Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát thực hiện chính sách cấp xã, thôn, bản

Thứ năm - 06/10/2016 00:12 447 0
Trong 02 gày 04-05/10, Đoàn giám sát của Ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm việc với Sở Nội vụ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 42/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của HĐND tỉnh về ban hành quy định mức hỗ trợ kinh phí hoạt động của Chi hội các Tổ chức chính trị - xã hội ở thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lai Châu và Nghị quyết số 105/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của HĐND tỉnh về quy định chức danh, số lượng, phụ cấp hàng tháng và các chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Quang cảnh làm việc tại phường Đoàn Kết
Quang cảnh làm việc tại phường Đoàn Kết
* Báo cáo của Sở Nội vụ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 42/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 và Nghị quyết số 105/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của HĐND tỉnh, tính đến ngày 30/6/2016 toàn tỉnh có 1.164 thôn, bản, tổ dân phố trong đó có 811 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Có 14.218 người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố, 3.665 Chi hội thuộc các tổ chức chính trị - xã hội tại thôn, bản, tổ dân phố.

Từ năm 2012 - 2016, Sở Nội vụ đã tiến hành 8 cuộc thanh tra, kiểm tra công tác Nội vụ tại các huyện, thành phố, trong đó có nội dung thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng, chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố và các Chi hội thuộc các tổ chức chính trị, xã hội ở thôn, bản đặc biệt khó khăn đảm bảo theo quy định, chính xác, khách quan trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời, đúng đối tượng.

Đối với Nghị quyết số 42/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của HĐND tỉnh: hàng năm, theo quy trình xây dựng dự toán, UBND các xã có thôn, bản đặc biệt khó khăn, căn cứ quy định tại Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 12/9/2012 về việc quy định mức hỗ trợ kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lai Châu lập dự toán kinh phí hỗ trợ Chi hội thuộc các tổ chức chính trị - xã hội ở thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn gửi UBND huyện, thành phố. Tổng số kinh phí phân bổ, giao dự toán hàng năm cho các cấp Chính quyền thực hiện là 16.104 triệu đồng (trong đó, năm 2012: 530 triệu đồng; năm 2013: 4.122 triệu đồng; năm 2014: 4.431 triệu đồng; năm 2015: 3.913 triệu đồng; năm 2016: 3.109 triệu đồng).

Việc hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các Chi hội thuộc các tổ chức chính trị - xã hội ở thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn đã động viên, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách tại các Chi hội yên tâm công tác và phát huy năng lực, sở trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao qua đó tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, cùng với các cấp ủy Đảng và Chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân trong việc nhận thức và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Với Nghị quyết số 105/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của HĐND tỉnh: hiện nay, tổng số người hoạt động không chuyên trách tại xã theo 22 chức danh trên địa bàn là 2.074 người, trong đó khối Đảng: 427 người; Chính quyền: 928 người; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể: 719 người. Tổng số người hoạt động không chuyên trách ở cấp bản, tổ dân phố là 12.142 người. Với tổng kinh phí thực hiện hơn 159.267 triệu đồng (100% nguồn ngân sách địa phương). 

Kề từ khi ban hành Nghị quyết số 105/2014/NQ-HĐND đội ngũ những người hoạt động cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố đã tạo động lực cho những người hoạt động không chuyên trách yên tâm công tác qua đó làm việc với tinh thần trách nhiệm, tận tụy, chất lượng giải quyết công việc được nâng lên đáng kể, phát huy vai trò của người cán bộ cơ sở.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện các nghị quyết vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định như: công tác quản lý đối với những người không chuyên trách cấp xã, bản chưa được thực hiện chặt chẽ; chưa xây dựng được khung quy định làm việc trong tuần…

Trong buổi làm việc đại diện Sở Nội vụ cũng nêu một số kiến nghị và đề xuất như cần tiếp tục nâng mức hỗ trợ hoạt động cho các chi hội và mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố để khuyến khích động viên người hoạt động không chuyên trách nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.

Phát biểu tại buổi làm việc, thành viên của Đoàn công tác đề nghị Sở Nội vụ làm rõ số liệu trong báo cáo: về nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết số 42/2012/NQ-HĐND; có bao nhiêu cán bộ y tế, cô đỡ thôn, bản và cộng tác viên khuyến nông không chuyên trách tại các thôn, bản; qua 8 lần thanh, kiểm tra còn những tồn tại, bấp cấp gì trong quá trình triển khai thực hiện…

Tiếp thu ý kiến của Đoàn Giám sát, những số liệu chưa khớp, Ban lãnh đạo Sở Nội vụ sẽ yêu cầu chuyên viên các phòng rà soát lại, chỉnh sửa phù hợp vào báo cáo; những ý kiến còn lại của Đoàn giám sát Sở Nội vụ sẽ tổng hợp và giải trình với Đoàn bằng văn bản và gửi lên đoàn giám sát vào ngày sớm nhất.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Sùng A Hồ - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh đánh giá cao về những kết quả đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời đề nghị, Sở Nội vụ điều chỉnh lại báo cáo và nộp cho Đoàn giám sát trước ngày 7/10. Rà soát lại nguồn kinh phí sử dụng, vừa đảm bảo thực hiện đúng chính sách vừa đảm bảo quyền lợi cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố…

* Theo Báo cáo của UBND thành phố Lai Châu, từ khi các Nghị quyết số 42/2012/NQ-HĐND và Nghị quyết số 105/2014/NQ-HĐND được triển khai đã khẳng định vai trò quan trọng của những người hoạt động không chuyên trách ở các bản, tổ dân phố và những người hoạt động ở các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, cùng với cấp ủy, chính quyền cơ sở quản lý tốt tốt mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương, tác động tích cực đến việc xóa đói giảm nghèo. Chính vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo qua các năm giảm đi đáng kể (năm 2012: 2,45% đến năm 2016 còn 1,63%).

Đối với kết quả thực hiện Nghị quyết số 42/2012/NQ-HĐND: trên địa bàn thành phố Lai Châu có 7 bản đặc biệt khó khăn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong giai đoạn đầu thực hiện Nghị quyết, xã Nậm Loỏng có 6 xã đặc biệt khó khăn, đến nay còn 2 xã và phường Đoàn Kết có 1 bản đặc biệt khó khăn.

Tổng số Chi hội thuộc các tổ chức chính trị - xã hội ở bản đặc biệt khó khăn có 35 Chi hội, trong đó xã Nậm Loỏng có 30 Chi hội và phường Đoàn Kết có 5 Chi hội. Đến nay, căn cứ vào tình hình thực tế các Chi hội khó khăn còn 15 Chi hội, trong đó xã Nậm Loỏng có 10 Chi hội và phường Đoàn Kết có 5 Chi hội.

Ngay khi được tỉnh bố trí nguồn kinh phí, UBND thành phố bố trí dự toán cho UBND các xã, phường dự toán hàng năm; việc cấp phát, hỗ trợ kinh phí được thực hiện theo Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Tổng kinh phí được tỉnh giao từ năm 2012 – 2016 là 308,8 triệu. Tổng kinh phí thực hiện là 128,5 triệu đồng, trong đó xã Nậm Loỏng là 106 triệu đồng, phường Đoàn Kết là 22,5 triệu đồng. Kinh phí thực hiện chuyển trả ngân sách tỉnh là 180 triệu. 

Ngay sau khi Nghị quyết có hiệu lực và được UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí, UBND thành phố đã phân bổ cho các UBND các xã, phường thuộc diện thụ hưởng chính sách chủ động thực hiện. Kinh phí phân bổ xuống các cơ sở đã giúp các chi hội hoạt động hiệu quả tích cực hơn, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.

Với Nghị quyết số 105/2014/NQ-HĐND: tổng số người hoạt động không chuyên trách cấp xã theo 22 chức danh trên địa bàn thành phố Lai Châu là 143 người, trong đó Khối Đảng: 28 người; Khối Chính quyền: 67 người; khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể là 48 người. Tổng số người hoạt động không chuyên trách ở bản, tổ dân phố theo 16 chức danh trên địa bàn thành phố Lai Châu là 883 người. Thực hiện chi trả phụ cấp đúng quy định của Nghị quyết, đối với chức danh Chỉ huy phó ban chỉ huy Quân sự phường thực hiện đóng Bảo hiểm Xã hội từ tháng 8/2014. Từ 1/2016 thực hiện đống Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế cho cán bộ không chuyên trách tại cấp phường. 

Tổng nguồn kinh phí thực hiện từ năm 2014 đến 30/6/2016 là 11.975 triệu đồng. Khi Nghị quyết của HĐND tỉnh có hiệu lực đã góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt công tác tuyên truyền của đội ngũ cán bộ không chuyên trách, giữ vững, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong việc xây dựng chính quyền các cấp.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn tồn tại một số tồn tại, hạn chế như: mức phụ cấp cho Chi hội và các chức danh không chuyên trách còn thấp gây khó khăn trong việc lựa chọn, vận động người đảm nhiệm; mức phụ cấp còn cào bằng giữa thôn, bản, tổ dân phố…

Tại buổi làm việc thành phố Lai Châu có một số kiến nghị và đề xuất như: đề nghị Trung ương, tỉnh tiếp tục duy trì hỗ trợ cho các Chi hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn; đề nghị HĐND, UBND tỉnh xem xét nâng mức chi trả phụ cấp của các chức danh không chuyên trách; đề nghị tách 2 nôi dung mức phụ cấp giữa bản và tổ dân phố…

Đóng góp ý kiến tại các buổi làm việc, các thành viên trong đoàn giám sát tập trung vào các nội dung như: tác động của 2 nghị quyết đối với các địa phương; điều chỉnh một số nội dung trong báo cáo; làm rõ thực hiện nguồn kinh phí; giải trình thêm thực hiện giao dự toán hàng năm cho các cở sở; đánh giá hiệu quả, chất lượng hoạt động của các Chi hội và những người hoạt động không chuyên trách sau khi triển khai Nghị quyết…

Đại diện UBND thành phố Lai Châu đã giải trình với Đoàn Giám sát việc thực hiện phân bổ nguồn kinh phí, số liệu trong báo cáo và bảng biểu sẽ rà soát, điều chỉnh hoàn thiện; đánh giá hiệu quả, tác động của các Nghị quyết...

Đồng chí Sùng A Hồ - Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát đánh giá cao những kết quả mà UBND thành phố Lai Châu đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, đề nghị UBND thành phố chỉnh sửa báo cáo trên cơ sở ý kiến tham gia đóng góp của các thành viên trong Đoàn, đặc biệt tập trung đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Chi hội, đội ngũ hoạt động không chuyên trách trên địa bàn và gửi đến Đoàn trước ngày 7/10 tới; cần nghiên cứu thêm văn bản và thực tế tại cơ sở để có kiến nghị rõ và phù hợp hơn.

Trước đó, đoàn đã đi thực tế và làm việc với UBND xã Nậm Loỏng và phường Đoàn Kết./.
 

Tác giả: Bạch Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4236 | lượt tải:94

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3888 | lượt tải:99

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4857 | lượt tải:133

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4810 | lượt tải:111

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6024 | lượt tải:237
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập109
  • Hôm nay21,824
  • Tháng hiện tại555,638
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,279,464
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down