Tự nguyện xin… thoát nghèo

Thứ năm - 12/06/2014 22:26 797 0
Câu chuyện đói nghèo, không muốn ra khỏi hộ nghèo để được nhận sự đầu tư hỗ trợ của Đảng và Nhà nước không phải là mới. Song, câu chuyện mà chúng tôi đề cập ở đây hoàn toàn ngược lại, đó là tự nguyện xin… thoát khỏi hộ nghèo của 1 số hộ dân trong tỉnh. Điều đáng nói là mặc dù cuộc sống của những hộ này vẫn còn nhiều khó khăn nhưng vì muốn dành sự hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh cho những hộ khó khăn hơn mà họ đã xin… thoát nghèo. Và hơn cả là họ đã ý thức được: muốn thoát nghèo thì phải tự lực cánh sinh, phải tự vươn lên mới thực sự bền vững.
Gia đình chị Lò Thị Hở - dân tộc Thái, ở bản Chom Chăng, xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên, những năm trước đây từng là hộ nghèo của xã. Từ năm 2011, nhờ được sự quân tâm đầu tư hỗ trợ của Đảng và nhà nước về cây con giống đã giúp gia đình chị có cơ hội để vươn lên. Giờ đây gia đình chị không còn thiếu đói những tháng giáp hạt như trước nữa và đã làm được ngôi nhà cấp bốn khang trang. Thấy mình đã có điều kiện hơn các hộ nghèo trong xã, cuối năm 2013 gia đình chị tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo để dành phần hỗ trợ các chính sách ưu đãi của Nhà nước, của tỉnh cho hộ nghèo hơn. Trên khuôn mặt rạng ngời niềm vui, chị Hở bày tỏ: “Gia đình mình được hỗ trợ nhiều rồi từ thóc giống, ngô giống, đến lợn giống. Bây giờ kinh tế cũng khá hơn trước, gia đình vui lắm, cám ơn Đảng và nhà nước nhiều lắm. Nhiều hộ trong bản, trong xã, đời sống còn khó khăn hơn mình. Mình tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo để cho nhiều bà con còn nghèo hơn, khó khăn hơn mình được hỗ trợ …”.

Chị Vàng Thị Tâm - dân tộc Thái bản Nà Phát, xã Bình Lư, huyện Tam Đường cũng là một trong số 50 hộ tự nguyện xin thoát nghèo của xã Bình Lư, huyện Tam Đường trong năm 2013. Vài năm trước đây, gia đình chị nằm trong tốp những hộ nghèo nhất của bản. Chồng bị tai nạn mất sớm, một mình chị vất vả bươn chải kiếm sống để nuôi hai con nhỏ ăn học. Mối lo cơm áo gạo tiền luôn đè nặng trên đôi vai gầy yếu của người phụ nữ bé nhỏ này. Từ năm 2010, sau khi được hỗ trợ mái nhà đại đoàn kết với số tiền hơn 8 triệu đồng, chị đã tiết kiệm, vay mượn để làm được ngôi nhà cấp bốn kiên cố. Có nhà để ở, chị đã quyết tâm làm kinh tế để nuôi các con ăn học. Từ đôi lợn nái sinh sản được hỗ trợ, đã giúp chị phát triển mô hình nuôi lợn giống và lợn thịt thành công. Từ đôi bàn tay trắng nhờ chính sức lao động của mình, tích cực tăng gia sản xuất, kinh tế gia đình chị dần ổn định và có điều kiện tốt hơn để nuôi dạy các con. Cuối năm 2013, gia đình chị đã tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo. Chị Tâm phấn khởi nói: “Những năm qua mình được Đảng, nhà nước hỗ trợ nhiều rồi. Bây giờ kinh tế gia đình đã khá hơn, cũng mua sắm được ti vi, xe máy. Mình không muốn chông chờ ỉ lại vào Đảng và nhà nước nữa, gia đình đã tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo để tự lực làm ăn…”.

