Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới
Thứ năm - 09/05/2019 19:383.3890
Nhằm cụ thể hóa Kết luận số 44-KL/TW, ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới, ngày 22/03/2019 Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 31-CTr/TU trong đó yêu cầu: Phong trào toàn dân bảo vệ ann ninh Tổ quốc phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ, thống nhất, thường xuyên của các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở.
Trong những năm qua, các cấp ủy đảng chính quyền trong toàn tỉnh đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư, tích cực tuyến truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự; các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị nhận thức rõ nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc, tích cực thực hiện có hiệu quả Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh. Nội dung, hình thức của Phong trào có nhiều đổi mới, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia; nhiều mô hình, điển hình tiên tiến được nhân rộng; nhiều vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự được phát hiện và giải quyết kịp thời ngay tại cơ sở. Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được gắn kêt với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần quan trọng bảo đảm ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh những kết quả tích cực, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở một số nơi có thời điểm chưa được duy trì thường xuyên, chưa vững chắc. Một bộ phận Nhân dân còn thiếu cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn, hoạt dộng của các thế lực thù địch. Lực lượng nòng cốt ở một số nơi còn thiếu và yếu; công tác nắm tình hình của lực lượng công an ở cơ sở có thời điểm chưa kịp thời. Nguyên nhân do một số cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chưa thực sự bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên trong triển khai xây dựng Phong trào; có nơi chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Phong trào; chưa chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ phong trào cho cán bộ và lực lượng nòng cốt; chưa coi trọng sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm xây dựng phát triển Phong trào tại cơ sở.
Trong những năm tới dự báo tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; xu hướng ly khai tự trị, cực đoan dân tộc gia tăng; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục tác động, chi phối cục diện chính trị, an ninh trên thế giới và khu vực. Tình hình Biển Đông còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, tác động trực tiếp đến lợi ích, an ninh quốc gia của nước ta; các thách thức an ninh phi truyền thống, tội phạm an ninh mạng xuyên quốc gia, hoạt động khủng bố diễn biến phức tạp; các thế lực thù địch, phản động tiếp tục đẩy mạnh thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ để chống phá ta. Tình hình tội phạm có xu hướng phức tạp, nghiêm trọng với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, hoạt động kiểu “xã hội đen”, tội phạm ma túy, “tín dụng đen”, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội...
Cùng với những tác động, ảnh hưởng của tình hình chung, tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh sẽ có diễn biến phức tạp; hoạt động tuyên truyền lập “Nhà nước Mông”, các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, đạo lạ, tà đạo, một số loại tội phạm có thể gia tăng như tội phạm mua bán người, tội phạm ma túy, tội phạm công nghệ cao, trộm cắp tài sản... là những vấn đề cần quan tâm, đòi hỏi phải tăng cường công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, là nhiệm vụ quan trọng cấp bách, thường xuyên, sâu rộng, thiết thực, hiệu quả.
Quán triệt Kết luận số 44-KL/TW, ngày 22-01-2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới, ngày 22-3-2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 31-CTr/TU xác định rõ các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm là: Tiếp tục củng cố vững chắc Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để xây dựng thế trận lòng dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ an ninh Tổ quôc trong tình hình mới; là biện pháp cơ bản, quan trọng để đấu tranh phòng, chông tội phạm, giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước trong tình hình mới.
Chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các hình thức tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải từ gia đình đến cộng đồng dân cư, các cơ quan, đơn vị, trường học, nhất là ở các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, tuyến biên giới. Các chủ trương, biện pháp, kế hoạch vận động Nhân dân tham gia xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phải hợp lòng dân, vừa sức dân, vì lợi ích và yêu cầu đời sống của Nhân dân, trở thành hoạt động thường xuyên của cộng đồng dân cư và từng hộ gia đình. Tổ chức Phong trào phải trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành, găn với nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị.
Phát huy hiệu quả các loại hình tuyên truyền phù hợp với tình hình hiện nay, kết hợp giữa các phương pháp truyền thống với việc ứng dụng công nghệ thông tin để Nhân dân được cập nhật thông tin kịp thời, thường xuyên về tình hình an ninh, trật tự; nâng cao cảnh giác trước âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, đối tượng phản động; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, trách nhiệm tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Tăng cường phối hợp giữa lực lượng Công an với Quân sự, Bộ đội Biên phòng, Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể. Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc theo hướng tập trung thống nhất, toàn diện; khắc phục tình trạng nhiều ban chỉ đạo cùng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự. Việc tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phải được duy trì thường xuyên hằng năm, hướng về cơ sở, thôn, bản, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà trường để đông đảo Nhân dân trực tiếp tham gia; nội dung phải thiết thực, ghi nhận, biểu dương, khen thưởng, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đấu tranh phòng, chông tội phạm và Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Quan tâm xây dựng, phát huy vai trò của lực lượng nòng cốt (bí thư chi bộ đảng, trưởng các đoàn thể, trưởng thôn, bản, người có uy tín, cốt cán và các chức sắc trong tôn giáo) làm hạt nhân, chỗ dựa của Nhân dân trong Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Lựa chọn những người có năng lực, phẩm chất, có uy tín để bổ sung vào các tổ chức quần chúng làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự; thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, kiến thức pháp luật về Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quổc cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền chú trọng chăm lo xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; kiện toàn lực lượng công an xã, phường, thị trấn, sắp xếp bố trí cán bộ công an xã, phấn đấu sau đại hội đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2020 - 2025 cơ bản bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh trưởng công an xã. Xây dựng công an xã gắn bó mật thiết với Nhân dân, thực sự là nòng cốt bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở.
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành; kịp thời động viên, khen thưởng, tuyên truyền, nêu gương người tốt, việc tốt, những kinh nghiệm hay trong Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; khắc phục những sơ hở, yếu kém trong quá trình tổ chức thực hiện.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phải đặt dưới sự lãnh đạo chỉ đạo chặt chẽ thống nhất, thường xuyên của các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở, xã, phường, thị trấn, thôn, bản, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường và gắn kết chặt chẽ với các phong trào thi đua yêu nước của các cấp, các ngành. Do đó, các cấp ủy, tổ chức đảng phải nâng cao năng lực lãnh đạo; chính quyền các cấp nâng cao hiệu lực quản lý và tổ chức thực hiện; Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể các cấp nâng cao trách nhiệm trong tổ chức xây dựng Phong trào Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc. Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức, trách nhiệm, năng lực của cán bộ đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của cán bộ, đảng viên và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự./.
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế