Hội đồng nhân dân tỉnh: Kết luận giám sát tình hình kinh tế - xã hội các xã biên giới
Thứ năm - 15/06/2017 21:284060
Chiều ngày 13/6, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức họp thông qua kết luận giám sát tình hình triển khai thực hiện nghị quyết số 51/2016/NQ-HĐND ngày 14/10/2016 của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh các xã biên giới giai đoạn 2016-2020.
Dự họp có đồng chí Lê Trọng Quảng, TUV, Phó chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các Sở: Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Công thương; các ngành: Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lai Châu…
Báo cáo kết luận giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách đã chỉ ra những ưu điểm, tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện: UBND tỉnh đã kịp thời chỉ đạo các cấp, các ngành ban hành quyết định, kế hoạch, các văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện. Kịp thời tổ chức tuyên truyền nội dung nghị quyết tới nhân dân các xã biên giới. Các huyện, xã đã cụ thể hoá nghị quyết bằng kế hoạch giai đoạn và hằng năm để triển khai thực hiện, một số mô hình cây trồng mới được áp dụng, các chính sách về phát triển kinh tế được lồng ghép thực hiện, công tác phân bổ nguồn vốn được quan tâm triển khai, cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư; kinh tế - xã hội các xã biên giới trên địa bàn bước đầu phát triển khá như thu nhập bình quân đầu người, lương thực bình quân đầu người, nhân dân các xã đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, thực hiện tốt chính sách pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia lao động sản xuất, mạnh dạn đăng ký thực hiện các mô hình phát triển kinh tế. Công tác văn hoá, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm. Quốc phòng an ninh các xã được bảo đảm, công tác đối ngoại nhân dân được duy trì giữa các xã biên giới hai bên nước Việt Nam và Trung Quốc; Kết thúc năm 2016 một số chỉ tiêu xấp xỉ đạt mục tiêu của nghị quyết như: Thu nhập bình quân đầu người 16,04 triệu đồng (đạt 89,11%KH); sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người: 473 kg/người/năm (đạt 98,5%KH).
Bên cạnh những ưu điểm còn một số tồn tại, hạn chế như: Việc ban hành các hướng dẫn của một số sở, ngành còn chậm. Một số hướng dẫn của các sở, Ngành chưa cụ thể khó cho các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện; Một số đơn vị chưa hiểu đúng về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của nghị quyết dẫn đến một số chính sách của nghị quyết chưa được triển khai thực hiện; Việc triển khai xây dựng kế hoạch dài hạn về thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh tại các xã biên giới một số huyện chưa cụ thể, chưa định hướng cho từng xã; việc giao các chỉ tiêu còn thấp hơn kế hoạch tỉnh giao, huyện giao; Các xã đoàn đến giám sát trực tiếp còn lúng túng trong triển thực hiện số kinh phí đã được phân bổ 500 triệu đồng/xã; chưa triển khai để nhân dân đăng ký các mô hình sản xuất, chăn nuôi; phân bổ số kinh phí 500 triệu đồng sai với nhiệm vụ quy định của nghị quyết; Tổ chức rà soát, đăng ký, xây dựng và phê duyệt các mô hình sản xuất còn lúng túng, tổ chức phân bổ, triển khai hỗ trợ lãi suất vay vốn phát triển chăn nuôi đại gia súc triển khai chậm; Việc tổ chức hợp đồng mỗi xã một người có trình độ chuyên môn cao đẳng hoặc đại học làm công tác khuyến nông, khuyến lâm tại một số huyện chưa được thực hiện; một số xã vẫn thiếu công chức xã theo quy định; Tổ chức kết nghĩa giữa các huyện, xã nội địa với các xã, huyện biên giới triển khai còn chậm.
Tại buổi kết luận giám sát đa số các đại biểu dự nhất trí với những tồn tại, hạn chế trong quá trình giám sát mà đoàn đã chỉ ra: ngân hàng chính sách cho biết hiện tại ngân hàng hiện ngân hàng có khó khăn trong triển khai thực hiện như: chưa nhận được đề xuất hỗ trợ của các huyện gửi, đối với 23 xã biên giới ngân hàng đã cho vay đến 9 nghìn hộ với các xã biên giới, toàn bộ hỗ trợ lãi xuất là cho vay mới, mỗi nhóm hộ chăn nuôi có từ 5 hộ và có ít nhất 2 hộ nghèo, phía đại diện lãnh đạo ngân hàng đề nghị các huyện cần sớm triển khai phê duyệt đề án hỗ trợ chăn nuôi gửi cho ngân hàng; Có đại biểu đề nghị: đoàn bổ sung kiến nghị với UBND huyện Mường Tè sớm thu hồi tạm ứng nguồn đã chi sai; trình tự thủ tục giải ngân thanh quyết toán, cần xác định rõ đối tượng, mức hỗ trợ; đánh giá sau 1 năm đi vào cuộc sống, vướng những nội dung nào; đối với loài cây mới được trồng tại tỉnh Lai Châu như Sâm Ngọc Linh, Tam Thất đây là loài cây mới nên hiện tại Sở Khoa học đang nghiên cứu để hướng dẫn kỹ thuật cho các xã; việc hướng dẫn 01 cán bộ khuyến nông đề nghị giao phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông xuống các xã biên giới để giúp đỡ các xã đảm bảo hiệu quả; vốn không đảm bảo theo nhu cầu đề ra do trước khi xây dựng kế hoạch chưa có thông báo của Bộ Kế hoạch; việc hỗ trợ 500 triệu đồng/xã đề nghị Sở Tài chính hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện đề nghị thực hiện chính sách theo cơ chế nông thôn mới; hỗ trợ doanh nghiệp đề nghị hướng dẫn hỗ trợ theo nghị định 210 của Chính Phủ; chăn nuôi đại gia súc đề nghị không hỗ trợ cho vay phát triển chăn nuôi mà thực hiện theo Quyết định 29/2016 của UBND tỉnh nhưng đối với xã biên giới được hưởng 1,5 lần so với xã nội địa.
Kết luận giám sát, đồng chí Nguyễn Xuân Thức, Phó trưởng ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị các Sở ngành quan tâm ban hành hướng dẫn để tổ chức triển khai có hiệu quả nghị quyết. Đoàn sẽ sớm ban hành kết luận giám sát trong đó nêu rõ những bất cập trong quá trình triển khai nghị quyết để kịp thời điều chỉnh bổ sung cho phù hợp./.
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế