Đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển

Chủ nhật - 19/10/2014 23:57 1.076 0
Phát huy truyền thống đoàn kết, cách mạng, một lòng son sắt theo Đảng và Bác Hồ, Đảng bộ và đồng bào các dân tộc thiểu số tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, vươn lên thoát nghèo, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, góp phần xây dựng Lai Châu ngày càng giàu đẹp. Đó là các nội dung tham luận tại Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu lần thức II năm 2014. Laichau.dcs.vn lược ghi giới thiệu cùng các đồng chí.
Đồng chí Tẩn Mí Khé - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Đồng chí Tẩn Mí Khé - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện tốt chính sách với giáo dục dân tộc


Đồng chí Tẩn Mí Khé - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo: Hiện nay, cơ sở vật chất trường, lớp học, nhà bán trú, nhà công vụ chưa đáp ứng nhu cầu thực tế khi số lượng học sinh các cấp học, bậc học ngày càng tăng. Chất lượng giáo dục giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn còn chênh lệch. Đội ngũ giáo viên hàng năm được bổ sung, song đa số giáo viên tuyển mới còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác dân vận, chưa có biên pháp thu hút học sinh đi học chuyên cần, nhất là học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để khắc phục khó khăn trên, ngành GD&ĐT sẽ tiếp tục tham mưu cho tỉnh ban hành và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đối với học sinh bán trú, mở rộng mô hình bán trú nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở vùng sâu, vùng xa; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo; đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục và đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục; trú trọng thực hiện chính sách cử tuyển vào các trường cao đẳng, cao đẳng, đáp ứng nhu cầu đào tạo của địa phương.

Vận động đồng bào góp đất trồng cây cao su
25 10 14
 
Đồng chí Đồng Văn Liệt - Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ

Đồng chí Đồng Văn Liệt - Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ: Chương trình trồng và phát triển cây cao su đưa vào huyện Sìn Hồ đã mở ra một hướng mới, tạo thế và lực cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện thực hiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả, sát thực và bền vững. Mục tiêu của huyện phấn đấu đến năm 2015 trồng được 15.000ha, nhưng đến tháng 6/2013, toàn huyện mới trồng được 7.488ha; có trên 6.000 hộ gia đình tham gia góp đất, tạo việc làm cho khoảng 3.500 lao động người địa phương, trong đó có 1.000 lao động thời vụ. Tuy nhiên, đây là cây trồng mới nên không ít cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa thực sự tin vào lợi ích kinh tế của cây cao su mang lại. Để đạt được mục tiêu nghị quyết, huyện Sìn Hồ tiếp tục triển khai, quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên về chủ trương chuyển đổi đất nương luân canh và diện tích rừng nghèo sang trồng cây cao su. Tăng cường chỉ đạo đạo, quản lý quy hoạch, thực hiện quy hoạch trồng và phát triển cây cao su gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhân dân về chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ cho người dân, các quyền lợi của người dân khi tham gia góp đất trồng cao su.

Kinh nghiệm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới
 
27 10 14
Đồng chí Tẩn Thị Quế - Phó Chủ tịch HĐND huyện Tam Đường

Đồng chí Tẩn Thị Quế - Phó Chủ tịch HĐND huyện Tam Đường: Hiện nay huyện có 13 xã đang thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả đạt được có 9 xã đạt trên 10 tiêu chí. Đây là chương trình lớn của Đảng và Nhà nước dành cho các vùng nông thôn và là cơ hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Qua 4 năm thực hiện chương trình, huyện có 10 xã đạt tiêu chí về thu nhập, 1 xã đạt tiêu chí hộ nghèo, 1 xã đạt tiêu chí về giao thông, 7 xã đạt tiêu chí về văn hóa, 13 xã có điện lưới quốc gia. Bên cạnh các kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn vẫn còn những tồn tại, hạ chế như: nhận thức của nhiều người dân và một bộ phận cán bộ về chương trình còn chưa đầy đủ, công tác tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng, nguồn lực thực hiện hạn chế. Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới của huyện, các tiêu chí đạt được bền vững, thời gian tới huyện tập trung mọi nguồn lực cho xã điểm. Tăng cường tuyên truyền tới cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc về mục đích, nội dung, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình. Đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

Giúp đồng bào xóa đói giảm nghèo
 
28 10 11
Trung tá Lò Văn Hiêng - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Pa Ủ

