Những nông dân học tập và làm theo lời Bác dặn

Thứ năm - 11/07/2013 22:13 826 0
Tỉnh ta có hơn 54.000 hội viên, hơn 9.000 hội viên đăng ký phấn đấu đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, 2.462 nông dân đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp cơ sở, huyện, thị, tỉnh và Trung ương
Ông Đỗ Văn Khôi - xã Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ (Người đầu tiên, bên trái) giới thiệu với lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh cách bảo quản ngô hạt của gia đình
Ông Đỗ Văn Khôi - xã Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ (Người đầu tiên, bên trái) giới thiệu với lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh cách bảo quản ngô hạt của gia đình
Hưởng ứng lời kêu gọi thi đua của Hồ Chủ Tịch “Đồng bào công, nông thi đua sản xuất”, nông dân tỉnh ta đã hăng say lao động, phát triển kinh tế từ các mô hình: tổng hợp, chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất kinh doanh dịch vụ và ngành nghề truyền thống.

“Tỉnh ta có hơn 54.000 hội viên, hơn 9.000 hội viên đăng ký phấn đấu đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, 2.462 nông dân đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp cơ sở, huyện, thị, tỉnh và Trung ương” là lời giới thiệu của anh Nguyễn Thành Trung - Trưởng ban Kinh tế - Xã hội, Hội Nông dân tỉnh. Để có kết quả đó, nông dân tỉnh ta đã có nhiều cách làm mới, sáng tạo, bởi làm kinh tế ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn không dễ. Người nông dân phải thay đổi cách nghĩ, nghiên cứu về đất đai, thổ nhưỡng để chọn loại hình kinh doanh phù hợp.

1 trong những nông dân giàu lên từ mô hình kinh tế tổng hợp, có thu nhập 250 triệu đồng/năm là anh Vàng A Ninh ở xã Phúc Than (huyện Than Uyên). Chịu khó học hỏi là đức tính của chàng trai trẻ dân tộc Mông có ý chí làm giàu này. Các lớp tập huấn ngắn hạn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi do các ngành, đoàn thể mở tại xã, anh Ninh đều có mặt. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt mà trên diện tích 3,8ha, mỗi năm anh thu được 20 tấn thóc. Gia đình anh còn nuôi 4 con trâu, 6 con bò, mỗi năm xuất bán 15 con lợn thịt và trên 100 con gia cầm. 18ha thảo quả của anh Ninh đã cho thu hoạch từ 2 năm nay.

Ông Chảo Cao Chìu, dân tộc Dao ở xã Mường Mô (huyện Nậm Nhùn) lại thoát nghèo từ xây dựng trang trại chăn nuôi. Không thể kể hết những khó khăn bước đầu của ông do thiếu vốn, chưa nhiều kinh nghiệm chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh gia súc. Song “lão nông” có ước mơ làm giàu vẫn bền chí “đổ” công sức, tiền bạc xây dựng trang trại. Đến nay, đàn gia súc của ông đã có 60 con trâu, bò. Mỗi năm ông còn xuất bán hàng trăm con gia cầm các loại, đem lại thu nhập 170 triệu đồng/năm.

Hay như cách làm của ông Phạm Văn Lâm ở khu phố 1, thị trấn Tân Uyên (huyện Tân Uyên). Là bộ đội xuất ngũ, kinh tế gia đình ông gặp nhiều khó khăn. Nhận thấy vùng mình đang sống nổi tiếng là “đất trồng chè”, ông liền vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội để mua trâu cày kéo rồi mua đất trồng 5ha chè. Khi chè cho thu hoạch mỗi năm 60 tấn búp tươi, ông Lâm lại đầu tư xây dựng xưởng chế biến chè công suất 15 tấn/ngày. Ông còn thu mua 30 - 50 tấn thảo quả/năm và xuất bán ra thị trường. Nhờ năng động trong cách làm ăn, ông đã có thu nhập 300 triệu đồng/năm.

Kết hợp việc gìn giữ nghề truyền thống, ẩm thực dân tộc với phát triển kinh tế hộ gia đình là cách làm của bà Đèo Thị Xớp, dân tộc Thái ở phường Đoàn Kết (thị xã Lai Châu). Bà Xớp chia sẻ: “Mỗi năm tôi thu mua bông gạo làm gần 200 chiếc chăn, đệm bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Mỗi ngày chế biến trên 50kg thịt lợn hun khói, thịt trâu, bò sấy, cá sấy và các món ăn của dân tộc Thái cung cấp cho các nhà hàng trên địa bàn thị xã. Các món đặc sản này cũng được nhiều khách hàng trong, ngoài tỉnh ưa chuộng và mua làm quà biếu. Tôi có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm từ các cách làm trên”.

Mỗi nông dân có 1 cách làm riêng, phù hợp với địa phương và đem lại kinh tế cao cho gia đình. Song điểm chung của họ là khi đã vững về kinh tế, họ đều tạo công ăn việc làm cho người dân tộc thiểu số ở địa phương và giúp đỡ hội viên nghèo về vốn, giống. Đó là anh Vàng Văn Ninh (xã Phúc Than, huyện Than Uyên) giúp 8 hộ nghèo trong xã vay 5 - 5,6 triệu đồng làm vốn, không lấy lãi để phát triển sản xuất. Ông Chảo Cao Chìu (xã Mường Mô, huyện Mường Tè) hướng dẫn, vận động bà con không thả rông gia súc, xây dựng chuồng trại chăn nuôi và phòng tránh dịch bệnh cho gia cầm. Ông Đỗ Văn Khôi (xã Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ) tạo việc làm thời vụ cho 25 - 30 lao động với mức lương 3,5 - 5 triệu đồng/tháng.


Hay như ông Lê Xuân Sang (phường Đoàn Kết, thị xã Lai Châu), hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi ong, đến nay ông đã có 200 đàn ong ngoại, mỗi năm cho 14 tấn mật, 600kg phấn hoa, 150kg sáp ong, 20kg sữa ong chúa, thu nhập ổn định 500 triệu/năm. Năm 2012, tại Hội nghị Đại biểu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ IV, ông được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tặng Bằng khen “Có nhiều thành tích trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi từ năm 2007 - 2011, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ Quốc”. Không nói nhiều về cách làm giàu của mình, ông Sang chỉ kể: “Tôi đã truyền kinh nghiệm nuôi ong của mình cho 7 hộ, trong đó có 3 hộ đã có thu nhập từ 70 - 200 triệu/năm từ nuôi ong như: gia đình anh Ba ở thị trấn Tân Uyên (huyện Tân Uyên), anh Chiến ở huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai), ông Hà ở thị xã Lai Châu. Tôi còn nhận nuôi 3 cháu cơ nhỡ, trong đó có cháu Đào nay đã lập gia đình, cháu Thành 42 tuổi, bị thần kinh nên vẫn ở cùng nhà tôi, cháu Cường cùng bố di chuyển đàn ong theo mùa vụ đến các tỉnh có nguồn hoa nở”.

Còn rất nhiều việc tốt được những người nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi thực hiện sau khi kinh tế gia đình được nâng lên. Họ không chỉ nghe lời Bác thi đua “Làm cho mau, làm cho tốt, làm cho nhiều”, mà còn góp phần giúp “Dân sinh hạnh phúc”.

Tác giả: Hải Yến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5009 | lượt tải:107

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4667 | lượt tải:111

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5652 | lượt tải:158

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5601 | lượt tải:125

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6829 | lượt tải:256
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập146
  • Hôm nay17,212
  • Tháng hiện tại485,036
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,877,122
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down