Để văn hoá, văn nghệ Lai Châu phát triển

Thứ sáu - 22/11/2024 07:34 182 0
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi xa, nhưng kho tàng lý luận để lại cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta về những vấn đề trọng yếu của đất nước là vô cùng quý giá. Trong đó, cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” là một tác phẩm mang tính định hướng nhận thức, dẫn dắt hành động cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa, nghệ thuật của dân tộc trong giai đoạn nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón nhận chiếc khèn Mông của bà con xã Bản Bo tặng nhân chuyến thăm Lai Châu vào tháng 7/2016
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón nhận chiếc khèn Mông của bà con xã Bản Bo tặng nhân chuyến thăm Lai Châu vào tháng 7/2016
Nội dung cốt lõi của cuốn sách

Cuốn sách dày hơn 900 trang, gồm 92 bài viết, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn báo chí, những bức thư của cố Tổng Bí thư về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Tác phẩm gồm 3 phần chính: Phần thứ nhất: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”, với 19 bài viết bài phát biểu, thư thể hiện tư tưởng nhất quán, tư duy sâu sắc, toàn diện của đồng chí về nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hoá và các lĩnh vực của văn hoá; Phần thứ hai: “Phát triển toàn diện, đồng bộ để văn hóa thật sự là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước bền vững”, với 73 bài viết, bài phát biểu thể hiện sự quan tâm và những ý kiến chỉ đạo, định hướng rất sâu sắc của Cố Tổng Bí thư đối với từng ngành, từng lĩnh vực về văn hoá, nghệ thuật, báo chí…; Phần thứ ba: “Từ luận điểm văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thực tiễn cuộc sống”, với 33 bài viết, phỏng vấn của các cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong nghiên cứu, học tập và triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, gắn với xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam.

Nói về vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa, Cố Tổng Bí thư khẳng định: “Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hóa còn thì Dân tộc còn”(1). Văn hoá là một phạm trù rất rộng, có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau với nhiều cách tiếp cận khác nhau, rất phong phú, đa dạng, song bằng lý luận sâu sắc và thực tiễn phong phú, đồng chí đưa ra cách hiểu về văn hoá rất gần rũi, cụ thể đó là: “…nói đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nghĩa tình, tiến bộ. Còn những gì xấu xa, việc làm ti tiện, đớn hèn, những hành động phi pháp, bỉ ổi... là vô văn hóa, phi văn hóa, phản văn hóa”(2), cùng những thành tố cấu thành nên văn hoá: “Văn hoá cũng bao gồm cả văn hoá vật thể (các di tích lịch sử, các công trình văn hoá, di sản văn hoá, những sản phẩm văn hoá...) và phi vật thể (ca dao, dân ca, hò vè, lễ hội; các phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, vùng miền, mỗi dân tộc, mỗi địa phương...)(3). Để minh chứng cho những nội dung phát biểu của mình, đồng chí lý giải rất cụ thể nội hàm của khái niệm “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc bao gồm trong lòng nó các mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại; kế thừa và phát triển; dân tộc và quốc tế, trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” (4). Từ đó, đồng chí đưa ra những gợi mở rất quan trọng về những yếu tố cơ bản tạo nên giá trị tốt đẹp, tiêu biểu, cốt lõi, được kế thừa và phát triển từ truyền thống dân tộc, trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như qua các kỳ Đại hội của Đảng, đó là: Hệ giá trị quốc gia gồm các yếu tố “hòa bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc”; Hệ giá trị văn hóa, gồm “dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học; Hệ giá trị gia đình: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; Chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ mới: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo...(5).

Đọc, nghiên cứu từng bài viết mới thấy nội dung của tác phẩm khắc họa sâu sắc tầm văn hóa cao rộng, là sự chắt lọc, đúc kết từ nghiên cứu lý luận sâu sắc và hoạt động thực tiễn cách mạng phong phú của đồng chí cố Tổng Bí thư; từ việc khéo léo sử dụng những dẫn chứng phong phú và sinh động để khái quát sự phát triển tư duy lý luận và khẳng định vai trò của Đảng ta về văn hoá; đến việc phân tích, làm rõ quá trình vận động, phát triển và những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam. Cố Tổng Bí thư đúc rút những vấn đề có tính quy luật khách quan, có giá trị định hướng sâu sắc về xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc trong thời kỳ mới, trọng tâm là xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam. Cuốn sách không chỉ là sản phẩm trí tuệ, tâm huyết của riêng cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mà còn là một công trình khoa học có tính chất hệ thống, có sức lay động lớn, truyền cảm hứng và niềm tin, nhân lên quyết tâm xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Lai Châu thực hiện hiệu quả chỉ đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác xây dựng và phát triển văn hoá, văn nghệ

Tháng 7 năm 2016, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu vinh dự được đón Tổng Bí thư đến thăm, trong chuyến công tác Tổng Bí thư nhấn mạnh Đảng bộ Lai Châu cần “phải quyết tâm cao hơn nữa để phát triển mạnh hơn, toàn diện và bền vững hơn, cả công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, giáo dục, chăm lo đời sống Nhân dân”(6). Những quan điểm kết tinh từ tầm vóc trí tuệ của Tổng Bí thư cùng chỉ đạo, gợi mở của đồng chí đã kịp thời động viên và tiếp thêm động lực cho Lai Châu trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, con người, hình ảnh, thương hiệu địa phương. Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định mục tiêu “bảo tồn, phát triển giá trị văn hoá bản sắc tốt đẹp của các dân tộc để xây dựng con người phát triển toàn diện”, đồng thời xác định “chương trình bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dan tộc gắn với phát triển du lịch” là một trong bốn chương trình trọng điểm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo (7); đồng thời, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị số 12-CT/TU về nâng cao chất lượng hoạt động văn học, nghệ thuật giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Kế hoạch số 281-KH/TU về thực hiện Kết luận số 84-KL/TW, ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”…

Trong những năm qua, Tỉnh uỷ, cấp uỷ các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn tỉnh; tổ chức thành công nhiều sự kiện thể thao, văn hóa, du lịch cấp quốc gia, khu vực góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất và người Lai Châu đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đạt kết quả tích cực. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, thu hút du khách chuyển từ thụ động, tự phát sang chủ động, chuyên nghiệp hơn; nhiều điểm đến hấp dẫn, nhiều bản du lịch cộng đồng của Lai Châu đã có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam. Năm 2023, bản Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ được nhận Giải thưởng du lịch cộng đồng ASEAN. Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo xây dựng giá trị con người Lai Châu với các phẩm chất cơ bản: Yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo; có ý thức tự chủ, tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, tôn trọng và chấp hành pháp luật (8). Ưu tiên các nguồn lực phát triển hạ tầng, nhất là các các thiết chế văn hóa, thể thao, nhằm nâng cao mức sống và chất lượng sống của Nhân dân góp phần khơi dậy niềm tự hào và ý chí tự lực, tự cường, khát vọng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đưa Lai Châu phát triển nhanh và bền vững.

Những ý kiến chỉ đạo trong chuyến công tác tại tỉnh Lai Châu cùng nội dung tác phẩm “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Cố Tổng Bí thư chính là cuốn “cẩm nang” quý giá cho Đảng bộ, chính quyền tỉnh Lai Châu tiếp tục có những định hướng chiến lược trong xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo nguồn lực nội sinh góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh và đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam tới tầm cao của quốc gia phát triển, vững bước trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội./.

Tác giả: Nguyễn Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5542 | lượt tải:111

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 5189 | lượt tải:115

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 6181 | lượt tải:168

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 6127 | lượt tải:130

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 7352 | lượt tải:270
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập62
  • Hôm nay25,310
  • Tháng hiện tại107,096
  • Tháng trước10,542,355
  • Tổng lượt truy cập35,136,703
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down