Lai Châu: Dân chủ ở cơ sở - Nền tảng để xây dựng chính quyền liêm chính, kiến tạo, phục vụ

Thứ năm - 22/05/2025 21:41 28 0
Trong những năm qua, thực hiện dân chủ ở cơ sở, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, sáng tạo nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tạo sự đồng thuận và phát huy được sức mạnh toàn dân - động lực to lớn thúc đẩy Lai Châu phát triển, đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Người dân tích cực đóng góp ngày công lao động trong xây dựng các công trình công cộng
Người dân tích cực đóng góp ngày công lao động trong xây dựng các công trình công cộng
Là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 85%. Đời sống Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, an ninh, trật tự ở một số địa bàn còn tiềm ẩn phức tạp. Đặc biệt nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền, một số cán bộ, công chức, viên chức, nhất là ở cơ sở về thực hiện nghiêm túc chính sách, pháp luật nhà nước, trong đó có Luật thực hiện dân chủ còn hạn chế... Những vấn đề đó sẽ tác động không thuận lợi cho việc triển khai, thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh thời gian qua.

Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện dân chủ cơ sở nhất là Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị và Luật Thực hiện dân chủ cơ sở về phát huy quyền làm chủ của Nhân dân với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp. Bám sát thực tiễn, cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện ở cơ sở gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Chú trọng xây dựng quy chế dân chủ, tập trung cải cách các thủ tục hành chính; công khai, minh bạch các hoạt động quản lý nhà nước, các chủ trương, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của Nhân dân; tăng cường công tác tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội… Nhờ đó, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã đạt những kết quả tính cực ở cả 3 loại hình (ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị và tổ chức có sử dụng lao động), bảo đảm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân.

Tại 106 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, việc công khai minh bạch các chủ trương, kế hoạch, chính sách và dự án đã trở thành thông lệ. Người dân được “biết, bàn, làm, kiểm tra và thụ hưởng” theo đúng phương châm. Trong giai đoạn 2013-2025, người dân toàn tỉnh đã đóng góp hơn 94 tỷ đồng, 533.000 ngày công lao động và hiến trên 11 triệu m² đất để xây dựng các công trình công cộng như nhà văn hoá, đường giao thông, trường học…

Việc thực hiện dân chủ trong các cơ quan, đơn vị cũng được triển khai đồng bộ. Đến nay, 100% cơ quan, đơn vị và xã, phường, thị trấn đã ban hành quy chế dân chủ tại nơi làm việc. Hoạt động đối thoại định kỳ, tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo được thực hiện nghiêm túc, với hơn 1.000 cuộc đối thoại được tổ chức, góp phần giải quyết kịp thời những vướng mắc của người dân.

Song song với việc củng cố dân chủ ở cơ sở, Lai Châu đã đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Tỉnh đã giảm gần 278 tổ chức, đơn vị hành chính, tinh giản 261 vị trí lãnh đạo; việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến được chú trọng, với hơn 1.300 dịch vụ công mức độ cao, góp phần giảm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh liên tục cải thiện, năm 2022 xếp thứ 24/63 tỉnh, thành phố - là kết quả đáng ghi nhận của sự đồng thuận giữa chính quyền và nhân dân.

Dân chủ không còn là khẩu hiệu mà đã trở thành hành động cụ thể, lan toả trong từng thôn, bản, từng gia đình ở Lai Châu. Nhân dân tích cực tham gia góp ý xây dựng chính sách, phản biện xã hội, giám sát đầu tư cộng đồng. Các tổ chức như Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được phát huy hiệu quả. Từ đó, nhiều vấn đề bất cập được phát hiện và điều chỉnh kịp thời, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền.

Xác định những khó khăn từ địa hình, biên giới, nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ nhận thức chưa cao, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, Cùng với một số tồn tại như: Công tác tuyên truyền chưa sâu, một bộ phận cán bộ, công chức còn thiếu tinh thần trách nhiệm; lắng nghe ý kiến người dân có lúc, có nơi chưa đầy đủ; hoạt động giám sát, phản biện còn hình thức; nhận thức về dân chủ cơ sở của một số người dân chưa đầy đủ; hoạt động của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng ở nhiều nơi hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, tự kiểm tra việc thực hiện các loại hình dân chủ ở cơ sở một số đơn vị, địa phương chưa được thực hiện thường xuyên;… sẽ là những nhiệm vụ trọng tâm đòi hỏi chính quyền các cấp tập trung giải quyết để dân chủ ngày càng thực chất.

Trong thời gian tới, Lai Châu xác định tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ theo đúng quy định của pháp luật. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, cụ thể hoá các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh về thực hiện dân chủ để đảm bảo tính đồng bộ, rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước, giám sát và phản biện xã hội. Chủ trương, chính sách, dự án, đề án, hoạt động liên quan đến lợi ích của Nhân dân công khai kịp thời, dễ tiếp cận và dễ hiểu để người dân được biết, được bàn, được kiểm tra, đảm bảo người dân được tham gia đầy đủ vào các quá trình của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tại cơ sở. Gắn việc thực hiện dân chủ ở cơ sở với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, cải cách hành chính, không ngừng củng cố khối đoàn kết các dân tộc, tham gia xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Tiếp tục nâng cao ý thức cán bộ, công chức, viên chức phục vụ Nhân dân, tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ, lấy sự hài lòng của người dân là thước đo cao nhất của hiệu quả công tác quản lý, điều hành của chính quyền. Đồng thời xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quyền dân chủ./.

Tác giả: Cảnh Võ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 09-KH/BTGDVTW

Kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tự hào Việt Nam" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

lượt xem: 1591 | lượt tải:115

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 8656 | lượt tải:186

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 8169 | lượt tải:186

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 9483 | lượt tải:252

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 9205 | lượt tải:221
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay7,900
  • Tháng hiện tại299,241
  • Tháng trước446,302
  • Tổng lượt truy cập37,548,256
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down