Lai Châu đang hiện thực hóa khát vọng bứt phá bằng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Thứ hai - 19/05/2025 09:36 66 0
Trong bối cảnh cả nước đang bước vào một kỷ nguyên phát triển mới, lấy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực trọng tâm, tỉnh Lai Châu - một địa phương miền núi, biên giới còn nhiều khó khăn đã và đang nỗ lực mạnh mẽ triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị. Với quyết tâm chính trị cao, tỉnh đã ban hành các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện cụ thể, đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở, đặt nền móng vững chắc cho sự chuyển mình toàn diện trong phát triển tư duy, cơ cấu kinh tế và mô hình quản trị hiện đại.
Tỉnh uỷ, cấp uỷ các cấp luôn quan tâm đến công tác chuyển đổi số
Tỉnh uỷ, cấp uỷ các cấp luôn quan tâm đến công tác chuyển đổi số
Tỉnh xác định rõ rằng phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là yêu cầu cấp thiết để bắt kịp xu thế thời đại mà còn là cơ hội để tỉnh “đi tắt, đón đầu”, rút ngắn khoảng cách phát triển, hướng đến mục tiêu trở thành tỉnh phát triển trung bình trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030. Tỉnh đề ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030 như nâng cao năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo lên mức trung bình khá ở các lĩnh vực trọng điểm; năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đạt mức trung bình toàn khu vực; năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) đóng góp trên 37,6% vào tăng trưởng kinh tế; kinh tế số chiếm khoảng 9-10% GRDP; trên 80% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến; 80% giao dịch không dùng tiền mặt; trên 40% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo; chỉ số HDI duy trì trên 0,623; dành ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; tỷ lệ 10 nhân lực nghiên cứu/1 vạn dân; phủ sóng 5G toàn tỉnh và tiến tới 6G tại các trung tâm kinh tế, hành chính; 100% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số; toàn bộ các điểm du lịch cộng đồng được số hóa 3D; chuyển đổi số toàn diện trong các ngành: y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông, môi trường, tài chính, công nghiệp và văn hóa. Tầm nhìn đến năm 2045, Lai Châu đặt mục tiêu phát triển vững chắc khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, trình độ kinh tế - xã hội đạt trên mức trung bình cả nước, kinh tế số chiếm tối thiểu 20% GRDP, 100% hoạt động của hệ thống chính trị vận hành trên nền tảng số, ứng dụng rộng rãi AI, Big Data, Blockchain trong quản lý công và các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần xây dựng nền kinh tế hiện đại, bền vững và hội nhập sâu rộng.

Để tạo đột phá về tư duy, nâng cao nhận thức và tạo xung lực lan tỏa trong toàn xã hội, ngày 5/5/2025, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số”. Đây là chủ trương quan trọng, với các nội dung trọng tâm như đẩy mạnh tuyên truyền về chuyển đổi số, phổ cập kỹ năng số cho cộng đồng, triển khai các nền tảng công nghệ, phổ biến tri thức số tới người dân và tổ chức mô hình lan tỏa kỹ năng số tại cơ sở. Các cấp, các ngành trong tỉnh đã cụ thể hóa các nội dung chỉ đạo của Tỉnh ủy bằng chương trình hành động cụ thể, gắn việc triển khai các nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi số, phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào kế hoạch công tác hằng năm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Tính đến nay, tỉnh đã hoàn thành khóa tập huấn chuyển đổi số trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs) với 2.191 học viên tham gia. Việc số hóa quy trình nghiệp vụ nội bộ, hồ sơ, tài liệu và kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã đạt tỷ lệ 56,7%. Đặc biệt, tỉnh đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch và đang tiếp tục đối chiếu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Lai Châu cũng là một trong những địa phương tiên phong trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào các phần mềm phát hiện sớm và cảnh báo cháy rừng, tích hợp trên hệ thống thông tin nguồn và hệ thống giải quyết thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, đã hoàn thành xây dựng Trung tâm Giám sát an ninh mạng và Điều hành thông minh – nơi tập trung quản lý hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu dùng chung toàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai chính quyền số, đô thị thông minh và nền hành chính hiện đại.

  Dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hành trình chuyển đổi số và phát triển khoa học công nghệ tại Lai Châu vẫn còn nhiều thách thức. Xuất phát điểm thấp, hạ tầng số chưa đồng bộ, nhiều thiết bị công nghệ cũ, lỗi thời, nhất là tại các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới; nhiều bản chưa có kết nối internet tốc độ cao ổn định; hệ thống dữ liệu còn phân tán, thiếu liên thông; nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin, truyền thông nói chung và chuyển đổi số nói riêng ở các cơ quan nhà nước còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, nhất là cấp xã, bản; cơ chế, chính sách vẫn còn có những bất cập, chồng chéo, thiếu linh hoạt; nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ và chuyển đổi số còn hạn hẹp, chưa đáp ứng yêu cầu triển khai các dự án quy mô lớn và giải quyết khắc phục ngay những tồn tại, khó khăn vốn có của tỉnh. Công tác bảo đảm an toàn thông tin tại một số cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh còn chưa được quan tâm đúng mức. Các doanh nghiệp số của tỉnh đa phần là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực mua bán sản phẩm, dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa lắp ráp thiết bị nhỏ lẻ; quy mô thị trường còn nhỏ nên khó kêu gọi nguồn lực bên ngoài đầu tư phát triển công nghiệp số tại địa phương; công tác xúc tiến đầu tư và thương mại cho ngành công nghiệp số chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Mặt bằng chung về trình độ dân trí trên địa bàn tỉnh còn thấp, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Khả năng tiếp cận thông tin, trình độ, phương tiện máy móc ứng dụng công nghệ thông tin của nguời dân còn hạn chế… đây là những rào cản, thách thức không nhỏ trong công cuộc chuyển đổi số của tỉnh đòi hỏi các cấp uỷ, chính quyền tập trung chỉ đạo, tháo gỡ thời gian tới.

Trước thực tế đó, tỉnh đã xác định bảy nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm. Một là nâng cao nhận thức, đột phá về tư duy, phát huy vai trò người đứng đầu, thúc đẩy phong trào “học tập số” và “khởi nghiệp sáng tạo” trong toàn xã hội, đưa kết quả chuyển đổi số thành tiêu chí đánh giá thi đua hằng năm của cơ quan, đơn vị. Hai là hoàn thiện thể chế, chính sách, gỡ bỏ rào cản pháp lý, đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ, giao quyền tự chủ cho tổ chức nghiên cứu về tài chính và nhiệm vụ chuyên môn. Ba là phát triển hạ tầng số hiện đại, an toàn, đầu tư hệ thống trung tâm dữ liệu, đô thị thông minh và các nền tảng công nghệ mở, khai thác Big Data, AI, Blockchain phục vụ quản lý, điều hành, hướng tới mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GRDP vào năm 2045. Bốn là phát triển nguồn nhân lực số chất lượng cao thông qua liên kết đào tạo với các trường đại học lớn, tổ chức bồi dưỡng tại chỗ, nâng cao kỹ năng công nghệ số cho cán bộ, công chức, đặc biệt cấp xã, bản. Năm là hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận công nghệ, đào tạo nhân lực, tiếp cận vốn và cơ chế hỗ trợ đổi mới sáng tạo. Sáu là tăng cường hợp tác quốc tế, mời gọi đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao như AI, bán dẫn, năng lượng tái tạo, công nghiệp thông minh. Bảy là phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, khuyến khích xây dựng vườn ươm công nghệ, khu công nghệ số, các chương trình kết nối sáng tạo giữa nhà nước – doanh nghiệp – viện, trường.

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số giờ đây không còn là xu thế nhất thời mà đã trở thành yêu cầu tất yếu, là chìa khóa để đất nước phát triển nhanh, bền vững, hội nhập mạnh mẽ. Lai Châu hôm nay không chỉ đang nỗ lực bứt phá khỏi khó khăn của một tỉnh miền núi, biên giới mà còn đang thể hiện khát vọng rõ nét về phát triển bền vững, tự chủ, vươn mình theo hướng hiện đại. Hành trình phía trước còn nhiều gian nan, nhưng với sự lãnh đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị, sự chung tay của người dân và doanh nghiệp, cùng tinh thần dám nghĩ, dám làm, Lai Châu hoàn toàn có cơ sở để bứt phá, trở thành địa phương tiên phong về chuyển đổi số trong khu vực trung du, miền núi phía Bắc, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng một Việt Nam giàu mạnh, hùng cường trong thời đại số.

 

Tác giả: Nguyễn Thuý

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 09-KH/BTGDVTW

Kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tự hào Việt Nam" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

lượt xem: 1505 | lượt tải:114

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 8569 | lượt tải:185

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 8084 | lượt tải:185

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 9398 | lượt tải:251

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 9120 | lượt tải:220
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay11,235
  • Tháng hiện tại255,921
  • Tháng trước446,302
  • Tổng lượt truy cập37,504,936
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down