Một số nội dung về tổ chức đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025

Thứ ba - 12/05/2020 03:42 10.406 0
Ngày 29/4/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn số 09-HD/TU một số nội dung về tổ chức đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ban Biên tập trân trọng giới thiệu những nội dung chính của hướng dẫn.
Đại hội đảng các cấp là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
Đại hội đảng các cấp là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
1. Đại biểu và đảng viên dự đại hội

1.1. Đại hội đại biểu

- Đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ các cấp gồm các ủy viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội đang sinh hoạt tại đảng bộ (đại biểu đương nhiên), các đại biểu do đại hội đảng bộ, chi bộ trực thuộc bầu và đại biểu được chỉ định theo điểm 11.3, Quy định số 29-QĐ/TW, ngày 25/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Điều lệ Đảng.

- Về thay thế đại biểu:

+ Đại biểu chính thức do đại hội cấp dưới bầu mà không thể tham dự suốt thời gian đại hội thì cấp ủy cử đại biểu dự khuyết thay thế.

+ Đại biểu chính thức sau khi được bầu đã chuyển sinh hoạt đảng ra ngoài đảng bộ (cấp triệu tập đại hội) thì tổ chức đảng nơi đó được cử đại biểu dự khuyết thay thế. Nếu không có đại biểu dự khuyết thay thế, nơi có điều kiện thì bầu bổ sung đại biểu.

+ Đại biểu chính thức vắng mặt những ngày đầu đại hội, đã có đại biểu dự khuyết thay thế, nhưng thời gian cuối đại hội có điều kiện tham dự đại hội, nếu được đoàn chủ tịch đại hội đồng ý mời dự thì được dự theo tư cách đại biểu mời.

- Việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức do ban thường vụ cấp ủy cấp triệu tập đại hội quyết định. Việc chuyển đại biểu này phải được ban thẩm tra tư cách đại biểu đại hội xem xét và báo cáo đại hội thông qua. Đại biểu dự khuyết được chuyển thành đại biểu chính thức ở mỗi đảng bộ theo thứ tự số phiếu bầu từ cao xuống thấp ở đại hội đại biêu đảng bộ đó. Trường hợp bằng phiếu nhau thì lấy người có tuổi đảng cao hơn.

- Sau khi trúng cử, đại biểu chính thức chuyển công tác và sinh hoạt đảng đến đơn vị mới, nhưng tổ chức đảng ở đơn vị mới đó vẫn trực thuộc cấp ủy cấp triệu tập đại hội thì đại biểu đó vẫn được triệu tập đến dự đại hội, cấp ủy nơi có đại biểu chính thức chuyển đi đảng bộ khác không cử đại biếu dự khuyết thay thế; nếu đại biểu đó đã chuyển đến đơn vị mới mà tổ chức đảng ở đơn vị mới đó không trực thuộc cấp ủy cấp triệu tập đại hội thì tổ chức đảng ở đơn vị đó được chuyển đại biểu dự khuyết thành chính thức để thay thế.

Trường hợp đại biểu chính thức (do bầu cử) xin rút mà được cấp ủy triệu tập đại hội đồng ý, thì được cử đại biểu dự khuyết thay thế.
- Trường hợp đại hội cấp dưới bầu không đủ số lượng đại biểu chính thức được phân bổ, cấp ủy không được cử đại biểu dự khuyết thay thế số đại biểu chính thức do bầu không đủ.

Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội vắng mặt suốt thời gian đại hội, đại biểu chính thức bị bác tư cách đại biểu thì không cử đại biểu dự khuyết thay thế.

Đại biểu chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội mà không có đại biểu dự khuyết thay thế thì không tính vào tổng số đại biểu được triệu tập dự đại hội khi tính kết quả bầu cử.

1.2. Đại hội đảng viên

- Đại hội đảng viên gồm toàn thể đảng viên thuộc đảng bộ, chi bộ.

- Cấp ủy cấp triệu tập đại hội phải thông báo và triệu tập số đảng viên được miễn công tác, miễn sinh hoạt và đảng viên đã chuyển sinh hoạt tạm thời đến đảng bộ khác về dự đại hội. Nếu về dự đại hội, số đảng viên này được tính vào tổng số đảng viên dự đại hội, nếu không về dự đại hội thì không tính vào tổng số đảng viên dự đại hội để tính kết quả bầu cử trong đại hội.

