Những vấn đề đặt ra trong thi hành Luật Thanh tra năm 2010 trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Chủ nhật - 06/08/2017 04:15 2.133 0
Luật Thanh tra năm 2010 được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật; cũng như về tổ chức và hoạt động của lực lượng thanh tra, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Lai Châu vẫn còn một số bất cập trong các văn bản Luật và một số văn bản hướng dẫn thi hành như:
Luật Thanh tra 2010 đã nâng cao địa vị pháp lý của cơ quan thanh tra,  xác định tính độc lập tương đối của các cơ quan thanh tra trong mối quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp
Luật Thanh tra 2010 đã nâng cao địa vị pháp lý của cơ quan thanh tra, xác định tính độc lập tương đối của các cơ quan thanh tra trong mối quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp
Các quy định của pháp luật về thanh tra đã nêu rõ vị trí, vai trò và chức năng của cơ quan Thanh tra Nhà nước trong mối quan hệ với cơ quan Thanh tra Nhà nước cấp trên và cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp, trong việc giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Quy định trên các cơ quan Thanh tra còn phụ thuộc quá lớn vào cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp cả về về tổ chức, nhân sự, kinh phí, trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, trong quá trình tiến hành thanh tra cũng như giai đoạn kết thúc, kết luận và kiến nghị xử lý. Điều này phần nào ảnh hưởng đến tính chủ động và tính độc lập trong hoạt động thanh tra.

Việc quy định trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước, Thủ trưởng cơ quan Thanh tra, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra còn khái quát, mang tính nguyên tắc, chưa đầy đủ, rõ ràng. Các quy định chưa quy định cụ thể thời hạn phải thực hiện, nhất là các biện pháp bảo đảm việc thực hiện kết luận thanh tra; quy định về trách nhiệm pháp lý chưa rõ để có thể áp dụng chế tài trong trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước không chỉ đạo, tổ chức thực hiện kết luận thanh tra hoặc việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện kết luận thanh tra không đáp ứng được yêu cầu; thiếu các quy định xác định tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện kết luận thanh tra nên khó có căn cứ xác định mức độ thực hiện trách nhiệm của các cơ quan có liên quan.

Việc quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong hoạt động thanh tra trong việc cung cấp tài liệu, thực hiện kết luận thanh tra còn chung chung chưa cụ thể, chưa có các chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp như: Đối tượng thanh tra không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra, thực tế cho thấy có nhiều trường hợp đối tượng thanh tra là cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân có sai phạm qua thanh tra nhưng không thực hiện, thực hiện không đầy đủ kết luận, quyết định xử lý về thanh tra nhưng chưa bị xử lý, do chưa có quy định chi tiết đối với từng trường hợp cụ thể, thiếu các chế tài, nhất là khi xử lý các hành vi chống đối, cản trở, không thực hiện yêu cầu, kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, vì vậy kỷ cương, kỷ luật trong quản lý hành chính bị giảm sút.

Các nguyên tắc hoạt động thanh tra và các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra đã được Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành quy định cụ thể, đây được coi là căn cứ quan trọng để Đoàn thanh tra thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đã quy định rõ tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Thanh tra Nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng Thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên, đối với thanh tra hành chính chỉ có quyền kiến nghị, đề xuất mà không có thẩm quyền quyết định xử lý, quyết định xử lý thuộc về người đứng đầu cơ quan hành chính cùng cấp vì vây khó khăn trong việc thực hiện và không đảm bảo tính kịp thời.

Luật Thanh tra chưa có khái niệm và tiêu chí thống nhất về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cơ cấu tổ chức của các cơ quan được giao thực hiện thanh tra chuyên ngành và thanh tra địa phương (Thanh tra Nhà nước tỉnh, Thanh tra Nhà nước huyện) có nơi chưa hợp lý, thiếu đồng bộ. Việc quy định về bộ máy, tổ chức hoạt động thanh tra chuyên ngành tại các cơ quan được giao thực hiện chức năng Thanh tra chuyên ngành còn nhiều bất cập, gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, cụ thể: Theo quy định tại Điều 30 - Luật Thanh tra năm 2010 quy định “Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập. Hoạt động thanh tra chuyên ngành do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP quy định “Việc thành lập bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành tại cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành”.

Quy định tại Điều 12 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP, người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phải là công chức thuộc biên chế của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên, biên chế hiện nay ở các chi cục thuộc sở, đa số là viên chức vì vậy không đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về công tác thanh tra tại cơ sở. Ngoài ra, pháp luật về thanh tra chuyên ngành chưa quy định cụ thể về việc cấp thẻ cho công chức thanh tra chuyên ngành, nên quá trình thực hiện cấp thẻ ở các tổ chức thanh tra chuyên ngành không thống nhất.

