Ổn định và phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư các công trình thủy điện quốc gia trên địa bàn tỉnh

Chủ nhật - 17/05/2020 20:27 1.690 0
Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, ngày 10/8/2016 Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về ổn định và phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư các công trình thủy điện quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, sau 04 năm triển khai thực hiện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Đời sống kinh tế - xã hội vùng tái định cư các công trình thủy điện ngày càng khởi sắc
Đời sống kinh tế - xã hội vùng tái định cư các công trình thủy điện ngày càng khởi sắc
Với quan điểm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư các công trình thủy điện quốc gia trên địa bàn tỉnh là trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp trong tỉnh, nhất là cấp cơ sở và nhân dân các dân tộc; việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội các khu, điểm tái định cư phải đảm bảo tính bền vững. Vì vậy, Nghị quyết đã được tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức (các phương tiện thông tin đại chúng, báo cáo viên, tuyên truyền viên, sinh hoạt Đảng, đoàn thể, khu dân cư, văn hóa, văn nghệ, trực quan...), tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong nhân dân. UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch thực hiện Nghị quyết (Quyết định số 1674/QĐ-UBND, ngày 05/12/2016), chỉ đạo lồng ghép với các kế hoạch, dự án, đề án, chương trình mục tiêu có liên quan để huy động tối đa các nguồn lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế phục vụ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới. Các huyện, thành phố ban hành kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí ủy viên ban thường vụ, ủy viên ban chấp hành đảng bộ, ủy viên UBND huyện trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện...

Đã triển khai thực hiện chi trả chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo quy định cho 7.499 hộ/38.287 khẩu, với tổng giá trị 274.041 triệu đồng. Thực hiện hỗ trợ gạo cho các hộ tái định cư theo quy định, với tổng giá trị 221.962 triệu đồng, đạt 100% so với kế hoạch. Thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất hộ gia đình, cá nhân, tổ chức trong vùng tái định cư, với tổng số hộ được cấp là 6.684 hộ/9.187,28 ha tương ứng với 83,6% diện tích đã giao. Giao 5.802 ha đất sản xuất nông nghiệp cho 6.356 hộ, bình quân 0,91 ha/hộ (so với bình quân chung của tỉnh là 1,32 ha/hộ); bố trí 4.895,74 ha đất sản xuất lâm nghiệp (đất cao su) cho 1.750 hộ; khai hoang, cải tạo 1,560 ha đất chưa sử dụng. Thực hiện lồng ghép, bố trí nguồn vốn tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân vùng tái định cư cho 350 dự án, tổng vốn đầu tư 886.940 triệu đồng.

Thực hiện có hiệu quả các chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng sản xuất, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất; tập trung phát triển cây công nghiệp có lợi thế, hình thành, phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung: lúa chất lượng, ngô, chè, cây ăn quả...; trên 80% sản lượng chuối của tỉnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Thực hiện tái cơ cấu trong nông nghiệp: hình thành một số cơ sở sản xuất, hộ gia đình đầu tư chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp, tạo sản phẩm hàng hoá và cung ứng con giống cho nhu cầu chăn nuôi trong tỉnh; khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, trồng rừng mới với các loại cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao (cây gỗ lớn, lát hoa, gioi, sấu), cây lâm sản ngoài gỗ (quế, mắc ca...); phương thức nuôi trồng thủy sản từ quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh nhằm tăng năng suất và rút ngắn thời gian nuôi trên cơ sở phát huy những tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu, nguồn nước.

Hình thành các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa (vùng chè với diện tích 4.196 ha, sản lượng chè búp tươi 16.120 tấn tại các xã Khoen On, Ta Gia, Mường Kim, Tà Mung, Mường Mít, Mường Cang, Pha Mu, Tà Hừa, Phúc Than (huyện Than Uyên), Phúc Khoa, Trung Đồng, Pắc Ta (huyện Tân Uyên); triển khai 648 ha cánh đồng sản xuất tập trung, sử dụng một số giống lúa chất lượng cao như: J02, IR64, Séng cù, nếp tan Co Giàng, PC6, Hương thơm số 1, năng suất đạt 50 tạ/ha, sản lượng 3.240 tấn tại xã Nậm Hàng huyện Nậm Nhùn, xã Pắc Ta huyện Tân Uyên và các xã Mường Cang, Phúc Than, Mường Kim, Tà Mung, Ta Gia huyện Than Uyên; cây cao su với năng suất bình quân đạt 6,38 tấn mủ khô/ha/năm...), các chính sách khuyến khích việc liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp ngày càng chặt chẽ. Thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao, phương thức chăn nuôi, bảo vệ và phát triển rừng (giai đoạn 2016 - 2019 chủ yếu thực hiện trồng rừng gắn với những cây có giá trị kinh tế cao, trong 4 năm đã triển khai trồng rừng mới 9.838 ha).

Quân tâm nâng cao chất lượng lao động, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân: đã đào tạo nghề cho 3.920 người; đầu tư xây dựng 106 phòng học các cấp cho các vùng tái định cư; đầu tư xây dựng mới, nâng cấp 37 trạm y tế; giai đoạn 2016 - 2019 đã thực hiện khám, chữa bệnh khoảng 286.036 lượt người, tỷ lệ người dân được khám bệnh trung bình từ 1,5-2 lần/người/năm; 100% đồng bào vùng tái định cư được cấp thẻ BHYT miễn phí.

Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được chú trọng, các cơ quan chức năng đã chủ động nắm tình hình, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, giải thích các chế độ chính sách cho người dân hiểu; tháo gỡ khó khăn về chính sách, đồng thời tổ chức xác minh, nắm tình hình hoạt động của các đối tượng lợi dụng tranh chấp khiếu kiện, kiến nghị để xúi giục, kích động, trục lợi (từ năm 2016 đến nay, các cấp chính quyền phối hợp giải quyết 20 vụ tranh chấp, khiếu kiện trong vùng tái định cư các công trình thủy điện), đến nay tình hình an ninh tại các khu điểm tái định cư cơ bản ổn định.

Thực hiện có hiệu chương trình xây dựng nông thôn mới tại các khu vực tác định cư các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh: số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 17 xã, số xã còn lại đạt từ 6 - 16 tiêu chí. Thu nhập bình quân đầu người 36,3 triệu đồng/người/năm, tăng 18,1 triệu đồng/người/năm so với năm 2015; tỷ lệ hộ giảm nghèo bình quân 4,85%/năm, tỷ lệ hộ cận nghèo 15,15 %, giảm 21,14% so với đầu năm 2016; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm bình quân 0,05%/năm. Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 83,9%, vượt 3,9% so với năm 2015; tỷ lệ thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 78,7%, vượt 2,1% so vói năm 2015; tỷ lệ cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa 94,5% %, vượt 8,9% so với năm 2015.

Cấp ủy các cấp đã quyết tâm chỉ đạo việc xây dựng hệ thống chính trị ở các vùng tái định cư. Khẩn trương kiện toàn, bổ sung, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vùng tái định cư từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Tổng số cán bộ, công chức cấp xã của 37 xã thuộc 8 huyện, thành phố vùng tái định cư (tính đến 30/9/2019) là 735 người (trình độ chuyên môn: sau đại học 0,54%, đại học 43,26%, cao đẳng 5,57%, trung cấp 45,98%; trình độ văn hóa: THPT 86,9%, THCS 12,65%, tiểu học 0,4%; lý luận chính trị: cao cấp 3,26%, trung cấp 65,85%, sơ cấp 10,88%).

Tuy nhiên, đời sống của người dân tuy đã được cải thiện, nhưng còn gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm dần qua từng năm, thu nhập bình quân đầu người tuy tăng so với thời điểm trước khi di chuyển nhưng ở một số nơi vẫn còn ở mức thấp, tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo; thu nhập của ngưòi dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, việc áp dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất còn hạn chế; lực lượng lao động trong vùng tái định cư chủ yểu là lao động nông nghiệp và chưa qua đào tạo; việc xây dựng các phương án chuyển đổi sản xuất, nghề nghiệp và việc làm cho người dân thuộc diện tái định cư thủy điện còn chậm. Việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới tại các xã đạt chuẩn còn hạn chế, nhất là các tiêu chí về thu nhập, hộ nghèo, môi trường... Sự tham gia của chính quyền của một số địa phương trong chuyển đổi nghề chưa đạt hiệu quả. Các công trình cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất được đầu tư song công tác quản lý, sử dụng sau đầu tư còn hạn chế, dẫn đến hư hỏng nên hiệu qua sử dụng công trình thấp. Công tác đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất cho các hộ tái định cư chưa kịp thời, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất còn thấp...

Do vậy, vấn đề đặt ra trong thời gian tới đối với cấp ủy, chính quyền các cấp cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân vùng tái định cư nhận thức đúng, tin tưởng và chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác tái định cư, tạo sự đồng thuận cao và chủ động phối hợp trong tổ chức thực hiện. Hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân vùng tái định cư. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình thủy lợi, rà soát, vận động nhân dân khai hoang, mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục huy động các nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình như: chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững... để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là các công trình giao thông, thuỷ lợi, hỗ trợ phát triển sản xuất. Tăng cường công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa công trình sau đầu tư nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư.

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo để hoàn thành công tác quyết toán các chính sách, dự án bồi thường, di dân tái định cư trong năm 2020. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước như: chính sách hồ trợ về tín dụng, y tế, giáo dục và đào tạo nghề. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phù hợp với điều kiện từng địa phương, gắn với định hướng phát triển của địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; tập trung phát triển các sán phấm chủ lực của địa phương, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm gắn với chương trình OCOP, xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch.

Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; xây dựng phương án sản xuất phù hợp, lựa chọn cây, con giống phù hợp với từng vùng, nâng cao thu nhập cho người dân; tăng cường liên doanh, liên kết trong sản xuất; tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới, góp phần ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp của Mặt trận Tổ quổc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư các công trình thủy điện, xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị. Chủ động nắm bắt tình hình đời sống của nhân dân, tập trung xem xét, giải quyết kịp thời những khiếu nại, phản ánh của nhân dân, có biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn công trình, không để tình trạng khiếu nại đông người. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo thực hiện hiệu quả các chính sách và ngăn ngừa lãng phí, thất thoát, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước./.

Tác giả: Đức Hiếu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5165 | lượt tải:107

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4826 | lượt tải:112

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5811 | lượt tải:161

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5757 | lượt tải:126

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6987 | lượt tải:257
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập107
  • Hôm nay22,004
  • Tháng hiện tại567,762
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,959,848
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down