1.3. Việc xem xét tư cách đại biểu

- Những trường hợp không triệu tập dự đại hội:

+ Những đảng viên ở đại hội đảng viên, những cấp ủy viên và những đại biểu ở đại hội đại biếu mà trước thời điểm khai mạc đại hội bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp ủy, bị khởi tố bị can, bị truy tố; những đại biểu được bầu nhưng không đúng nguyên tắc, thủ tục bầu cử.

+ Những cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội đã có quyết định nghỉ hưu hoặc thông báo nghỉ hưu mà thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm khai mạc đại hội; hoặc chuyển công tác ra ngoài đảng bộ trước thời điểm khai mạc đại hội.

- Cấp uỷ triệu tập đại hội phải kiểm tra, xác minh các tố cáo về tư cách đại biểu.

Trường hợp cần phải cho đại biểu rút khỏi danh sách đại biểu (chỉ áp dụng đối với đại biểu do đại hội cấp dưới bầu và đại biểu được chỉ định dự đại hội đại biểu đảng bộ cấp trên; không áp dụng đối với đại biểu đương nhiên) thì cấp ủy phân công đại diện cấp ủy gặp, gợi ý để đại biêu làm đơn xin rút. Nếu đại biểu không tự giác xin rút thì lập danh sách báo cáo ban thẩm tra tư cách đại biểu trình đại hội xem xét, quyết định, gồm:

+ Đại biểu bị đình chỉ một trong các chức chức vụ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.

+ Đại biểu đang trong thời gian chấp hành kỷ luật về đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tính từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực đến ngày khai mạc đại hội chưa quá 1 năm.

+ Đại biểu đã được tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật nhưng chưa có quyết định kỷ luật.

- Đại biểu dự đại hội phải được đại hội thẩm tra tư cách và biểu quyết công nhận. Trước khi đại hội biểu quyết về tư cách đại biểu, đại biểu nào bị xem xét tư cách được phát biểu ý kiến với đoàn chủ tịch và ban thẩm tra tư cách đại biểu, được phát biểu trước đại hội nếu được đoàn chủ tịch đồng ý.

2. Nhiệm vụ cấp ủy triệu tập và cơ quan điều hành đại hội

2.1. Nhiệm vụ của cấp uỷ triệu tập đại hội

- Chuẩn bị dự thảo các báo cáo, các vấn đề về nhân sự đại biểu, đề án nhân sự cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra và kế hoạch tổ chức đại hội.

- Tiếp nhận đơn ứng cử vào cấp uỷ của đảng viên chính thức không phải là đại biểu chính thức của đại hội theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

- Quyết định và thông báo thời gian khai mạc đại hội trước 30 ngày làm việc; thông báo số lượng đại biểu và phân bổ đại biểu cho các đảng bộ, chi bộ trực thuộc; chỉ đạo việc bầu cử đại biểu bảo đảm đúng nguyên tắc, thủ tục quy định.

- Cung cấp tài liệu cho ban thẩm tra tư cách đại biểu về tình hình, kết quả bầu cử đại biểu và những vấn đề liên quan đến tư cách đại biểu.

- Cung cấp tài liệu cho đoàn chủ tịch đại hội để trả lời các vấn đề do đại biểu đại hội yêu cầu.

- Chỉ đạo các mặt công tác thường xuyên của đảng bộ cho đến khi bầu được cấp ủy mới.

- Chuẩn bị tài liệu cho cấp uỷ khoá mới để bầu các chức danh lãnh đạo của cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra và chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra khoá mới trong phiên họp thứ nhất.

2.2. Đoàn chủ tịch đại hội

- Đoàn chủ tịch đại hội là cơ quan điều hành công việc của đại hội, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số. Cấp ủy triệu tập đại hội đề xuất, đại hội thảo luận, biểu quyết về số lượng và danh sách đoàn chủ tịch, chủ tịch đại hội. Đại hội chi bộ biểu quyết danh sách đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch đại hội.

- Số lượng thành viên đoàn chủ tịch đại hội:

+ Cấp chi bộ, đảng bộ cơ sở: không quá 5 đồng chí (chi bộ có ít đảng viên thì bầu chủ tịch đại hội).

+ Cấp huyện và tương đương: từ 7 - 9 đồng chí.

- Nhiệm vụ của đoàn chủ tịch đại hội:

+ Điều hành công việc của đại hội theo chương trình, quy chế làm việc đã được đại hội biểu quyết thông qua; phân công thành viên điều hành nội dung, chương trình các phiên họp của đại hội; chuẩn bị nội dung để đại hội thảo luận, biểu quyết; chuẩn bị ý kiến giải trình các vấn đề đại biểu còn có ý kiến khác nhau; lãnh đạo điều hành các hoạt động của đại hội.

+ Điều hành việc bầu cử theo Quy chế bầu cử trong Đảng.

+ Hướng dẫn để đại hội thảo luận, quán triệt tiêu chuẩn cấp uỷ viên, số lượng, cơ cấu cấp uỷ; tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.

+ Đề cử danh sách nhân sự do cấp uỷ triệu tập đại hội chuẩn bị. Hướng dẫn việc ứng cử, đề cử.

+ Tổng hợp danh sách nhũng người ứng cử, được để cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định.

+ Lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với những người ứng cử, được đề cử. Lập danh sách bầu cử, lấy biểu quyết của đại hội thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

+ Giới thiệu danh sách ban kiểm phiếu, trưởng ban kiểm phiếu để đại hội biểu quyết. Chỉ đạo hoạt động của ban kiểm phiếu, phổ biến quy tắc, thủ tục bầu cử trong đại hội.

+ Giải đáp những ý kiến của đại biểu về nhân sự trong quá trình chuẩn bị bầu cử.

2.3. Ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội

- Thành viên của ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội phải là những đại biểu chính thức của đại hội, am hiểu về công tác tổ chức, cán bộ và công tác kiểm tra. Cấp uỷ triệu tập đại hội giới thiệu, đại hội biểu quyết số lượng và danh sách ban thẩm tra tư cách đại biểu. Đại hội đảng viên không bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu, cấp uỷ triệu tập đại hội báo cáo với đại hội tình hình đảng viên tham dự đại hội.

- Nhiệm vụ của ban thẩm tra tư cách đại biểu:

+ Xem xét báo cáo của cấp uỷ về việc chấp hành nguyên tắc, thủ tục, tình hình và kết quả bầu cử đại biểu; những vấn đề liên quan đến tư cách đại biểu.

+ Xem xét, kết luận các đơn thư khiếu nại, tố cáo về tư cách đại biểu do cấp uỷ các cấp giải quyết; báo cáo với đoàn chủ tịch để trình đại hội xem xét, quyết định về những trường hợp không được công nhận tư cách đại biểu, những trường hợp có đơn xin rút khỏi danh sách đại biểu và việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức đã được triệu tập.

+ Báo cáo với đại hội kết quả thẩm tra tư cách đại biểu để đại hội xem xét, biểu quyết công nhận.

2.4. Đoàn thư ký đại hội

- Đoàn thư ký đại hội gồm những đại biểu chính thức (đối với đại hội đại biểu) hoặc đảng viên chính thức (đối với đại hội đảng viên), cấp uỷ triệu tập đại hội đề xuất, giới thiệu để đại hội biểu quyết về số lượng, danh sách đoàn thư ký và trưởng đoàn thư ký. Ở đại hội chi bộ thì chi uỷ hoặc bí thư chi bộ đề xuất, giới thiệu để đại hội biểu quyết. Trưởng đoàn thư ký có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, chịu trách nhiệm trước đoàn chủ tịch về nhiệm vụ của đoàn thư ký.

- Nhiệm vụ của đoàn thư ký:

+ Ghi biên bản, tổng hợp đầy đủ, trung thực ý kiến của các đại biểu tại hội trường và các phiên làm việc tại tổ đại biểu; giúp đoàn chủ tịch chuẩn bị các văn bản kết luận, nghị quyết của đại hội và thông báo của đoàn chủ tịch gửi tới các đoàn đại biểu.

+ Giúp đoàn chủ tịch thực hiện một số nhiệm vụ theo Quy chế bầu cử trong Đảng của Ban Chấp hành Trung ương.

+ Thu nhận, bảo quản hồ sơ, tài liệu sau khi đại hội kết thúc và giúp đoàn chủ tịch giao nộp cấp ủy khóa mới (qua văn phòng cấp ủy).

2.5. Ban kiểm phiếu

- Ban Kiểm phiếu gồm những đại biểu chính thức (đối với đại hội đại biểu), đảng viên (đối với đại hội đảng viên) trong đại hội không có tên trong danh sách ứng cử, đề cử tại đại hội. Đoàn chủ tịch (hoặc chủ tịch) đại hội đề xuất giới thiệu, đại hội biểu quyết số lượng, danh sách thành viên ban kiểm phiếu và trưởng ban kiểm phiếu. Trường hợp đặc biệt do đại hội không cử được ban kiểm phiếu thì cấp ủy cấp trên trực tiếp cử tổ công tác giúp việc kiểm phiếu.