Trong khi hiện nay ỏ đâu đó vẫn còn những trường hợp cuộc sống dù đã khấm khá song vẫn muốn được nằm trong diện hộ nghèo để nhận được sự đầu tư hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, thì việc tự nguyện xin thoát nghèo để không chông chờ ỷ lại như chị Lò Thị Hở, chị Lò Thị Tâm và nhiều hộ dân khác nữa lại đáng trân trọng biết bao. Bình Lư là một trong những xã của huyện Tam Đường có tỷ lệ hộ dân tự nguyện thoát nghèo tương đối cao. Nhận xét về các hộ tự xin thoát nghèo trong xã, đồng chí Hoàng Xuân Huề - Bí thư Đảng ủy xã Bình Lư, huyện Tam Đường cho biết: “Những hộ dân tự xin thoát nghèo của xã nói chung họ lao động rất chăm chỉ, rất tích cực. Không chỉ nam giới, nhiều chủ hộ là phụ nữ cũng phát triển kinh tế rất tốt, nhiều hộ đã tự xin ra khỏi hộ nghèo. Chúng tôi đánh giá rất cao ý thức tự giác của họ…”.

Cũng từ ý thức tự giác đi đầu trong tự nguyện đăng ký xin thoát nghèo của chị Hở và chị Tâm đã giúp cho nhiều hộ dân trong bản, trong xã học tập noi theo. Đến nay, việc tự nguyện xin thoát khỏi hộ nghèo không chỉ còn bó hẹp ở một xã hay một huyện, mà nó đã trở thành phong trào rộng khắp tại các xã phường, các bản làng vùng sâu vùng xa trong toàn tỉnh. Từ năm 2011 đến nay toàn tỉnh đã có trên 17.400 hộ thoát nghèo, trong đó có hơn 400 hộ tự nguyện xin thoát nghèo. Với phong trào tự nguyện xin thoát nghèo sâu rộng như vậy đã góp phần trong việc giúp tỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo đáng kể từ 38,86% năm 2011 xuống còn 27,22% đầu năm 2014. Trong đó huyện có số hộ tự nguyện xin thoát nghèo nhiều như Tân Uyên và Tam Đường. Đánh giá thêm về những hộ dân này, đồng chí Vương Thế Mẫn - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nói: “Những hộ tự nguyện xin thoát khỏi hộ nghèo có 3 điểm tích cực lớn là, Trước hết họ đã phát huy được tính tự trọng, tự giác cao; Thứ hai, họ đã thể hiện được tinh thần gương mẫu đối với các hộ nghèo khác đang có tư tưởng chông chờ ỷ lại vào Đảng và Nhà nước; Thứ ba, thoát nghèo đã thể hiện được việc nâng cao đời sống cho các hộ dân, thể hiện ý thức trách nhiệm cao của người dân trong cộng đồng dân cư”.

Mặc dù nhiều hộ dân tự nguyện xin thoát nghèo, song hầu hết kinh tế của bà con chỉ ở mức cận nghèo và trung bình. Đời sống của họ cũng còn những khó khăn nhất định. Nguy cơ tiềm ẩn tái nghèo là không thể tránh khỏi Do vậy, tỉnh cũng như các cấp các ngành cần tiếp tục quan tâm giúp sức đầu tư hỗ trợ các chính sách để họ thoát nghèo một cách bền vững hơn. Nói về vấn đề này, đồng chí Vương Thế Mẫn - Phó Giám đốc sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết thêm: “Để giúp các hộ thoát nghèo một cách bền vững, thời gian tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục tham mưu cho tỉnh chỉ đạo các cấp các ngành hướng dẫn các địa phương tiếp tục tăng cường hỗ trợ công tác tập huấn, đào tạo nghề cho các hộ đã thoát nghèo, đặc biệt là các hộ tự nguyện xin thoát nghèo. Đồng thời, cho vay vốn để các hộ tiếp tục phát triển sản xuất, làm các mô hình trang trại vừa và nhỏ; từng bước góp phần nâng cao đời sống cho bà con…”.

Tự nguyện xin thoát nghèo một lần nữa cho thấy ý thức của người dân trong tỉnh đã và đang dần được nâng lên; tính tự giác, tinh thần mình vì cộng đồng, vì mọi người ngày càng được phát huy. Phong trào đã và đang thực sự lan tỏa, làm cơ sở và tiền đề để tỉnh về đích thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững, góp phần cơ bản đưa Lai Châu cơ bản ra khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2015./.

Tác giả: Bích Diệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5988 | lượt tải:124

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 5631 | lượt tải:127

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 6635 | lượt tải:174

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 6579 | lượt tải:146

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 7810 | lượt tải:288
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập44
  • Hôm nay12,019
  • Tháng hiện tại512,563
  • Tháng trước10,542,355
  • Tổng lượt truy cập35,542,170
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down