Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh

Thứ hai - 27/02/2017 02:53 404 0
Vừa qua, trên địa bàn xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ đã xảy ra vụ ngộ đốc thực phẩm gây hậu quả nghiêm trọng, nguyên nhân được xác định là do uống rượu có hàm lượng methanol cao, 69 người bị ngộ độc, trong đó có 8 người tử vong. Điều này đã và đang đặt ra vấn đề cấp bách trong công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn để bảo vệ sức khỏe.
Bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, nơi xảy ra vụ ngộ độc
Bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, nơi xảy ra vụ ngộ độc
Thực phẩm và sử dụng thực phẩm là nhu cầu thiết yếu của xã hội và của mọi gia đình. Vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng, cần thiết để bảo vệ sức khỏe của người dân trong mọi thời đại. Nhận thức được vấn đề đó, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp và các ngành chức năng trong tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bộ máy tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được kiện toàn, có tiến bộ trong quản lý và đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhận thức của cơ quan quản lý các cấp, của người kinh doanh và tiêu dùng về an toàn thực phẩm bước đầu có những chuyển biến.

Tuy nhiên, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới còn hạn chế; một số cấp ủy, chính quyền chưa sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Còn tình trạng hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng hết hạn sử dụng, thực phẩm có sử dụng hóa chất độc hại, chất phụ gia không đúng quy định, thực phẩm kém chất lượng. Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số địa bàn chưa sâu rộng; cùng với việc thiếu thường xuyên, quyết liệt trong trong thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và ngăn chặn thực phẩm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, độc hại; nhận thức của một bộ phận người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới về an toàn thực phẩm còn hạn chế. Dẫn đến việc còn để xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏa Nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; điển hình như vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng tại bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ từ ngày 10 đến 15-02-2017.
 
7 2 17
Vận động người dân hạn chế thấp nhất sử dụng rựu, đồ uống có cồn trong sinh hoạt, các hoạt động hiếu, hỷ và lễ hội

Trước tình hình đó, để lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục hạn chế, yếu kém và thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quan trọng này, ngày 21-02-2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Công văn số 290-CV/TU tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Trong đó, yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các cơ quan, đơn vị tiếp tục quán triệt, phổ biến, tuyên truyền sâu rộng những nội dung chủ yếu của Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21-10-2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong tình hình mới; các chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác này đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; trong đó, tập trung phổ biến sâu rộng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, các nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm bằng nhiều hình thức, phù hợp với trình độ dân trí từng đối tượng, tập quán từng vùng, từng dân tộc, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới để người dân hiểu và phòng tránh. Cùng với tuyên truyền, giáo dục, phải tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng nhằm cải thiện và nâng cao sức khỏe Nhân dân.

Công tác tuyên truyền cần được các cấp ủy đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hướng mạnh về cơ sở, để cán bộ, đảng viên và người dân hiểu sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với chất lượng dân số, sức khỏe con người; tác hại và phòng, chống tác hại của thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm sử dụng hóa chất độc hại...; đặc biệt, phải tập trung tuyên truyền về tác hại của lạm dụng bia, rượu, đồ uống có cồn đối với sức khỏe, vận động người dân hạn chế thấp nhất sử dụng rượu, đồ uống có cồn trong sinh hoạt, các hoạt động hiếu, hỷ và lễ hội. Từ đó, làm cho người dân nêu cao cảnh giác, nâng cao ý thức tiêu dùng, sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ ăn uống, phải tăng cường các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý, kiểm soát, giám sát chặt chẽ chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm. Quản lý chặt chẽ hàng hóa, thực phẩm xuất, nhập khẩu; hàng hóa, thực phẩm trao đổi hai bên biên giới. Ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi kinh doanh hàng hóa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.
 
8 2 17
Quản lý chặt chẽ ngăn chặn hiệu quả việc lưu thông, kinh doanh
thực phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh

Các cơ quan chức năng phải làm tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, tăng cường phối hợp liên ngành trong thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm. Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp; kiểm soát an toàn hóa chất trong nông, lâm, thủy sản, thực phẩm, quản lý việc giết mổ gia súc, gia cầm và vệ sinh thú y, vệ sinh thủy sản. Tăng cường công tác quản lý thị trường, phòng, chống, kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả việc lưu thông, kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn; đấu tranh và xử lý nghiêm các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị xã hội và của Nhân dân trong đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tích cực tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là hoạt động sản xuất, mua bán thực phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lượng, độc hại. Nâng cao nhận thức, ý thức trong tiêu dùng thực phẩm của người dân. Phát động phong trào toàn dân thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm lồng ghép với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; đẩy mạnh tuyên truyền, nêu gương, khen thưởng người tốt, việc tốt trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng một xã hội lành mạnh về sản xuất và tiêu dùng; nâng cao sức khỏe công đồng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển./.
 

Tác giả: Trung Tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5666 | lượt tải:112

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 5311 | lượt tải:117

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 6304 | lượt tải:168

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 6250 | lượt tải:133

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 7476 | lượt tải:271
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập261
  • Hôm nay24,573
  • Tháng hiện tại173,839
  • Tháng trước10,542,355
  • Tổng lượt truy cập35,203,446
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down