Kết quả nổi bật 10 năm phát triển nền Đông y và hội Đông y ở Lai Châu

Thứ hai - 18/06/2018 18:38 1.089 0
Xác định được vai trò quan trọng của việc phát triển nền Đông y và Hội đông y trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, trong 10 năm qua, thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW, Kết luận số 154-TB/TW của Ban Bí thư, Kế hoạch số 123-KH/TU ngày 24/10/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Quan tâm kết hợp điều trị bằng Đông - Tây y, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y, bác sĩ, hội viên về y học cổ truyền
Quan tâm kết hợp điều trị bằng Đông - Tây y, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y, bác sĩ, hội viên về y học cổ truyền
Nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của đông y có chuyển biến tích cực; hệ thống tổ chức quản lý y, dược cổ truyền từng bước được hoàn thiện; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư xây dựng đáp ứng yêu cầu khám và điều trị bệnh cho nhân dân. Tỉnh đã thành lập Bệnh viện Y học cổ truyền; Bệnh viện đa khoa tỉnh có Khoa Đông y - Phục hồi chức năng; 3 huyện, thành phố có tổ chức hội đông y, 535 hội viên, 23 bác sỹ, 90 y sỹ y học cổ truyền; các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, trung tâm y tế các huyện đều có bộ phận hoặc tổ khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền lồng ghép trong khoa Nội hoặc khối Nội - Nhi - Lây; đa số các trạm y tế xã có cán bộ y học cổ truyền hoặc y sỹ định hướng y học cổ truyền làm việc.

Công tác khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền được quan tâm, các cơ sở khám chữa bệnh đã làm tốt công tác chẩn đoán, phát hiện bệnh và đưa ra phác đồ điều trị bệnh chính xác, kết hợp điều trị bằng Đông - Tây y; nhiều bài thuốc hay, phương pháp chữa bệnh có giá được nhân dân sưu tầm, nghiên cứu, kế thừa và sử dụng hiệu quả. Số bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh bằng y học cổ truyền ngày càng cao. Năm 2008 là 19,338 lượt người, đạt 28,19%, đến năm 2017 đã có 83.589 lượt người, đạt 34,3%. Ngoài ra 1,5 triệu lượt người đến điều trị bằng các phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, xông hơi, dưỡng sinh. 

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y, bác sĩ, hội viên về y học cổ truyền luôn được quan tâm, tỉnh đã chỉ đạo ngành Y tế tuyển chọn cán bộ có đủ điều kiện cử đi đào tạo, nâng cao chuyên môn về y học cổ truyền; tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho đội ngũ y tế, nhân viên y tế thôn bản. Đến nay, tỉnh đã cử đi đào tạo 20 bác sỹ y học cổ truyền, trong đó có 01 bác sỹ chuyên khoa I. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhất là phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được ngành y chú trọng, nhiều đề tài được ứng dụng thực tiễn trong công tác khám phòng bệnh và chữa bệnh bằng y học cổ truyền đạt được kết quả khả quan. Từ năm 2008 đến nay, tỉnh đã có 10 đề tài nghiên cứu khoa học về các phương pháp chữa bệnh về y học cổ truyền, nghiên cứu bệnh-chứng y học cổ truyền; 13 sáng kiến cải tiến kỹ thuật thực hiện thủ thuật, phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, cải tiến quy trình khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, qua đó đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh.

Cùng với hoạt động khám, chữa bệnh, công tác quy hoạch và phát triển dược liệu được tỉnh quan tâm. Hiện nay, diện tích nuôi trồng cây dược liệu trên địa bàn tỉnh 6.932 ha, đang phát triển vùng sản xuất cây dược liệu tập trung theo hướng thâm canh với quy mô khoảng 420 ha. Các loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao chủ yếu là thảo quả, cây Sả, Ắc-ti-xô, Sa nhân, Đương quy, Tam thất, nghệ các loại; hầu hết các trạm y tế xã, phường, thị trấn có vườn mẫu cây thuốc Nam với 7 nhóm, 40 loại cây theo danh mục của Bộ y tế; nhiều giống cây thuốc Nam quý hiếm của địa phương được bảo tồn và phát triển nhu Đỗ trọng, Xuyên khung, Đương quy, Kim tiền thảo, Ắc-ti-xô, Hoàng Liên, Ngũ gia bì. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh nghiên cứu và phát triển nguồn dược liệu, nền đông y, góp phần quan trọng trong công tác phòng, chữa bệnh cho nhân dân và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh... 

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được việc phát triển nền Đông y và Hội Đông y của tỉnh còn có những khó khăn về nguồn nhân lực, chất lượng đội ngũ y, bác sỹ có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh bằng Đông y từ tỉnh đến cơ sở còn thiếu, tỉnh chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, tạo sản phẩm hàng hóa về dược liệu Đông y; việc tập hợp, bảo tồn nguồn quỹ gen và phát triển cây làm dược liệu chủ yếu mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ; nhiều kinh nghiệm phòng và chữa bệnh, nhiều vị thuốc, bài thuốc chưa được khai thác và khuyến khích truyền nghề cho thế hệ sau; số lượng đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Y học cổ truyền còn ít, các lĩnh vực nghiên cứu kế thừa, nghiên cứu kết hợp y học hiện đại - y học cổ truyền, phát triển thuốc y học cổ truyền chưa được chú trọng; tổ chức Hội Đông y và hội viên phát triển chậm, chưa thu hút được nhiều ông lang, bà mế và một số lương y có tay nghề cao. 

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác Đông y trên địa bàn tỉnh, thời gian tới tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW, Thông báo Kết luận số 154-TB/TW của Ban Bí thư, Kế hoạch số 123-KH/TU, Kế hoạch số 136-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh; tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và người dân về vai trò, vị trí của việc phát triển nền Đông y và Hội Đông y; tiếp tục kiện toàn hệ thống khám, chữa bệnh bằng Đông y và quản lý Nhà nước về Đông y, Đông dược; củng cố, phát triển tổ chức hội, phát triển hội viên mới, nhất là ở cấp huyện và cấp xã; tăng cường công tác bồi dưỡng cập nhật kiến thức nâng cao tay nghề cho các hội viên của Hội Đông y, thu hút các y, bác sỹ có trình độ chuyên môn về y dược học cổ truyền tại các bệnh viện tuyến huyện, trạm y tế xã; đẩy mạnh sản xuất, nuôi trồng dược liệu tại các vùng có lợi thế gắn với đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nguyên liệu và tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm; tích cực thừa kế những môn thuốc, bài thuốc chữa bệnh có hiệu quả được nhân dân tín nhiệm. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, bào chế, chế biến dược liệu sạch, an toàn, hiệu quả; chú trọng kết hợp chặt chẽ giữa Đông y và Tây y trong khám và điều trị cho người bệnh. Tổ chức, điều tra, thống kê những cây con làm thuốc của địa phương, lập bản đồ dược liệu của tỉnh và các huyện, xây dựng phương án bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu tại địa phương; ngăn ngừa, xử lý các hành vi khai thác dược liệu trái phép, khai thác hủy diệt./.

Tác giả: Phòng Khoa giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4966 | lượt tải:107

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4623 | lượt tải:110

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5608 | lượt tải:158

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5561 | lượt tải:125

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6789 | lượt tải:255
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập71
  • Hôm nay25,513
  • Tháng hiện tại468,086
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,860,172
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down