Mối quan hệ về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan Thanh tra Nhà nước và giữa các cơ quan Thanh tra Nhà nước với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành chưa được pháp luật về thanh tra quy định cụ thể, do đó sự phối hợp giữa các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành còn chưa thống nhất, chưa chặt chẽ.

Tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ, chính sách, đối với các ngạch thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành, công tác viên thanh tra đã được pháp luật về thanh tra quy định, cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong thực hiện công tác thanh tra. Việc cấp trang phục, cấp thẻ cho thanh tra viên, được thực hiện đảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên cần xem xét bổ sung đối với phụ cấp nghề cho công chức thanh tra cho phù hợp với các cơ quan nội chính khác, nhằm đảm bảo quyền lợi, động viên công chức trong ngành thanh tra, nhất là công chức thanh tra tại các huyện miền núi, biên giới. Xem xét quy định tiêu chuẩn ngạch Thanh tra viên chính Điểm e, Khoản 4, Điều 7 - Nghị định số 97/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định phải có thời gian công tác ở ngạch Thanh tra viên và tương đương tối thiểu là 09 năm, việc quy định thời gian trên là tương đối dài, không khuyến khích được công chức làm công tác thanh tra, nhất là đối với các tổ chức thanh tra ở các huyện thuộc các tỉnh miền núi. Việc cấp trang phục được quy định đầy đủ, chi tiết đảm bảo các điều kiện cần thiết cho công chức, người lao động trong ngành Thanh tra. Việc cấp thẻ được thực hiện đảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
2 8 17
 Lực lượng liên ngành Thanh tra giao thông và CSGT tỉnh Lai Châu thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tải trọng phương tiện

Chế độ đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ thanh tra cho ngạch Thanh tra viên chính, Thanh tra viên, công chức thanh tra đã được pháp luật về thanh tra quy định cụ thể, khá đầy đủ, tuy nhiên việc tổ chức thi nâng ngạch nhất là thi nâng ngạch thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp thời gian qua còn khá dài, vì vậy cần quy định cụ thể về thời gian tổ chức các kỳ thi nâng các ngạch thanh tra, nhằm đảm bảo quyền lợi cho công chức thanh tra và đáp ứng thực hiện yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Các quy định về xây dựng, phê duyệt định hướng kế hoạch thanh tra; hình thức, căn cứ ra quyết định thanh tra, công khai kết luận thanh tra, các thời hạn trong hoạt động thanh tra và việc xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra, đã được quy định tương đối đầy đủ trong các văn bản pháp luật về thanh tra. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra còn chưa quy định cụ thể chế tài xử lý đối với đối tượng thanh tra không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, chống đối, kéo dài biệc cung cấp tài liệu cho các cơ quan thanh tra.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động thanh tra hành chính, hoạt động thanh tra chuyên ngành, đặc biệt là hoạt động thanh tra liên ngành, hoạt động thanh tra của công chức thanh tra chuyên ngành, đã được quy định trong Luật Thanh tra năm 2010. Tuy nhiên về hình thức thanh tra (theo kế hoạch, thường xuyên, đột xuất) còn có những bất cập so với Nghị định 07/2012/NĐ-CP của Chính phủ, như mới chỉ quy định hình thức thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch, đột xuất, chưa có quy định, hướng dẫn đối với hình thức thanh tra thường xuyên.

