Phát huy truyền thống 65 năm - quyết tâm xây dựng Đảng bộ Lai Châu trong sạch, vững mạnh

Thứ năm - 09/10/2014 23:01 582 0
Trải qua 65 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ Lai Châu đã có sự lớn mạnh vượt bậc. Từ 3 đồng chí trong Ban Cán sự Đảng, 20 đồng chí trong Chi bộ Đảng đầu tiên; đến nay, Đảng bộ đã có gần 22 nghìn, với 535 tổ chức cơ sở đảng; các cấp ủy đảng đã tập trung củng cố, kiện toàn các tổ chức cơ sở đảng, 97% thôn, bản, tổ dân phố có chi bộ đảng.
Bản Lướt - nơi thành lập Ban Cán sự Đảng Lai Châu (10/10/1949)
Bản Lướt - nơi thành lập Ban Cán sự Đảng Lai Châu (10/10/1949)
Cách đấy 65 năm, khi phong trào cách mạng ở Lai Châu đã có bước phát triển nhanh chóng nhờ quá trình vận động, giác ngộ quần chúng của bộ đội Tây tiến và các đội vũ trang tuyên truyền. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Bác Hồ về xây dựng cơ sở cách mạng và tổ chức Đảng ở Lai Châu để lãnh đạo phong trào, ngày 10-10-1949, Ban Thường vụ Liên Khu uỷ 10 quyết định thành lập Ban Cán sự Đảng tỉnh Lai Châu - tổ chức tiền thân của Đảng bộ tỉnh Lai Châu ngày nay. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong đời sống chính trị của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Từ đây, phong trào cách mạng Lai Châu trở thành bộ phận khăng khít với phong trào cách mạng cả nước, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng.

Ra đời trong hoàn cảnh kháng chiến, Đảng bộ luôn ý thức việc xây dựng và phát triển Đảng là yếu tố quyết định để nhanh chóng đưa phong trào cách mạng trong tỉnh tiến kịp với phong trào cách mạng các tỉnh và cả nước. Vì vậy, ngay từ ngày đầu thành lập, Đảng bộ luôn coi trọng và tập trung công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức cũng như về đội ngũ cán bộ và phương thức lãnh đạo thông qua các nghị quyết, chỉ thị và trong lãnh đạo thực hiện.

Trong các thời điểm lịch sử có tính chất quyết định, nhất là những thời kỳ cách mạng gặp khó khăn hay đứng trước những nhiệm vụ mới, to lớn và nặng nề, công tác xây dựng Đảng về tư tưởng luôn được đặc biệt coi trọng để tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên hiểu rõ về nhiệm vụ cách mạng của cả nước và của tỉnh. Về chính trị, căn cứ vào đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng, Liên khu ủy, trong thời kỳ đầu và qua 12 kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh đều đề ra các nghị quyết về phương hướng phát triển bám sát thực tiễn của địa phương; đồng thời quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghị quyết của Đảng bộ đến cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân để triển khai thực hiện hiệu quả.

Cùng với công tác tư tưởng, chính trị, Đảng bộ luôn chú ý công tác xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức. So với các địa phương khác, tổ chức đảng ở Lai Châu ra đời muộn nên việc xây dựng hệ thống tổ chức đảng được đẩy nhanh, mạnh, nhằm đảm bảo kịp thời sự lãnh đạo toàn diện, rộng khắp và liên tục của Đảng. Trong xây dựng hệ thống tổ chức, việc phát triển đảng viên, xây dựng chi bộ đảng được đặc biệt chú trọng, nhằm xóa dần vùng trắng không có đảng viên, đảm bảo cho các cơ quan, đơn vị, bản làng đều có sự hiện diện và lãnh đạo của tổ chức đảng. Chính vì vậy về mặt tổ chức, Đảng bộ Lai Châu đã có sự lớn mạnh, trưởng thành nhanh chóng.

