Hội nghị trực tuyến toàn quốc tiếp tục triển khai nghị quyết của Đảng về hội nhập quốc tế
Thứ sáu - 28/08/2015 02:414130
Chiều 27/8, Các Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Vũ Văn Ninh đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Dự Hội nghị còn có đồng chí Phó Thủ tướng chính phủ, bộ trưởng bộ ngoại giao Phạm Bình Minh, lãnh đạo các bộ, ngành, hiệp hội.
Tại điểm cầu Lai Châu, dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Chương, TUV, Phó chủ tịch UBND tỉnh, các thành viên Ban Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh.
Trong 2 năm qua, thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Việt Nam đã có quan hệ đối tác chiến lược với 13 nước và đối tác toàn diện với 11 nước, trong đó có tất cả 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong những thành viên quan trọng và tích cực nhất trong việc thúc đẩy hình thành một Cộng đồng ASEAN đoàn kết và giữ vai trò trung tâm tại khu vực; là thành viên có trách nhiệm của các diễn đàn, tổ chức uy tín như APEC, ASEM, IPU… Bên cạnh đó, nước ta đã gia tăng mức độ hội nhập và đóng góp vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, vào nỗ lực phòng chống tội phạm trong khuôn khổ INTERPOL và ASEANPOL, đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống… Quá trình đàm phán các FTA, hợp tác trong khuôn khổ APEC, ASEM, tiểu vùng Mê Công, việc vận động công nhận các di sản văn hóa của Việt Nam, hỗ trợ cho hội nhập của địa phương, doanh nghiệp…
Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam không chỉ đem lại cơ hội cho thương mại, đầu tư, thúc đẩy sản xuất trong nước, xuất khẩu hàng hóa mà còn có tác động không nhỏ đến hệ thống pháp luật Việt Nam, thúc đẩy cải cách hệ thống pháp luật và tư pháp Việt Nam cho phù hợp với nhu cầu phát triển nội tại của đất nước cũng như quá trình hội nhập, tiếp cận hơn với trình độ phát triển pháp luật của các nước trên thế giới. Có thể thấy, từ BTA tới WTO đã cho thấy sự phát triển trong công tác xây dựng pháp luật, từ tư duy xây dựng pháp luật, chất lượng soạn thảo đến quy trình xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật. Việc rà soát và hoàn thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời gian qua phục vụ hội nhập quốc tế hoàn toàn phù hợp với mục tiêu cải cách pháp luật nêu tại Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Xây dựng và triển khai chương trình hành động và kế hoạch thực hiện thông tin đối ngoại...
Để hội nhập quốc tế trong thời gian tới đạt được kết quả cao, Việt Nam tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ với các nước láng giềng; tận dụng đà quan hệ đang phát triển với các nước lớn để đẩy mạnh quan hệ trên các lĩnh vực phù hợp với lợi ích của ta, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, nâng cao năng lực lực lượng cảnh sát biển… Dành ưu tiên cao cho tăng cường đoàn kết, thống nhất và nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của ASEAN. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đối ngoại đa phương theo hướng chủ động đề xuất sáng kiến, định hình các sân chơi, luật chơi ở khu vực và quốc tế. Tiếp tục triển khai mạnh mẽ vận động ứng cử và cử người vào làm việc tại vào một số tổ chức quốc tế và tổ chức tốt Năm APEC 2017. Tăng cường tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức về hội nhập quốc tế và các cam kết quốc tế tới cán bộ, doanh nghiệp và người lao động. Đẩy mạnh các hoạt động cụ thể về hội nhập quốc tế và thực hiện các can kết quốc tế tại các địa phương và doanh nghiệp. Ưu tiên phân bổ kinh phí và nguồn nhân lực cho các hoạt động hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế. Hoàn thiện thể chế, chính sách, nội luật hóa các cam kết quốc tế cho phù hợp với tình hình của Việt Nam; tăng cường nghiên cứu khả năng phê chuẩn các công ước cơ bản còn lại của ILO. Tập trung triển khai các Đề án, Chiến lược đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo.
Tại Hội nghị các đại biểu đã tập trung thảo luận một số vấn đề: Công tác tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế tại các địa phương. Nguồn lực để bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm tiến độ và chất lượng, ưu tiên các dự án, dự thảo văn bản liên quan đến các điều ước quốc tế; sớm hoàn thiện pháp luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế trong đó cần đảm bảo tính minh bạch trong công tác đàm phán, ký kết và tham gia điều ước quốc tế, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân có liên quan có thể chủ động, tích cự tham gia vào quá trình hội nhập. Hoàn thiện thể chế, chính sách, nội luật hóa các cam kết quốc tế cho phù hợp với tình hình của Việt Nam; tăng cường nghiên cứu khả năng phê chuẩn các công ước cơ bản còn lại của ILO.
Phát biểu kết luận Hội nghị các đồng chí Vũ Văn Ninh, Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh - Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh đẩy mạnh công tác đàm phán các hiệp định trên mọi lĩnh vực, từ đó mở ra hướng phát triển mới và nâng cao vị thế của nước ta. Cũng tạo ra thách thức lớn cho nền kinh tế đất nước cho chính sách thu hút đầu tư. Các bộ xây dựng phương án để sớm hoàn thiện, kết thúc đàm phán với các nước bạn, các tổ chức, đề nghị các bộ ngành địa phương có chương trình hành động cụ thể để. Phương thức để đưa thông tin đến cho doanh nghiệp, địa phương, người dân để xây dựng phương án cho riêng mình để bước vào hội nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm. Các doanh nghiệp cũng phải chủ động trong việc đầu tư trang thiết bị, đổi mới công tác quản lý, để phát huy được khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước khi hội nhập. Chúng ta phải chủ động hội nhập tham gia các tổ chức hợp tác quốc tế. Tăng cường công tác chỉ đạo theo Bộ, theo ngành để các địa phương nắm rõ chủ chương, chính sách về hội nhập quốc tế. Thể hiện rõ vai trò của các bộ, chính quyền các cấp, các hiệp hội trong công tác hội nhập quốc tế là rất quan trọng.../.
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế