống… được phát triển mở rộng. Hội Đông y các cấp được củng cố với Hội Đông y tỉnh và 5/8 Hội Đông y cấp huyện; toàn tỉnh có 7 phòng chẩn trị y học cổ truyền, bài thuốc gia truyền được cấp giấy phép, giấy chứng nhận đi vào hoạt động mang lại hiệu quả tích cực.

Nuôi trồng, thu hoạch, sử dụng dược liệu và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Đông y được chú trọng. Toàn tỉnh hiện có trên 23.000 ha cây dược liệu các loại như: Sâm Lai Châu, Bảy lá một hoa, Thảo quả, Sa nhân, Tam thất, Đương quy, Hà thủ ô, Quế, Sơn tra,…; trong đó: Quế trên 10.200 ha, Sơn tra trên 2.000 ha, Sa nhân trên 2.300 ha; Nghệ trên 400 ha…; một số loại dược liệu quý, hiếm được người dân bảo tồn, phát triển: Sâm Lai Châu được gây giống và trồng khoảng 28 ha; diện tích Bảy lá một hoa trồng khoảng 10,8 ha…; sản lượng dược liệu khai thác trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng trên 3.000 tấn.  Bằng các nguồn vốn đầu tư, đã trồng được 1,2 ha Đan sâm tại Tam Đường; 2 ha Đẳng sâm, Cát cánh tại Sìn Hồ; 60 ha cây Đương quy, Actiso 22 ha tại huyện Sìn Hồ,…. một số diện tích trồng Đương quy tại huyện Sìn Hồ đã cho thu hoạch và đã khẳng định hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn nhiều lần so với trồng lúa, ngô và các cây hoa màu khác trên cùng một diện tích canh tác. Giai đoạn 2011 - 2022, triển khai 13 nhiệm vụ khoa học - công nghệ (11 nhiệm vụ cấp tỉnh và 2 nhiệm cấp quốc gia) nghiên cứu bảo tồn, nhân giống và trồng một số cây dược liệu quý; coi trọng tổ chức nghiên cứu, thẩm định hàm lượng và giá trị các bài thuốc, phương pháp chữa bệnh truyền thống các dân tộc để ứng dụng vào công tác khám, chữa bệnh tại bệnh viện, cơ sở y tế trong tỉnh.

Tăng cường vai trò nòng cốt của Hội Đông y trong phát triển nền Đông y Việt Nam. Hội Đông y tỉnh thành lập năm 2012 và đến nay có 5 Hội Đông y cấp huyện và đi vào hoạt động với 377 hội viên; có 7 phòng chẩn trị y học cổ truyền khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền và bài thuốc gia truyền thuộc hệ thống phòng chẩn trị của các cấp hội. Hội Đông y các cấp giữ vai trò làm nòng cốt, tham mưu cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác tuyên truyền về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam, việc phát triển y, dược cổ truyền; củng cố, kiện toàn tổ chức các cấp Hội, phát triển hội viên; vận động lương y, lương dược tham gia các hoạt động khám, chữa bệnh và phổ biến, chuyển giao những bài thuốc hay, cây thuốc quý, các phương pháp khám, chữa bệnh không dùng thuốc và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Hội Đông y các huyện, thành phố phối hợp với trung tâm y tế, trạm y tế tổ chức tốt hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân ở địa bàn.

Bên cạnh kết quả đạt được, việc phát triển Đông y và Hội Đông y của tỉnh còn một số tồn tại, khó khăn: Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thật sự quan tâm lãnh, chỉ đạo đối với sự phát triển về lĩnh vực y học cổ truyền; tuyên truyền chưa sâu rộng. Hoạt động của Hội Đông y các cấp có mặt chưa hiệu quả, chưa thu hút được hội viên từ các cơ sở tư nhân, tổ chức hội cấp xã còn ít. Việc vận động những người có bài thuốc gia truyền, lương y cống hiến các phương thuốc, bài thuốc hay hiệu quả chưa cao. Nuôi trồng dược liệu còn manh mún, mang tính tự phát; ứng dụng khoa học và công nghệ trong trồng trọt, chăm sóc và chế biến sau thu hoạch còn hạn chế; tổ chức tổ chức liên kết sản xuất, thu mua, chế biến sản phẩm dược liệu chưa hiệu quả, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định. Một số dược liệu quý bị người dân khai thác triệt để, thu hái cả cây non và cây già, thiếu sự kiểm soát của các cơ quan quản lý dẫn đến nguy cơ cạn kiệt, tuyệt chủng nguồn dược liệu quý.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả phát triển nền Đông y và Hội Đông y các cấp trong thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nữa Chỉ thị số 24-CT/TW về Đông y gắn với Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 15/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới. Nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân về vai trò, vị trí của việc phát triển nền Đông y và Hội Đông y trong việc phát huy giá trị tinh hoa của y dược cổ truyền để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu trên cơ sở sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế đặc thù về điều kiện tự nhiên và xã hội để phát triển các vùng trồng dược liệu, quản lý nghiêm nguồn dược liệu tự nhiên, tránh tình trạng khai thác cạn kiệt quỹ gen và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Quy hoạch vùng dược liệu cần thiết, xây dựng vườn thuốc Nam; hoàn thiện mạng lưới Đông y cơ sở, xây dựng tổ chức Hội ngày càng trong sạch, vững mạnh./.

Tác giả: Vũ Võ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4213 | lượt tải:94

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3873 | lượt tải:99

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4836 | lượt tải:131

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4794 | lượt tải:108

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6005 | lượt tải:232
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập46
  • Hôm nay13,097
  • Tháng hiện tại441,924
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,165,750
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down