Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Thứ tư - 18/01/2023 09:40 1.792 0
Xác định vai trò, tầm quan trọng của rừng đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua, các cấp uỷ đảng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 18/4/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và tăng thu nhập của người dân từ rừng.
Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tích cực bảo vệ, trồng rừng mới
Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tích cực bảo vệ, trồng rừng mới
Quán triệt và triển khai thực hiện các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về quản lý, bảo vệ, chăm sóc và phát triển rừng, cấp ủy các cấp đã cụ thể hóa bằng chương trình, kế hoạch, lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền các cấp lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hằng năm và tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý bảo vệ rừng được chú trọng và triển khai thực hiện hiệu quả. Trọng tâm là tuyên truyền Chỉ thị số 13-CT/TW, Luật Lâm nghiệp và các văn bản của tỉnh, quy định mới trong thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thường xuyên đăng tải tin, bài, phóng sự trong chuyên mục “Rừng và cuộc sống” với 2 tuần/số. Báo Lai Châu thường xuyên đăng tải tin, bài tuyên truyền về công tác quản lý, bảo vệ rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng trên Báo thường kỳ, báo cuối tuần, báo dành cho đồng bào các dân tộc vùng cao với 8 tin, bài, ảnh/tháng. Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trang Thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin tổng hợp của các sở, ban, ngành, các huyện thành phố, ấn phẩm mang tính báo chí thường xuyên đăng tải các văn bản chính sách mới về lĩnh vực lâm nghiệp, thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ, phát triển rừng; đồng thời thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở, công tác tuyên truyền miệng cũng được đẩy mạnh.... Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về vai trò ý nghĩa của rừng, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát triển, nâng cao diện tích rừng, phát triển kinh tế rừng mang lại thu nhập cho người dân.

Cùng với đó, hằng năm lực lượng kiểm lâm địa bàn các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh đã thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền cho nhân dân nắm được những quy định của pháp luật về công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; đồng thời thực hiện ký cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng giữa UBND cấp xã với cá nhân và hộ gia đình để nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân, hộ gia đình trong bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Năm 2022, đã tổ chức họp tuyên truyền tới 1.033 lượt thôn, bản với 79.199 lượt người dân tham gia, tuyên truyền đến 25 trường học với 9.312 lượt học sinh tham gia. Ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng đến 25.456 lượt hộ gia đình. Phát 3.800 tờ rơi tuyên truyền bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố đã tham mưu cho UBND cùng cấp kiện toàn 8 Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng cấp huyện với 259 thành viên. Các xã phường, thị trấn đã xây dựng phương án, kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô theo phương châm “4 tại chỗ”; thành lập 106 Ban Chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng cấp xã với 2.920 thành viên và 868 Tổ chuyên trách quản lý bảo vệ rừng thôn, bản với 59.684 thành viên. Phân công lực lượng thường trực phòng cháy trong những ngày cao điểm, thường xuyên tiến hành kiểm tra, tuần tra rừng góp phần làm tốt công tác bảo vệ rừng, hạn chế tới mức thấp nhất các vụ vi phạm về lâm luật xảy ra trên địa bàn.

Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được các cấp ủy, chính quyền, các ngành trong hệ thống chính trị của tỉnh quan tâm triển khai liên tục, đúng quy định, diện tích trồng mới rừng được chỉ đạo sát sao, đúng kỹ thuật, thời vụ. Năm 2022, diện tích trồng rừng mới đạt 2.992 ha, trong đó: rừng sản xuất 2.779 ha (quế 2.023 ha, cây lâm nghiệp khác 757 ha); rừng phòng hộ 213 ha. Ngoài ra đã thực hiện trồng mới được 1.097 ha mắc ca, nâng tổng diện tích cây mắc ca hiện có trên địa bàn toàn tỉnh lên 6.376 ha. Diện tích rừng hiện có 487.000 ha (rừng tự nhiên 449.826 ha; rừng trồng 24.229 ha; diện tích cây Cao su 12.945 ha). Tỷ lệ che phủ rừng đạt 51,7%, qua đó góp phần nâng cao đời sống cho Nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Việc chi trả tiền dịch vụ môi trường được triển khai thực hiện kịp thời. Đơn giá chi trả bình quân 1,05 triệu đồng/ha, tổng số hộ được chi trả 79.378 hộ, thu nhập bình quân 5,45 triệu đồng/hộ/năm đã góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19 kéo dài, giúp người dân ổn định cuộc sống; nâng cao ý thức, trách nhiệm về công tác bảo vệ và phát triển rừng, tạo niềm tin, sự đồng thuận xã hội trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Tuy nhiên tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ rừng còn hạn chế, một số cấp ủy cơ sở chưa phát huy vai trò của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Vẫn còn xảy ra một sộ vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, cháy rừng xảy ra ở một số địa bàn nhất là vào mùa khô hanh.
 
Thời gian tới, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ che phủ rừng đạt 54% theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, tiếp tục đưa chỉ tiêu phát triển rừng vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia quản lý, bảo vệ rừng, trồng rừng mới, phát triển kinh tế rừng. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hình thức tuyên truyền đảm bảo sinh động, hấp dẫn, phù hợp với từng đối tượng. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả. Chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với trách nhiệm của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân được hưởng lợi từ rừng. Gắn bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao biên giới và người dân làm nghề rừng. Có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường phối hợp giữa các ngành, các cấp, nhất là lực lượng chức năng để thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Chủ động, nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng, hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng; ngăn chặn tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ, lâm sản trái pháp luật. Bảo vệ và quản lý tốt diện tích rừng hiện có; đồng thời đẩy mạnh trồng rừng phòng hộ, sản xuất và rừng kinh tế với các loại cây gỗ lớn, cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu, cây có giá trị kinh tế cao, cây đa mục đích. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào trồng rừng; đẩy mạnh liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng; ứng dụng công nghệ thông tin theo dõi diễn biến rừng, tích cực, chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng./.
 

Tác giả: Hồng Phượng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1450 | lượt tải:59

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 2039 | lượt tải:673

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 2093 | lượt tải:228

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2285 | lượt tải:254

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1569 | lượt tải:221
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập154
  • Hôm nay30,836
  • Tháng hiện tại680,783
  • Tháng trước1,034,478
  • Tổng lượt truy cập27,575,039
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down