Lai Châu chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Chủ nhật - 23/02/2020 21:48 2.285 0
Ngày 28/12/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 40-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ban Biên tập trân trọng giới thiệu những nội dung chính của Chương trình hành động.
Công nghệ thông tin là nền tảng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
Công nghệ thông tin là nền tảng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
1. Mục tiêu

- Mục tiêu chung: Thực hiện hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đấy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; xây dựng vả hình thành kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Mục tiêu cụ thể:

Đến năm 2025: (1) Xây dựng được hạ tầng số đạt trình độ bảo đảm đồng bộ, hiện đại, liên thông, an toàn, đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin sâu rộng trong hoạt động của cả hệ thống chính trị, phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp. (2) Xây dựng thành công Chính quyền điện tử tỉnh Lai Châu. (3) Nâng cao chất lượng internet băng thông rộng phủ 100% các xã, phường, thị trấn. (4) Cơ bản hoàn thành chuyến đổi số trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh. (5) Hình thành ít nhất một dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh.

Đến năm 2030: (1) Mạng di động 5G được phủ sóng toàn tỉnh. (2) Mọi người dân truy cập internet băng thông rộng với chi phí họp lý. (3) Hoàn thành xây dựng chính quyền số. (4) Xây dựng thí điểm đô thị thông minh tại thành phố Lai Châu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong cả nước.

Tầm nhìn đến 2045: Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tăng cường liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong và ngoài tỉnh; phát triển nền kinh tế số hội nhập và hiện đại, mở rộng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành ở các lĩnh vực của đời sống xã hội, tinh gọn bộ máy; có năng suất lao động cao, có đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh.

2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

2.1. Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội

- Đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh về sự cấp thiết phải chủ động tham gia tích cực và có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kỉnh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh.

Xác định nội dung cốt lõi của chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của tỉnh là thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cá các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy chuyển đổi số, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số.

Ưu tiên chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ mới trong các ngành, lĩnh vực; thúc đẩy nghiên cứu khoa học, công nghệ, tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm để người dân và doanh nghiệp là các chủ thể quyết định tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

2.2. Hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số

Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp về khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ, thương mại, đầu tư, kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số, internet và không gian mạng; đồng thời ngăn chặn kịp thời các tác động tiêu cực cả về kinh tế và xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng.

Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo. Thực hiện định danh, công nhận, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các sản phẩm, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.

Hoàn thiện các chính sách về dữ liệu, quản trị dữ liệu, tạo thuận lợi cho việc tạo dựng, kết nối số, chia sẻ và khai thác dữ liệu đảm bảo an toàn, an ninh mạng và định danh số.

Hoàn thiện các chính sách tài chính nhằm khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ đặc thù về sở hữu trí tuệ, bảo hộ và khai thác hiệu quả, hợp lý các tài sản trí tuệ do tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh tạo ra; khuyến khích thương mại hoá và chuyến giao quyền sở hữu trí tuệ.

Ban hành các chính sách hạn chế các tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tạo lập hành lang pháp lý cho việc triển khai các mô hình lao động, việc làm mới trên nền tảng công nghệ số và hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù họp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xử lý kịp thời các thách thức đặt ra đối với phát triển xã hội. Thúc đẩy việc tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.

Xây dựng và triển khai Chiến lược của tỉnh về phát triển các doanh nghiệp công nghệ, ưu tiên phát triển các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp công nghệ cao.

Thực hiện đô thị thông minh; áp dụng một số cơ chế đặc thù trong quá trình triển khai thí điểm phát triên đô thị thông minh bảo đảm tính hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

2.3. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu

Triển khai băng thông rộng chất lượng cao trên phạm vi toàn tỉnh. Khuyến khích doanh nghiệp có đủ năng lực tham gia xây dựng hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác cho chuyển đổi số.

Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu tỉnh. Hình thành hệ thống trung tâm dữ liệu của tỉnh. Đầu tư trang bị các hệ thống thiết bị thu thập, lưu trữ, xứ lý, bảo vệ dữ liệu công.

Quy hoạch xây dựng hạ tầng thanh toán số theo hướng đồng bộ, thống nhất, dùng chung, tận dụng và khai thác có hiệu quả hạ tầng mạng lưới viễn thông để triển khai các dịch vụ thanh toán cho người dân với chi phí thấp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy mạnh mẽ thanh toán không dùng tiền mặt. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các hệ thống thanh toán số. Quản lý và kiểm soát chặt chẽ các hình thức thanh toán trục tuyến qua biên giới.

Đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược an ninh mạng quốc gia.

Nâng cấp hạ tầng các ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu áp dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trước hết là hạ tầng năng lượng và giao thông.

