Hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Thứ năm - 27/06/2019 12:567870
Sáng 27/6, Chính phủ tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc bằng hình thức trực tuyến toàn quốc. Chủ trì hội nghị là Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Quốc gia.
Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh Lai Châu có các đồng chí: Giàng A Tính - Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đoàn Đức Long, - TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các số sở, ban ngành đoàn thể tỉnh.
Theo Chỉ thị, thực tế trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng vị trí công tác; kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật; lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết về chính sách pháp luật của một bộ phận người dân để sách nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết công việc, không đúng quy định, không công bằng, khách quan khi giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp làm cản trở sự phát triển kinh tế xã hội.
Chỉ thị cũng đã chỉ ra nguyên nhân, giải pháp để khắc phục như: Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo cong tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện cải cách hành chính, tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đổi mới công nghệ quản lý; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, xây dựng cơ chế giám sát phát hiện vi phạm…
Các đại biểu ở các điểm cầu tham luận một số nội dung: chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu tham nhũng vặt; biện pháp ngăn chặn và xử lý tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp ở thành phố Hà Nội, tỉnh Lâm Đồng và ngành Công an; Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương…
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh: Đây là Hội nghị có ý nghĩa quan trọng, tạo sự đột phá, chuyển biến mới trong công tác phòng chống tham nhũng nhất là tham nhũng vặt. Thời gian tới, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, mỗi cá nhân đều thực hiện tốt nghiên túc thực chất ngăn chặn có hiệu quả việc nhũng nhiều người dân, doanh nghiệp. Gắn việc quán triệt với thực hiện Chỉ thị 10 với cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đảm bảo sự minh bạch, liêm chính của cán bộ, công chức trong giải quyết công vụ. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tạo sự chuyển biến tích cực rõ nét trong thời gian tới. Người đứng đầu phải gương mẫu đi đầu trong phòng, chống tham nhũng, lấy đó là tiêu chí đánh giá về hoàn thành nhiệm vụ hàng năm. Đẩy mạnh cải cách hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội; phát huy vai trò đoàn thể quần chúng, doanh nghiệp ngăn chặn, phát hiện hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà người dân và doanh nghiệp… tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm…/.
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế