Lai Châu 70 năm thực hiện lời dặn “Đoàn kết” trong Thư Bác

Thứ bảy - 30/12/2023 09:43 632 0
“Đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau” - Là lời dặn đầu tiên của Bác Hồ với đồng bào và cán bộ Lai Châu trong Thư của Bác nhân ngày Thị trấn Lai Châu được giải phóng (12/12/1953). Suốt 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, cán bộ, đảng viên, Nhân dân các dân tộc Lai Châu đã phát huy cao độ tinh thần đoàn kết theo lời Bác dặn và đạt nhiều kết quả quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển quê hương.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Mạnh Hà thăm hỏi, động viên bà con tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Liên khu dân cư xã Mường Kim, huyện Than Uyên
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Mạnh Hà thăm hỏi, động viên bà con tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Liên khu dân cư xã Mường Kim, huyện Than Uyên
Quê hương Lai Châu vinh dự có “Thư gửi đồng bào và cán bộ Lai Châu” của Bác Hồ - Minh chứng lịch sử về sự quan tâm của Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ với Nhân dân các dân tộc Lai Châu. 70 năm năm trước, ngày 12/12/1953 Thị trấn Lai Châu được giải phóng, dù bận trăm công, ngàn việc đại sự quốc gia nhưng nhận được tin vui, Bác Hồ đã dành thời gian viết thư cho đồng bào và cán bộ Lai Châu. Bức thư ngắn gọn nhưng chứa đựng đầy tình cảm không chỉ là những lời thăm hỏi ân cần, tình thương yêu rất mực chân thành, sự cảm thông chia sẻ, khích lệ động viên mà còn là lời căn dặn ân tình của Người với những việc cần phải làm làm, những yêu cầu rất cụ thể:

 “Sau đây tôi có mấy lời dặn đồng bào và cán bộ ghi nhớ và làm cho đúng:
1- Đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau.
2- Giúp đỡ bộ đội diệt phỉ, trừ gian, giữ gìn trật tự.
3- Ra sức tăng gia sản xuất để mọi người được ấm no.
4- Hết sức trung thành với Tổ quốc và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Còn đối với những người trước đây đã lầm đường theo giặc nếu trở về với Tổ quốc thì Chính phủ sẽ khoan hồng.
Cán bộ thì phải thật sự gần gũi giúp đỡ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết”.

Nhân dân các dân tộc Lai Châu phấn khởi khi quê hương vừa được giải phóng lại vinh dự, xúc động trước tình cảm của Bác Hồ, dù rất bận nhưng Người vẫn ân cần quan tâm dành thời gian viết thư cho đồng bào và cán bộ Lai Châu. Bức thư tuy ngắn, nhưng đã thể hiện sự quan tân sâu sắc của Bác, đã chỉ ra những nhiệm vụ cấp thiết của chính quyền cách mạng mới. Những điều căn dặn trong thư, nhiệm vụ đầu tiên mà Người căn dặn đồng bào và cán bộ ghi nhớ và làm cho đúng là “Đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau”.

Vì sao điều đầu tiên Bác dặn đồng bào và cán bộ Lai Châu trong thư lại là “Đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau”?
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Lai Châu là tỉnh đầu tiên của miền Bắc bị thực dân Pháp trở lại xâm lược. Pháp sử dụng chính sách “Dùng người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” và gây mâu thuẫn giữa các dân tộc để dễ bề cai trị. Sau khi Thị trấn Lai Châu được giải phóng (12/12/1953), Pháp và tay sai rút chạy, tuy nhiên chúng vẫn sử dụng bè lũ Việt gian người địa phương tiếp tục ra sức tuyên truyền nói xấu Việt Minh, lôi kéo người dân, dùng muối, vải, bạc trắng dụ người dân về hàng, đi theo chúng, đe dọa những người theo Việt Minh làm cho người dân hoang mang lo sợ… tất cả đã dẫn đến nhận thức về cách mạng, về Việt Minh và Bác Hồ có sự khác nhau giữa các dân tộc, giữa các địa bàn, khu vực.

Bằng kinh nghiệm và sự nhạy bén chính trị sâu sắc của Bác, Bác hiểu rõ nhiệm vụ trước mắt của việc xây dựng chế độ mới, xây dựng quê hương mới phải bắt đầu bằng sự “đoàn kết”, đây là vấn đề tiên quyết đã được Bác đúc rút trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đến nay, với Lai Châu, vùng đất với nhiều dân tộc sinh sống, lời đầu tiên Bác căn dặn cũng như là nhiệm vụ Bác giao cho đồng bào và cán bộ Lai Châu là phải “Đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau”.

Phấn khởi khi quê hương vừa được giải phóng, lại vinh dự, xúc động khi nhận được Thư của Bác, điều đó đã động viên, cổ vũ quân và dân các dân tộc Lai Châu phát huy đoàn kết tạo nên sức mạnh tinh thần và hành động thực tiễn hăng hái tham gia kháng chiến, huy động sức người, sức của cho chiến dịch Đông - Xuân, góp phần quan trọng, trực tiếp cùng quân và dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954) “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với khẩu hiệu “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, Đảng bộ, quân và dân Lai Châu vừa đẩy mạnh sản xuất, vừa nêu cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu, vừa chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, góp phần cùng quân dân cả nước giành thắng lợi lịch sử mùa Xuân năm 1975 và làm tròn nghĩa vụ quốc tế với nước bạn Lào. Đất nước hoàn toàn thống nhất, non sông thu về một mối, Lai Châu cùng cả nước bước vào một thời kỳ mới, vừa tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, anh dũng chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, vừa đẩy mạnh công cuộc đổi mới, quyết tâm cùng cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Năm 2004, tỉnh Lai Châu (mới) được chia tách, thành lập. Là tỉnh có 20 dân tộc, 19 dân tộc thiểu số, tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm trên 84%. Ngày đầu chia tách, Lai Châu đứng trước muôn vàn khó khăn, thách thức của một tỉnh nghèo nhất cả nước; kinh tế - xã hội kém phát triển, đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ vừa mới, vừa thiếu; tình hình an ninh trật tự còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Trước những thách thức đặt ra, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc Lai Châu không quên lời Bác dặn trong “Thư gửi đồng bào và cán bộ Lai Châu” và vận dụng lời dặn “Đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau” để bắt tay vào công cuộc kiến thiết, xây dựng quê hương Lai Châu. Từ sự “đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau”, Nhân dân các dân tộc Lai Châu dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ “đưa Lai Châu cơ bản ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn” chỉ sau 5 năm của nhiệm kỳ đầu chia tách (2005 - 2010); hoàn thành các mục tiêu “đưa Lai Châu cơ bản ra khỏi tình trạng kém phát triển” và “trở thành tỉnh trung bình trong khu vực miền núi phía Bắc”.

Thực hiện lời dạy về “đoàn kết” trong Thư của Bác, Đảng bộ tỉnh đã tăng cường lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp triển khai hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tình hình, thực tiễn của địa phương về các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về đoàn kết toàn dân tộc. Qua đó, đã phát huy và khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết của đồng bào các dân tộc; đồng thuận thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của tỉnh; luôn đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau vượt khó; tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhân dân tích cực hưởng ứng và tham gia cùng cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do các cấp, các ngành phát động, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh phản bác trước các thông tin xấu độc, các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, kích động gây chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc.
 