Nhiệm vụ, quyền hạn và đặc biệt là việc thực hiện các quyền trong hoạt động thanh tra của Người ra quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, Thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành, đã được quy định trong Luật Thanh tra năm 2010. Tuy nhiên, việc sử dụng con dấu của Trưởng Đoàn thanh tra còn có những bất cập so với Nghị định 07/2012/NĐ-CP của Chính phủ, như chưa quy định rõ nên các tổ chức thanh tra ở các cấp, các ngành còn áp dụng khác nhau; Trong quá trình thanh tra, khi phát hiện có vi phạm pháp luật, cơ quan thanh tra chuyển cho cơ quan điều tra xử lý mà không có quyền khởi tố ban đầu như các cơ quan khác: Biên phòng, cơ quan thuế, Quản lý thị trường. Một số quy định quyền song khó thực hiện như tạm gữi, phong tỏa tài khoản... Vì quy định chưa cụ thể, tính pháp lý không cao, liên quan đến Quy định quản lý của các ngành, khó thực hiện, phụ thuộc vào sự phối hợp của các cơ quan có liên quan.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phương thức tổ chức giám sát đối với hoạt động của Đoàn thanh tra; việc tổ chức thẩm định và quy trình thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra, đã được quy định trong Luật Thanh tra năm 2010. Tuy nhiên, theo Quy chế giám sát, kiểm tra hoạt động của Đoàn thanh tra thì sau khi ban hành Quyết định thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải tổ chức giám sát: Tự giám sát, Thành lập tổ giám giát hoặc cử người giám sát. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng gặp nhiều khó khăn, do số lượng biên chế của các cơ quan thanh tra còn mỏng, nhất là thanh tra sở, thanh tra huyện, trong khi có thời điểm vừa phải thực hiện nhiệm vụ thanh tra, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ được cấp trên giao, dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện giám sát. Mặt khác, trong trường hợp Trưởng Đoàn thanh tra là lãnh đạoThanh tra thì việc cử người giám sát chỉ mang tính hình thức. 

Quyền, nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, đã được quy định cơ bản đầy đủ trong Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, trên thực tế việc yêu cầu các đối tượng thanh tra thực hiện nghĩa vụ còn gặp nhiều khó khăn do chưa có các chế tài cụ thể để xử lý khi đối tượng thanh tra không thực hiện nghĩa vụ, hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ theo quy định pháp luật về thanh tra.

Hoạt động theo dõi, giám sát, kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra và thanh tra lại, đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra và thông qua hoạt động giám sát, kiểm tra giúp cơ quan quản lý đánh giá được hiệu quả của hoạt động thanh tra. Tuy nhiên, hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, như: chưa có các văn bản hướng dẫn về trình tự thủ tục, xử lý sau thanh tra; quy định của pháp luật về thanh tra còn bất cập, thiếu quy định cụ thể về các biện pháp cưỡng chế trong xử lý sau thanh tra, chế tài xử lý trong việc không chấp hành thực hiện kết luận thanh tra; quy định thời hiệu thanh tra lại giữa Thanh tra chuyên ngành và thanh tra hành chính còn có sự khác nhau (thanh tra chuyên ngành 01 năm; thanh tra hành chính 02 năm kể từ ngày ký kết luận thanh tra), các điều kiện cho thực hiện thanh tra lại gặp nhiều khó khăn chưa phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý và công tác phòng chống tham nhũng hiện nay.

Việc quy định về Ban Thanh tra nhân dân trong Luật Thanh tra là chưa phù hợp do hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân chỉ mang tính chất là hoạt động kiểm tra, giám sát của tổ chức đoàn thể, không mang tính pháp quy, không có quy định chế tài để xử lý.

Để tiếp tục hoàn thiện Luật Thanh tra và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật, cần quan tâm quy định rõ ràng, cụ thể hơn về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp với cơ quan thanh tra trong việc phê duyệt kế hoạch thanh tra, ra quyết định thanh tra, kết luận, kiến nghị thanh tra cũng như việc đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, quyết định, kiến nghị về thanh tra, bảo đảm tính chủ động và độc lập trong hoạt động của các cơ quan thanh tra.

Thống nhất các quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành, quy định cụ thể về đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra do thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra. Xác định rõ những cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ở trung ương, địa phương, quy định chặt chẽ sự phối hợp của các cơ quan thanh tra để tránh chồng chéo trong hoạt động thanh tra. Xem xét quy định về điều động, luân chuyển đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP; Nghị định 150/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra, nhất là Thanh tra các tỉnh miền núi đảm bảo tính ổn định nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện kết luận thanh tra, quy định các chế tài cụ thể trong việc thực hiện nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, nhằm tăng cường tính hiệu lực trong hoạt động thanh tra, trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Quy định Thanh tra nhà nước được khởi tố, điều tra ban đầu khi phát hiện các vi phạm pháp luật đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền được thanh tra (như quy định đối với lực lượng Bộ đội biên phòng, cơ quan thuế vụ, quản lý thị trường hiện nay được khởi tố và điều tra bước đầu về các vi phạm pháp luật)./.

Tác giả: Trung Tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1501 | lượt tải:61

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 2102 | lượt tải:685

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 2166 | lượt tải:237

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2310 | lượt tải:265

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1593 | lượt tải:230
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập123
  • Hôm nay39,229
  • Tháng hiện tại723,143
  • Tháng trước1,034,478
  • Tổng lượt truy cập27,617,399
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down