Số lượng ban kiểm phiếu ở đại hội chi bộ từ 2 - 3 đồng chí; đại hội đảng bộ cấp cơ sở từ 3 - 5 đồng chí; đại hội đảng bộ huyện, thành phố và đảng bộ trực thuộc tỉnh từ 7 - 9 đồng chí.

- Nhiệm vụ của ban kiểm phiếu:

+ Hướng dẫn cách thức ghi phiếu, kiểm tra, niêm phong thùng phiếu, phát phiếu trực tiếp cho đại biểu (hoặc theo đoàn đại biểu), kiểm số phiếu phát ra và phiếu thu về, báo cáo đại hội, kiểm phiếu bầu.

+ Xem xét và kết luận về các phiếu không hợp lệ và những ý kiến khiếu nại về việc bầu cử trong đại hội (nếu có).

+ Lập biên bản kiểm phiếu, báo cáo với đoàn chủ tịch và công bố kết quả bầu cử; ký vào biên bản bầu cử, niêm phong phiếu bầu và chuyển cho đoàn chủ tịch đại hội để bàn giao cho cấp uỷ khoá mới lưu trữ theo quy định.

Nếu kiểm phiếu bằng máy vi tính (sử dụng phần mềm kiểm phiếu theo quy định thống nhất, bảo đảm tính bảo mật), ban kiểm phiếu được sử dụng một số nhân viên kỹ thuật không phải là đại biểu đại hội do đoàn chủ tịch đại hội xem xét, quyết định. Ngoài ban kiểm phiểu và nhân viên kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ kiểm phiếu, không ai được đến nơi ban kiểm phiếu đang làm việc.

3. Công tác bầu cử

Việc ứng cử, đề cử và bầu cấp ủy, bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên trong đại hội được thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng và Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; Hướng dẫn số 03-HD/TW, ngày 20/3/2020 của Ban Bí thư về một số vấn đề cụ thể thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng và Hướng dẫn số 05-HD/TU, ngày 04/11/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác nhân sự đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Những nơi thí điểm đại hội trực tiếp bầu bí thư cấp ủy (gồm cả đảng bộ cấp huyện và tương đương, đảng bộ cơ sở) thực hiện theo Hướng dẫn số 34-HD/BTCTW, ngày 08/10/2009 của Ban Tổ chức Trung ương.

4. Quy trình tổ chức đại hội và trang trí đại hội

4.1. Quy trình tổ chức đại hội

Đại hội đảng các cấp có thể tiến hành hai phiên: phiên trù bị và phiên chính thức.

- Phiên trù bị thực hiện một số nội dung chủ yếu sau:

+ Bầu đoàn chủ tịch (hoặc chủ tịch đại hội).

+ Bầu đoàn thư ký, trưởng đoàn thư ký (hoặc thư ký đại hội).

+ Bầu ban thẩm tra và trưởng ban thẩm tra tư cách đại biểu (đối với đại hội đại biểu).

+ Thông qua nội quy, chương trình làm việc của đại hội, quy chế bầu cử, quy chế làm việc, hướng dẫn sinh hoạt của đại biểu, có thể thảo luận văn kiện của cấp trên.

+ Đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu: Họp phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; hướng dẫn ghi biên bản, ghi nghị quyết, báo cáo tình hình đảng viên (đối với đại hội đảng viên).

- Phiên chính thức thực hiện những nội dung chủ yếu sau:

+ Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca).

+ Đoàn chủ tịch (hoặc chủ tịch), đoàn thư ký (hoặc thư ký) đại hội lên làm việc.

+ Diễn văn khai mạc gắn với tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

+ Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu (ở đại hội đảng viên báo cáo tình hình đảng viên tham dự đại hội).

+ Báo cáo chính trị (toàn văn hoặc rút gọn).

+ Báo cáo kiểm điểm của ban chấp hành trong nhiệm kỳ.

+ Phát biểu của đại diện cấp uỷ cấp trên; đoàn chủ tịch tiếp thu ý kiến chỉ đạo của cấp trên (tùy điều kiện cụ thể để bố trí trình tự cho phù hợp).

+ Báo cáo kết quả tổng hợp ý kiến cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia vào các dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng và dự thảo văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp.

+ Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia của các tổ chức đảng trực thuộc vào báo cáo chính trị của đảng bộ.

+ Thảo luận báo cáo chính trị, báo cáo kiểm điểm ban chấp hành, dự thảo nghị quyết đại hội, chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội.

+ Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng và dự thảo văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp.

+ Bầu cử ban chấp hành nhiệm kỳ mới:

Đoàn chủ tịch đại hội báo cáo với đại hội về yêu cầu, tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu cấp ủy khoá mới do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị; đại hội thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu cấp ủy khóa mới, biểu quyết số lượng, cơ cấu cấp ủy.

Đoàn chủ tịch đại hội đề cử danh sách nhân sự cấp ủy khóa mới do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị.

Đại hội thảo luận tiến hành ứng cử, đề cử.

Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử và những người xin rút khỏi danh sách bầu cử; đề xuất cho rút khỏi danh sách bầu cử những trường hợp vi phạm Điều 13 Quy chế bầu cử trong Đảng, những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định bằng hình thức biểu quyết bằng phiếu hoặc giơ tay. Lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với các trường hợp tự ứng cử, được đề cử (nếu cần).

Lập danh sách bầu cử; lấy biểu quyết của đại hội thông qua số lượng và danh sách bầu cử. Từ đại hội cấp huyện và tương đương trở lên, trước khi tiến hành bỏ phiếu chính thức, đoàn chủ tịch cung cấp danh sách trích ngang của các ứng cử viên (xếp thứ tự như danh sách bầu cử) để đại biểu nghiên cứu trước.

Bầu ban kiểm phiếu.

Đoàn chủ tịch phổ biến quy tắc, thủ tục bầu cử.

Ban kiểm phiếu hướng dẫn cách thức bỏ phiếu và thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

Công bố kết quả bầu cử cấp ủy khóa mới. Đại hội chi bộ trực tiếp bầu chi ủy trước, sau đó bầu bí thư, bầu một phó bí thư trong số chi ủy viên; nơi không bầu chi ủy thì chi bộ bầu bí thư, nếu cần thì bầu một phó bí thư chi bộ.

+ Sau khi đại hội bầu được cấp ủy khóa mới, đoàn chủ tịch đại hội chủ trì việc lấy phiếu giới thiệu của đại hội đối với nhân sự bí thư cấp ủy trong số các đồng chí vừa trúng cử cấp ủy theo quy định.

+ Cấp ủy khóa mới triệu tập phiên họp lần thứ nhất để tiến hành bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra theo quy định.

Đồng chí bí thư hoặc phó bí thư khóa trước được tái cử hoặc đồng chí được cấp ủy cấp trên ủy nhiệm (nếu bí thư, phó bí thư khóa trước không tái cử) làm triệu tập viên, khai mạc và chủ trì phiên họp cho đến khi bầu xong đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị.

Bầu đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị số lượng từ 1 đến 3 đồng chí; riêng đối với cấp xã, cấp huyện và tương đương bầu 3 đồng chí.

Đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị báo cáo để cấp ủy thông qua chương trình làm việc và tiến hành các thủ tục bầu cử.

Lưu ý: Những nơi thí điểm đại hội trực tiếp bầu bí thư cấp ủy (gồm cả đảng bộ cấp huyện và tương đương, đảng bộ cơ sở): Quy trình để bầu bí thư cấp ủy thực hiện theo Hướng dẫn số 34-HD/BTCTW, ngày 08/10/2009 của Ban Tổ chức Trung ương. Đồng chí bí thư cấp ủy được đại hội bầu đương nhiên là ủy viên ban thường vụ. Tại phiên họp lần thứ nhất, ban chấp hành chỉ bầu các ủy viên ban thường vụ còn lại theo số lượng quy định, bầu phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

+ Công bố kết quả bầu cử các chức danh tại đại hội.

+ Cấp uỷ khoá mới nhận nhiệm vụ và phát biểu ý kiến.

+ Bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội đại biểu cấp trên.

+ Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia của đại hội vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng, vào dự thảo văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp và biểu quyết thông qua báo cáo.

+ Thông qua nghị quyết và biểu quyết nghị quyết đại hội.

+ Bế mạc đại hội.

+ Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca).

4.2. Trang trí trong đại hội (nhìn từ dưới lên lễ đài)

- Khẩu hiệu:

+ Khẩu hiệu phía trên cùng, chính giữa hội trường: "Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm".

+ Khẩu hiệu hai bên cánh gà hội trường:

Bên trái: "Đảng Cộng sản Việt Nam - Người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam"

Bên phải: Nội dung khẩu hiệu gắn với mục tiêu, quyết tâm thực hiện nghị quyết, nhiệm vụ đại hội của đảng bộ.