Từ lời dạy của Bác “Đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau”, Lai Châu đã triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Lai Châu chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong những năm qua, các tầng lớp Nhân dân, cộng đồng, doanh nghiệp đã phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái tham gia ủng hộ các quỹ để thực hiện công tác an sinh xã hội như: Hỗ trợ làm nhà ở, tặng quà, hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng yếu thế; xây dựng các công trình an sinh xã hội ở cộng đồng. Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, các đơn vị, tổ chức và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã tự nguyện quyên góp, ủng hộ được 13,852 tỷ đồng tiền mặt, ngoài ra còn ủng hộ nhiều nhu yếu phẩm, ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19.

Tư tưởng “Đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau” của Bác được cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc Lai Châu thực hiện không chỉ dừng lại trong phạm vi Lai Châu, qua đại dịch Covid-19, trước những cam go, thử thách, lời dạy của Bác được cán bộ Lai Châu thể hiện qua việc chia sẻ với các địa phương khác chống chọi với đại dịch. Thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tỉnh Lai Châu đã thành lập 2 đoàn công tác hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh và 1 đoàn công tác hỗ trợ tỉnh Bình Dương với tổng số 96 cán bộ, nhân viên y tế có năng lực, trình độ chuyên môn tốt, có lòng nhiệt huyết và tình nguyện tham gia hỗ trợ cho địa phương bạn. Đây là minh chứng thực tế nhất của cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc Lai Châu đã thực hiện lời dạy của Bác thành hành động cách mạng cụ thể.
 
Thực tiễn qua 70 năm thực hiện Thư Bác, và đặc biệt qua 20 năm chia tách, thành lập, Lai Châu đã giành được những thành tựu to lớn. Từ một tỉnh mới chia tách, kinh tế - xã hội trong tình trạng đặc biệt khó khăn, đến nay kinh tế - xã hội của tỉnh đã từng bước chuyển mình. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2004 - 2023 ước đạt 9,69%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng 21 lần (từ 2,2 triệu đồng lên trên 47 triệu đồng); thu ngân sách trên địa bàn đạt gấp trên 70 lần (từ 31 tỷ đồng lên trên 2.200 tỷ đồng); 41,5% xã đạt chuẩn nông thôn mới; văn hóa - xã hội được triển khai hiệu quả, giáo dục và đào tạo được tăng cường; công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được chú trọng, tỷ lệ bác sỹ toàn tỉnh đạt 13 bác sỹ/vạn dân; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được triển khai sâu rộng. Quốc phòng - an ninh được bảo đảm, chủ quyền biên giới quốc gia được bảo vệ vững chắc. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường; việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tạo sự lan tỏa sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị và xã hội; đấu tranh phòng chống thanh nhũng, lãng phí, tiêu cực được triển khai hiệu quả; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn với xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc đạt được nhiều kết quả tích cực, ngày càng đi sâu vào chất lượng. 

Tiếp tục công cuộc đổi mới cùng đất nước, sự đoàn kết của Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Lai Châu sẽ được tiếp tục khẳng định và phát huy trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của Lai Châu. Tiếp tục phát huy tinh thần và hành động“đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau” theo lời dạy của Bác Hồ trong “Thư gửi đồng bào và cán bộ Lai Châu” để củng cố vững chắc khối đại đoàn kết các dân tộc góp phần đưa Lai Châu phát triển nhanh và bền vững.

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc Lai Châu phấn khởi kỷ niệm 70 năm Bác Hồ gửi thư cho đồng bào và cán bộ Lai Châu và hướng đến kỷ niệm 115 năm thành lập tỉnh, 75 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, 20 năm chia tách, thành lập tỉnh vào năm 2024 bằng những kết quả to lớn và tự hào trong sự nghiệp xây dựng, phát triển quê hương, đó là nhờ vào sự đoàn kết thống nhất của cả Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc ghi nhớ và thực hiện lời dặn trong Thư của Bác./.

Tác giả: La Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4952 | lượt tải:107

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4609 | lượt tải:110

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5593 | lượt tải:157

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5547 | lượt tải:125

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6774 | lượt tải:254
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập86
  • Hôm nay17,407
  • Tháng hiện tại459,718
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,851,804
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down