Từ khi mới thành lập với 3 đồng chí trong Ban Cán sự Đảng, 20 đồng chí trong Chi bộ Đảng đầu tiên, sau 14 năm (1949 - 1963) Đảng bộ đã có 4.750 đảng viên ở khắp các huyện, thị trong tỉnh. Sau hơn nửa thế kỷ vừa lãnh đạo phong trào cách mạng, vừa xây dựng và phát triển tổ chức đảng, đến năm 2003, Đảng bộ Lai Châu đã phát triển được 16 đảng bộ trực thuộc, hơn 600 tổ chức cơ sở đảng với trên 18 nghìn đảng viên. Thực hiện Nghị quyết số 22/2003/QH11 của Quốc hội khóa XI, ngày 01-01-2004, tỉnh Lai Châu được chia tách thành hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên vì thế Đảng bộ cũng được tách thành hai, trong đó Đảng bộ tỉnh Lai Châu (mới) có 10 đảng bộ trực thuộc, 204 tổ chức cơ sở đảng, 6.848 đảng viên. Sau 10 năm, với sự lãnh đạo quyết liệt của các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở, tăng cường công tác kết nạp đảng viên, phát triển tổ chức đảng và củng cố tổ chức cơ sở đảng yếu kém, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đã đạt được những thành tựu quan trọng. Đảng bộ đã kết nạp được trên 14 nghìn đảng viên, nâng tổng số đảng viên lên gần 22 nghìn, với 535 tổ chức cơ sở đảng; các cấp ủy đảng đã tập trung củng cố, kiện toàn các tổ chức cơ sở đảng, đến nay 97% thôn, bản, tổ dân phố có chi bộ đảng.

Với đặc điểm của tỉnh miền núi, địa bàn sinh sống tập trung của đồng bào các dân tộc thiểu số, việc đào tạo đội ngũ cán bộ, đảng viên người địa phương là hết sức quan trọng. Chính vì thế, từ những đảng viên người miền xuôi, đảng viên các vùng, miền khác được Trung ương, Liên khu ủy tăng cường cho Lai Châu, Đảng bộ nhanh chóng phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo những quần chúng ưu tú trong các dân tộc thiểu số, bổ sung cho hàng ngũ của Đảng. Nhờ vậy, đến năm 1963, Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã có hơn 2 nghìn đảng viên người dân tộc thiểu số và đến nay đã có trên 10 nghìn đảng viên. Qua thực tế lãnh đạo phong trào cách mạng, chất lượng hoạt động của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên ngày càng được nâng lên; thể hiện tinh thần đoàn kết, thống nhất về tư tưởng và hành động; có sức lôi cuốn, động viên đông đảo Nhân dân tham gia các phong trào cách mạng qua các thời kỳ.

Để xây dựng tổ chức đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin của các tầng lớp Nhân dân đối với Đảng và hệ thống chính trị, trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng bộ cũng rất chú trọng công tác kiểm tra, giám sát và công tác dân vận. Qua đó, góp phần củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, xây dựng khối đoàn kết các dân tộc vững chắc. 

Cùng với công tác xây dựng Đảng, 65 năm qua Đảng bộ luôn chăm lo xây dựng hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; tích cực đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ các cấp. Sau khi Đảng bộ ra đời, công tác xây dựng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng luôn được chú trọng: Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ tỉnh đã thành lập Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp, xây dựng và phát triển các đoàn thể Cứu quốc, mở rộng khối đoàn kết các dân tộc, đoàn kết đồng bào miền núi và miền xuôi… Khi miền Bắc giải phóng, bước vào giai đoạn cách mạng mới, Đảng bộ đã lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết các dân tộc dưới ngọn cờ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể quần chúng, phát huy vai trò tập hợp, động viên các tầng lớp Nhân dân tham gia các phong trào thi đua sôi nổi trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1955-1975.

Từ việc lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối, phát huy được hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của hệ thống chính quyền các cấp; cùng năng lực vận động, tập hợp của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng, xây dựng khối đoàn kết dân tộc rộng rãi, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng. Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Lai Châu đã cùng với Nhân dân cả nước làm nên những thắng lợi vĩ đại trong thế kỷ XX với chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, với thắng lợi vang dội của Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 - giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, sau 10 năm chia và điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, Lai Châu đã có những bước phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, bình quân đạt gần 13%/năm. Năm 2013 thu nhập bình quân đầu người tăng 5,6 lần, thu ngân sách địa phương tăng trên 18 lần so với năm 2004; sản lượng lương thực bình quân tăng 6,5%/năm, cơ bản bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn. Văn hóa - xã hội có nhiều khởi sắc, chất lượng giáo dục, đào tạo, hoạt động y tế, khám, chữa bệnh cho Nhân dân được nâng lên rõ rệt; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bình quân giảm 6-7%/năm, năm 2013 còn 27,22%, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên. Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững, quan hệ đối ngoại mở rộng, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.
 
3 10 14
Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XII (nhiệm kỳ 2010 - 2015)

Sự lớn mạnh không ngừng qua 65 năm phấn đấu và xây dựng, đặc biệt là sau 10 năm chia tách của Đảng bộ Lai Châu thể hiện sức sống mãnh liệt của phong trào cách mạng địa phương, theo những bước trưởng thành vượt bậc, đi lên từ không đến có, phát triển từ ít đến nhiều, dựng xây lực lượng từ yếu đến mạnh. Điều đó càng thể hiện rõ hơn với vai trò là ngọn cờ đầu dẫn dắt cách mạng Lai Châu trong mọi thời kỳ lịch sử đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của Đảng bộ vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém: Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng còn yếu; công tác chính trị, tư tưởng có lúc, có nơi chưa bám sát thực tiễn, chưa chủ động, sắc bén trong đấu tranh chống âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch; công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ có điểm còn hạn chế; công tác vận động quần chúng, kiểm tra, giám sát chưa được cấp ủy một số nơi coi trọng. Năng lực xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện chính sách cũng như quản lý điều hành và dự báo tình hình của chính quyền các cấp có nơi còn hạn chế. Hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ ở cấp cơ sở còn có những bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính còn chậm; phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị có lúc, có nơi còn hành chính hóa, cứng nhắc; phát huy dân chủ và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở có nơi còn hình thức… 

Để tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ tỉnh, trong những năm tới các cấp ủy đảng cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Một là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chính trị, tư tưởng gắn kết chặt chẽ với công tác tổ chức, cán bộ và kiểm tra của Đảng. Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn, luận chuyển cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên. Tăng cường đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới, đổi mới phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, các địa bàn trọng điểm, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trước mắt, tập trung lãnh đạo quán triệt, thực hiện tốt Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 30/5/2014 của Bộ Chính trị “Về đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng”.

Hai là, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, trọng tâm là đổi mới tư duy, nhận thức lý luận; hoàn thiện xây dựng chính quyền nhà nước các cấp; củng cố, nâng cao chất lượng các tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện đường lối, chủ trường của Đảng; lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia xây dựng hệ thống chính trị, giám sát hoạt động của cán bộ, cơ quan nhà nước.

Ba là, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, nhất là hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động chỉ đạo, điều hành. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền các cấp, đẩy mạnh phân cấp quản lý. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo cả về phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm tận tụy phục vụ Nhân dân. Triển khai nghiêm túc hơn, mạnh hơn chương trình cải cách hành chính; phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh, công khai những vụ việc tham nhũng, lãng phí.

Bốn là, đổi mới hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng theo hướng gần dân, sát dân và vì dân; mở rộng, đa dạng hoá hình thức vận động, tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp Nhân dân. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh các hoạt động về vùng sâu, vùng xa. Thực hành dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.

 
4 10 14
Văn nghệ chào mừng tại Lễ kỷ niệm 10 năm chia tách, thành lập tỉnh và đoán nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất

Phát huy truyền thống đoàn kết, thành tựu 65 năm xây dựng và trưởng thành, xứng đáng là ngọn cờ lãnh đạo cách mạng địa phương, từng cấp ủy, đảng viên cần tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng Đảng bộ Lai Châu ngày càng trong sạch, vững mạnh. Trên con đường phía trước vẫn còn nhiều gian nan, thử thách, nhưng Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Lai Châu càng quyết tâm hơn để vượt qua, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

Tác giả: Lò Văn Giàng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5218 | lượt tải:109

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4876 | lượt tải:113

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5862 | lượt tải:162

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5809 | lượt tải:127

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 7038 | lượt tải:261
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập88
  • Hôm nay20,934
  • Tháng hiện tại591,563
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,983,649
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down