2.4. Chính sách phát triển và nâng cao năng lực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thực hiện ưu tiên thu hút đầu tư các dự án đầu tư có nội dung nghiên cứu và phát triển, dự án sử dụng công nghệ tiên tiến. Phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh theo Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 844/QĐ-TTg, ngày 18/5/2016.

Thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Lai Châu. Xây dụng Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Thành lập Ban Chỉ đạo hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Lai Châu; thành lập Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh (bổ sung chức năng cho Trung tâm Kiểm định và Phát triển khoa học công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ). Xây dựng các chương trình hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ vào doanh nghiệp, đặc biệt lĩnh vực du lịch, nông nghiệp.

Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn địa phương để thực hiện ứng dụng và phát triển các công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong sản xuất và đời sống. Xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

2.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Thực hiện đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển; đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nội dung kỹ năng số và ngoại ngữ tối thiểu. Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số, khuyến khích các mô hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng số.

Có cơ chế khuyến khích và ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp công nghệ tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục và đào tạo, tạo ra sản phẩm phục vụ cho nền kinh tế số. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút, sử dựng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phát triển mạnh đào tạo nghề và hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho chuyển đổi công việc. Có chính sách hỗ trợ cho người lao động khi tham gia đào tạo lại, đào tạo nâng cao chuyên môn và kỹ năng để chuyển đổi công việc.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan đảng, chính quyền; xây đựng đội ngũ nhân lực có đủ năng lực, kỹ năng tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin, có cơ chế, chính sách đãi ngộ đặc biệt thu hút đội ngũ có trình độ, năng lực cao về công nghệ thông tin về tỉnh làm việc, góp phần đẩy nhanh xây dựng thành công chính quyền số.

Hình thành mạng học tập mở thực hiện theo lộ trình phổ cập kỹ năng số, kỹ năng bảo đảm an toàn, an ninh mạng đạt trình độ cơ bản cho người dân. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, xây dựng văn hoá số trong cộng đồng.

2.6. Chính sách phát triển các ngành và công nghệ ưu tiên

Tập trung phát triển các ngành ưu tiên có mức độ sẵn sàng cao như: Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông; an toàn, an ninh mạng; tài chính - ngân hàng; thương mại điện tử; nông nghiệp số; du lịch số; công nghiệp văn hoá số; y tế, giáo dục và đào tạo.

Ưu tiên nguồn lực cho triển khai một số chương trình nghiên cứu về các công nghệ ưu tiên, trọng tâm là: Công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học.

Thực hiện chính sách hỗ trợ các ngành và công nghệ ưu tiên chủ yếu thông qua đổi mới, hoàn thiện thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lọi; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, ưu tiên trước hết là hạ tầng năng lượng và giao thông; phát triển nguồn nhân lực; phát triên khoa học và công nghệ; đặt hàng mua sắm công.

2.7. Chính sách hội nhập quốc tế

Chủ động tham gia mạng lưới đổi mới sáng tạo quốc gia. Chủ động trong công tác vận động, xúc tiến, thu hút đầu tư có mục tiêu theo hướng đa dạng hóa các hoạt động, phương thức và ứng dụng công nghệ thông tin.

Đẩy mạnh thu hút và sử dụng hiệu qủa các nguồn lực từ nước ngoài và các đối tác quốc tế cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, chuyển giao công nghệ.

Tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, các tỉnh phía Bắc Lào, không ngừng mở rộng quan hệ với các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế khác; tạo tiền đề cho hợp tác về khoa học công nghệ.

Chủ động hợp tác về khoa học và công nghệ với các đối tác nước ngoài, nhất là các đối tác có trình độ phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Chú trọng công tác đào tạo cán bộ, tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

2.8. Chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội

Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm thống nhất, kết nối liên thông và đông bộ.

Xây dựng cơ sở dữ liệu số của các cấp chính quyền, tạo diều kiện để mọi công dân có thể cập nhật thông tin cần thiết về hoạt động của bộ máy nhà nước. Đầu tư xây dụng cơ sở hạ tầng thu thập, quản lý dữ liệu và giao dịch trên nền tảng internet ở các cơ quan nhà nước.

Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện chuyển đổi số. Hoàn thiện các quy trình, thủ tục hành chính phù hợp với hoạt động của chính quyền số, cắt giảm tối đa giao dịch trực tiếp./.
 

Tác giả: Đức Hiếu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1115 | lượt tải:52

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 1683 | lượt tải:584

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 1637 | lượt tải:164

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2075 | lượt tải:194

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1386 | lượt tải:162
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập124
  • Hôm nay19,320
  • Tháng hiện tại428,445
  • Tháng trước1,034,478
  • Tổng lượt truy cập27,322,701
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down