Trung tá Lò Văn Hiêng - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Pa Ủ, huyện Mường Tè: Những năm qua Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng đã kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới với phát triển kinh tế - xã hội, giúp địa phương củng cố hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phát động phòng trào quần chúng tham gia quản lý đường biên cột mốc, giữ gìn an ninh trật tự thôn bản; xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, chăn nuôi, giúp đồng bào nơi biên giới xóa đói giảm nghèo. Vận động bà con định canh định cư, làm 130 nhà đại đoàn kết, 48 công trình dân sinh, phối hợp với chính quyền địa phương phá nhổ cây thuốc phiện, tổ chức cai nghiện cho trên 500 người nghiện. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng, giúp đồng bào xóa đói giảm nghèo, thời gian tới bộ đội biên phòng tiếp tục coi trọng việc xây dựng cơ sở chính trị các xã biên giới; tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và địa phương về công tác xóa đói giảm nghèo; bám sát cơ sở, gần gũi với nhân dân thực hiện “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” để người dân xóa đi mặc cảm, tự lực vươn lên.

Vận động đồng bào thực hiện di dân tái định cư thủy điện Lai Châu


Đồng chí Lù Văn Thinh - Trưởng phòng Dân tộc huyện Nậm Nhùn

Đồng chí Lù Văn Thinh - Trưởng phòng Dân tộc huyện Nậm Nhùn: Theo kế hoạch huyện Nậm Nhùn có 2 khu, 7 điểm tái định cư thủy điện Lai Châu, với 810 hộ. Đây là cơ hội để huyện sắp xếp dân cư, thực hiện xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp nhân dân phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Sau hơn một năm thực hiện, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của đồng bào thuộc diện tái định cư, đến nay đã có hơn 300 hộ dân chuyển về nơi ở mới; đường giao thông chính đã được kết nối vào các điểm tái định cư; các công trình phụ trợ khác đã cơ bản hoàn thành, sẵn sàng đón và phục vụ cuộc sống người dân nơi ở mới. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức đối với huyện trong giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; nâng cao dân trí, đảm bảo các hộ dân tái định cư khi đến nơi ở mới có cuộc sống ổn định lâu dài và từng bước tốt hơn nơi ở cũ. Để công tác tái định cư của huyện cơ bản hoàn thành trong năm 2014, huyện Nậm Nhùn sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và cơ chế chính sách đặc thù về di dân tái định cư dự án thủy điện Lai Châu; tiếp tục củng cố hệ thống chính trị cơ sở tại các khu, điểm tái định cư.

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Cống
 
30 10 14
Đại biểu Chang Thị Khá, xã Nậm Khao, huyện Mường Tè

Đại biểu Chang Thị Khá, xã Nậm Khao, huyện Mường Tè: Dân tộc Cống là 1 trong 5 dân tộc đặc biệt khó khăn sinh sống ở hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Ở Lai Châu, dân tộc Cống định cư ở 4 bản: Pô Lếch, Nậm Luồng, Nậm Khao và Nậm Pộc thuộc huyện Mường Tè, với dân số trên 1.000 người. Là dân tộc ít người, nhưng đồng bào dân tộc Cống có đời sống văn hóa khá phong phú, nhiều nét văn hóa truyền thống được duy trì từ đời này qua đời khác. Tuy nhiên, hiện nay các bản dân tộc Cống thuộc vùng lòng hồ thủy điện Lai Châu và phải di chuyển lên cao. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc cũng như duy trì lễ hội tết Ngô của dân tộc trên vùng định cư mới. Để bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa dân tộc Cống, cần chú trọng xây dựng các công trình văn hóa trọng điểm; nâng cao trình độ đội ngũ làm công tác văn hóa ở cơ sở; có chính sách đãi ngộ đối với công tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa như: lễ hội, các trò chơi dân gian; hỗ trợ hoạt động cho các nghệ nhân, đội văn nghệ quần chúng của đồng bào dân tộc Cống./.

Tác giả: Bích Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1627 | lượt tải:66

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 2393 | lượt tải:783

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 2438 | lượt tải:309

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2621 | lượt tải:355

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1888 | lượt tải:301
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập73
  • Hôm nay12,076
  • Tháng hiện tại104,186
  • Tháng trước867,510
  • Tổng lượt truy cập27,865,952
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down