- Cờ, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ảnh Mác - Lênin.

+ Cờ Đảng, cờ Tổ quốc: Treo phía bên trái phông (cờ Đảng treo bên trái, cờ Tổ quốc treo bên phải).

+ Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt phía bên trái phông, dưới giữa cờ Đảng và cờ Tổ quốc (nếu không có tượng thì thay bằng ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh). Dưới tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt lẵng hoa hoặc lọ hoa.

+ Ảnh Mác - Lênin treo bên phải phông (chính giữa trên tiêu đề đại hội).
 
- Tiêu đề đại hội:
Đặt dưới ảnh Mác - Lênin:
Đảng bộ (hoặc chi bộ)............
Đại hội (hoặc đại hội đại biểu) lần thứ........
Nhiệm kỳ.........
, ngày... tháng ... năm ...

(Các nội dung khác thực hiện theo Công văn số 1253-CV/TU, ngày 28/02/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về trang trí khánh tiết đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025).

5. Công việc sau đại hội

5.1. Sau đại hội, cấp ủy khóa mới tiếp thu hoàn chỉnh văn kiện đại hội (gồm bài phát biểu khai mạc đại hội, báo cáo chính trị, báo cáo kiểm điểm, bài phát biểu của cấp ủy cấp trên, danh sách cấp ủy viên, bài phát biểu bế mạc đại hội), biên bản, nghị quyết đại hội để báo cáo cấp trên và lưu hồ sơ theo quy định. Đại hội thảo luận chương trình hành động, cấp ủy khóa mới tiếp thu ý kiến đại hội, hoàn chỉnh và ban hành để tổ chức triển khai thực hiện; tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội, báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp.

5.2. Các tổ chức đảng từ cấp chi bộ đến các đảng bộ trực thuộc tỉnh, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày bế mạc đại hội, cấp ủy khóa mới phải báo cáo lên cấp ủy cấp trên trực tiếp:

- Qua ban tổ chức cấp ủy: Báo cáo kiểm điểm của cấp ủy, nghị quyết đại hội; các biên bản bầu cử, danh sách trích ngang và tờ trình đề nghị chuẩn y kết quả bầu cử ban chấp hành (chi ủy), ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

- Qua văn phòng cấp ủy: Báo cáo chính trị, báo cáo kiểm điểm của cấp ủy, nghị quyết đại hội, chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội, các báo cáo tham gia vào báo cáo chính trị của tổ chức đảng cấp trên trực tiếp, các báo cáo tham gia các văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

- Hoàn thiện hồ sơ đại hội theo quy định.

5.3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả bầu cử của cấp ủy cấp dưới, nếu không có khiếu nại, tố cáo về kết quả bầu cử thì cấp ủy cấp trên trực tiếp chuẩn y ban chấp hành (chi ủy), ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp ủy; ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

5.4. Sau đại hội, nếu phát hiện thấy có sự vi phạm về tiêu chuẩn, nguyên tắc, thủ tục bầu cừ thì cấp ủy cấp trên có quyền bác bỏ kết quả bầu cử của đại hội hoặc của cấp ủy cấp dưới, chỉ đạo tiến hành bầu lại; nếu thấy có một hoặc một số chức danh đã được bầu nhưng không bảo đảm nguyên tắc hoặc tiêu chuẩn quy định thì cấp ủy cấp trên có quyền không công nhận một hoặc một số chức danh đó.

5.5. Sau khi có quyết định chuẩn y kết quả bầu cử thực hiện việc bố trí, sắp xếp, phân công cấp uỷ viên khoá mới theo đúng phương án nhân sự đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5.6. Cùng với việc phân công cấp ủy viên khóa mới, cấp ủy các cấp tiến hành sắp xếp, bố trí công tác, kịp thời thực hiện chế độ, chính sách và làm tốt công tác tư tưởng đối với các đồng chí cấp ủy viên không tái cử theo quy định của Đảng, Nhà nước và Hướng dần số 05-HD/TU, ngày 04/11/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

5.7. Cấp ủy khóa mới xây dựng quy chế làm việc; xây dựng kế hoạch tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết đại hội./.

Tác giả: Đức Hiếu

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4234 | lượt tải:94

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3886 | lượt tải:99

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4857 | lượt tải:133

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4808 | lượt tải:110

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6022 | lượt tải:237
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập45
  • Hôm nay14,795
  • Tháng hiện tại535,874
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,259,700
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down